Tôi đón Giáng sinh sớm đẹp tráng lệ tại Kyrgyzstan
Ala Archa (Kyrgyzstan) mê hoặc tôi bởi khung cảnh băng tuyết tráng lệ, ngoạn mục. Địa hình nơi đây thuận lợi cho những ai đam mê trekking ở mọi cấp độ.
Cảnh tuyết phủ trắng ngoạn mục khiến tôi cảm giác được đón Giáng sinh sớm giữa xứ thần tiên. Ảnh: Saru.
Mùa lễ hội cuối năm là thời điểm khắp nơi trên toàn thế giới sẽ trang trí cho những cây thông Noel thật rực rỡ, lung linh. Theo truyền thuyết, Đức được cho là quốc gia khởi xướng truyền thống cây thông Noel khi những người theo đạo Thiên chúa mang cây thông vào nhà ở khoảng thế kỉ thứ 16.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều sẽ có lựa chọn sử dụng những loài cây khác nhau thuộc họ thông và cách trang trí Giáng sinh khác nhau. Ví dụ, Đức chuộng cây Abies nordmanniana, châu Âu thường chọn thông thuộc chi lãnh sam hoặc vân sam…
Chỉ 40 km từ thủ đô Bishkek đến Ala Archa (Kyrgyzstan), thiên nhiên đã ưu đãi tôi bằng một mùa đông đến sớm. Lá vàng lá đỏ dần được phủ trắng trong cơn mưa tuyết tạo nên một khung cảnh ảo ảnh lạ thường. Ảnh: Saru.
Một trong những loài cây được dùng trang trí Giáng sinh nhiều nhất bởi vẻ ngoài lộng lẫy của nó, chính là vân sam xanh Picea pungens xuất hiện dày đặc ở vườn quốc gia Ala Archa, đất nước Trung Á Kyrgyzstan.
Tôi là Saru (Nguyễn Lan Uyên), một travel blogger và tác giả sách tại TP.HCM. Đến Ala Archa vào những ngày giữa tháng 10, nơi đây đã ban tặng cho tôi một mùa Giáng sinh đến sớm.
Từ thủ đô Bishkek, mùa thu còn nhuộm vàng rực khắp mọi ngã, thì đoạn đường chỉ 40 km đến Ala Archa đã bắt đầu lún phún những hạt tuyết đầu mùa. Khi đến cổng vào vườn quốc gia, vừa bước xuống xe tôi đã há hốc mồm kinh ngạc bởi chỉ mới 1 giờ di chuyển, tuyết đã trải một tấm thảm trắng tinh và phủ sáng lóa mắt cả rừng vân sam như trong truyện cổ tích.
Video đang HOT
Từ cổng vào vườn quốc gia, tôi đã há hốc mồm kinh ngạc vì khung cảnh thần tiên. Đứng giữa rừng vân sam trắng xóa, tôi có cảm giác như mình được thu bé lại vào trong quả cầu pha lê tuyết – món quà mọi người thường tặng nhau mỗi dịp Giáng sinh. Ảnh: Saru.
Ala Archa là nơi có những ngọn núi gồ ghề, hẻm vực bí ẩn, sông băng ngoạn mục và những thung lũng đầy cảm hứng. Hai con sông nhỏ uốn quanh dãy núi là Adygene và Ak-Sai, hình thành từ sông băng tan chảy. Hẻm núi Adygene được biết đến là nơi ẩn chứa các thung lũng lộng gió, những thác nước hùng vĩ và dòng suối với sự sinh sống của cá hồi. Nơi đây cũng là thiên đường đi bộ đường dài từ dễ đến khó và có trại căn cứ cho những dân leo núi đến nghỉ ngơi và tiếp thêm lương thực.
Dòng Ala Archa màu xanh ngọc chảy ra từ sông băng len lỏi qua tấm màn trắng xóa của vườn quốc gia tạo thành khung cảnh hư ảo vô thực. Ảnh: Saru.
