Mùa thu hoạch cà phê Kon Tum
Trong hai tháng cuối năm, người dân huyện Đắk Hà rộn ràng thu hoạch những hạt cà phê chín đỏ trĩu cành.
Huyện Đắk Hà là một trong những vùng trồng cà phê ngon bậc nhất Việt Nam, nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum tầm 20 km về hướng bắc, dọc theo quốc lộ 14.
Được mệnh danh là “thủ phủ cà phê” Kon Tum, Đắk Hà có diện tích trồng cà phê trên 9.000 ha. Hầu hết các nhà vườn đều trồng cà phê do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng.
Tháng 11, 12 là mùa thu hoạch hạt cà phê tại đây. Trái ban đầu lác đác đỏ, sau hơn hai tuần thì chín hết và cũng là thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên năm nay, do ảnh hưởng mưa bão trong tháng 11, mực nước tại sông Đắk Pxi dâng cao nên một số hộ dân đã thu hái sớm để đề phòng trái rụng.
Dù vậy, người dân vẫn lạc quan vào vụ mùa với nụ cười tươi. Sáng sớm, công nhân lái xe công nông, mang bao bạt, cơm và nước uống đến vườn.
Họ căng tấm bạt lớn quanh gốc cây theo từng luống để trái không bị rơi ra ngoài. Họ vít cành, tuốt quả, với những cây cà phê cao, phải dùng ghế hoặc trèo lên cây để hái những chùm trái trên ngọn. Gần một tiếng, khi tấm bạt trải dưới gốc phủ đầy trái cà phê, người hái nhặt bỏ lá, gom trái vào trong bao và đi sang luống khác.
Những chùm hạt cà phê chín mọng đỏ trên cành. Hương vị hạt cà phê chín đỏ còn tươi thu hút khỉ đến kiếm ăn.
Cà phê là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.
Danh tiếng cà phê Đắk Hà còn được giới sành cà phê nhận định có hàm lượng cafeine mạnh, vị đậm và ít chua. Sự nguyên chất, thuần khiết đã làm nên tên tuổi, dấu ấn của cà phê Đắk Hà trên thị trường trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Nguyễn Ngọc Thái (hay Thái Bana), nhiếp ảnh gia thực hiện bộ ảnh cho biết, nhà anh cũng trồng cà phê, khoán cho công nhân hái trái theo tạ, với khoảng 70.000 – 80.000 đồng mỗi tạ. Người lao động chịu khó, một ngày có thể hái được 3 – 4 tạ quả cà phê tươi.
Tháng 6/2020, cà phê Đắk Hà được nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo đó, vùng chỉ dẫn địa lý cà phê Đắk Hà nằm ở độ cao 523 – 875 m so với mặt nước biển, gồm 11 xã, thị trấn là Đắk Mar, Ngọk Wang, Hà Mòn, Đắk Ui, Đắk La, Đắk Long, Đắk Psi, Đắk Ngọk, Ngọk Réo, Đắk Hring và Đắk Hà.
Kết thúc giờ làm, xe công nông chở các bao cà phê theo những con đường nhỏ trong vườn, bờ thửa rồi băng về nhà.
Các bao cà phê tươi được vận chuyển về nơi tập kết. Nhà nào cũng có sân phơi, vào ngày thu hoạch cao điểm, người dân còn tận dụng khoảng trống trong vườn, ngoài ngõ trải bạt ra phơi.
Người dân cào phơi cà phê phơi cho kịp nắng. Tùy theo điều kiện thời tiết, thời gian phơi có thể trên dưới 7 ngày.
Những khi trời ít nắng nhiều hộ dân đã áp dụng phương pháp sấy khô cà phê bằng lò sấy, tiết kiệm thời gian hơn.
Trái cà phê đã phơi khô được xát bằng máy để loại bỏ vỏ ngoài cho ra nhân cà phê thành phẩm. Và cuối cùng bảo quản hạt cà phê trong bao tải, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và đợi đến thời gian rang xay.
“Với người trồng cà phê ở huyện Đăk Hà, mùa thu hoạch cà phê diễn ra rộn ràng nhưng cũng lắm nỗi nhọc nhằn, vất vả. Ngày mùa còn là dịp các bạn trẻ tìm đến trải nghiệm, chụp ảnh và quay video”, Thái Bana chia sẻ.
Bộ ảnh “Sắc đỏ mùa thu hoạch cà phê” do nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Thái (hay Thái Bana) thực hiện tại chính quê hương mình là huyện Đắk Hà (Kon Tum), từ các khâu hái trái, phơi, xay và tách lấy nhân cà phê.
Vẻ đẹp thôn quê bình dị mùa thu hoạch cói ở 'ốc đảo' Hồng Lam
Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân thôn Hồng Lam (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) tất bật vào mùa thu hoạch cói. Nghề trồng cói cũng là thu nhập chính giúp người dân 'ốc đảo' bám trụ lại với làng.
"Ốc đảo" Hồng Lam, thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nằm lạc lõng giữa dòng sông Lam, tách biệt với thế giới bên ngoài. Được bao bọc bởi bốn bề là nước, chính vì thế cói ở đây rất dễ trồng.
Cói là cây trồng chủ lực, giúp người dân nơi đây bám trụ với "ốc đảo" sau những năm tháng đổ xô rời làng vì quá nghèo đói. Ở Hồng Lam trước đây có hơn 200 hộ dân sinh sống, nhưng nay chỉ còn 180 hộ.
Nghề trồng cói ở Hồng Lam rộ lên từ hàng chục năm trước. Từ những bãi đất hoang, nay có tới hơn 50ha diện tích trồng cói, tạo công ăn việc làm cho người dân độ tuổi từ 40-60.
Cói được phân thành 3 loại. Loại trên 1,65 m dùng dệt chiếu loại 1 hoặc đưa đi xuất khẩu. Loại trung bình dài 1,5 đến 1,6 m dệt chiếu cá nhân. Còn cói chết khô dùng để đun nấu hoặc lợp mái nhà.
Ở thôn Hồng Lam, được phủ xanh bởi cánh đồng cói, như một tấm thảm khổng lồ trải dài ven sông Lam. Vào mùa thu hoạch, lác đác người dân ra đồng thu hoạch tôn lên khung cảnh đồng quê bình dị.
Mùa cói ở Hồng Lam thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8 (âm lịch). Bình quân mỗi nhà có 6-10 sào (500m2/sào) trồng cói, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Mùa này thời tiết ở đây rất nắng nóng nên người dân phải thức dậy từ 4h sáng để ra đồng cắt cói và phơi giữa đồng.
Người dân Hồng Lam chia sẻ, ở thôn này đa phần chỉ còn người già nên trồng cói xem như là thu nhập giúp họ có thể bám trụ lại với thôn. Bởi những năm trước, dân bỏ làng đi biệt lập rất nhiều. Trong thôn không còn thanh niên mà chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ.
Cắt cói xong, người dân sẽ giũ cho sạch cỏ rác và tách những loại cây khác ra, sau đó gém lại thành từng bó. Cói được mang từ ruộng lên chuẩn bị cho khâu chẻ cói. Toàn bộ quá trình thu hoạch cói đều phải làm thủ công với các dụng cụ thô sơ.
Người dân dựng lều ở đồng để chẻ cói.
Công việc chẻ cói rất quan trọng. Bụi cói được cắt lên từ ruộng, qua bàn tay chăm chỉ, khéo léo của người nông dân, cói được chẻ đều, ép sơ từng cọng.
"Năm nay nhà tôi thu hoạch được khoảng 5 tấn cói, thu nhập gần 40 triệu đồng. Đây là nguồn thu chính phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân chúng tôi", ông Nguyễn Văn Phong (54 tuổi, thôn Hồng Lam) chia sẻ.
Sau khi phơi khô, cói được thương lái thu mua với giá từ 800.000 - 900.000/tạ. Đa phần đưa đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An...để bán.
Quán cà phê có nhiều góc check-in Giáng sinh ở TP.HCM Những quán cà phê ấm cúng với không gian ngập tràn không khí Giáng sinh dưới đây là điểm check-in hấp dẫn dành cho giới trẻ Sài thành. Ngoài những tuyến đường lớn, các khu phố đi bộ, nhà thờ... quán cà phê cũng là tụ điểm lui tới thường xuyên của giới trẻ ở TP.HCM. Tới đây, bạn sẽ cảm nhận được...