Trong tiếng Kyrgyzstan, “Ala” được dịch là “hỗn tạp”, “Archa” có nghĩa là “cây bách xù”, một loại cây cũng có khá nhiều nơi đây. Công viên quốc gia Ala Archa nằm trong dãy núi Ala-Too của Kyrgyzstan thuộc dãy núi Tian Shan, ở độ cao 1.500 m.
Với diện tích 200 km2, Ala Archa có đến 20 con sông băng và 50 ngọn núi lớn nhỏ vây quanh như Dvurogaya (4.380 m), Korona (4.860 m) và đỉnh cao nhất của dãy núi Ala-Too Kyrgyzstan – Đỉnh Semenov Tien Shansky (4.875 m).
Ban quản lý vườn quốc gia đang dựng yurt – loại lều du mục đặc trưng của người Trung Á. Đi theo tôi suốt đoạn đường khám phá vườn quốc gia là chú chó thân thiện của ban quản lý. Ảnh: Saru.
Khu vực này có khoảng 150 tuyến đường leo núi và đi bộ đường dài ở mọi cấp độ. Cung đường được yêu thích nhất là sông băng Ak-Sai và thác nước Ak-Sai, sẽ có biển báo đánh dấu trên đường đi nhưng bạn nên tải xuống bản đồ trên AllTrails hoặc Maps.me để đề phòng sự cố, mặc dù đường đi khá an toàn và rõ ràng cho những người đi bộ đường dài. Nếu bạn muốn chinh phục những ngọn núi, hãy thuê một người hướng dẫn đi kèm.
Cách đến Ala Archa từ Bishkek:
Từ Osh Bazaar, bạn bắt Marshrutka (xe buýt nhỏ) số 265 đến làng Kashka Suu với giá 30 som. Lưu ý Marshrutka là xe buýt chỉ chạy khi đầy xe, chứ không có giờ cố định.
Từ Kashka Suu còn khoảng 7 km để đến cổng công viên và tiếp tục 12 km nữa đến đầu đường mòn Alplagar, nơi xuất phát điểm cho việc đi bộ đường dài. Do đó, từ Kashka Suu, bạn có thể đi nhờ xe hoặc áp dụng hình thức chia sẻ taxi cùng người lạ khá phổ biến ở khu vực Trung Á. Để dễ dàng hơn, bạn nên chọn đi vào dịp cuối tuần để có lượng xe cộ đến nơi này đông đúc.
Những chiếc lá vàng dường như mỏng manh non nớt, nhưng vẫn kiên cường trụ vững trên nhánh cây nặng trĩu tuyết. Ảnh: Tô Nhung.
Những điểm đến có thể ngắm tuyết ở Việt Nam
Dưới đây là tổng hợp các địa điểm du lịch có băng tuyết ở Việt Nam mỗi dịp đông về khi xuất hiện thời tiết lạnh giá.
Sapa
Khi nhiệt độ lạnh sâu Sapa (Lào Cai) là một trong những địa điểm sớm có băng tuyết nhất ở Việt Nam. Đến Sapa vào thời điểm này các bạn trẻ và những người yêu thích du lịch đam mê tìm hiểu những hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên, sẽ được thỏa sức ngắm cảnh đẹp.
|
Du khách lên Sapa vào những ngày lạnh giá sẽ được thưởng thức những đặc sản ẩm thực nơi đây và thú vị hơn là có thể bắt gặp băng tuyết ở nhiều khu vực xung quanh như Cổng Trời, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc...
Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Đỉnh Mẫu sớn có độ cao từ 800 - 1000m, được bao quanh bởi 80 ngọn núi lớn nhỏ; thuộc địa phận hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình. Đến với Mẫu Sơn vào mùa đông, bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng những bông tuyết trắng xóa, điểm xuyến trên những ngôi biệt thự cổ thời Pháp thuộc, kết thành chùm trên những cành cây, ngọn cỏ, phủ trắng khắp nhà cửa, lối đi...
Phia Oắc (Cao Bằng)
Phia Oắc nằm tại huyện Nguyên Bình thuộc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố 73 Km. Đây là địa điểm ngắm tuyết khá lý tưởng nhưng ít du khách biết đến. Phia Oắc - Phia Đén vẫn giữ được rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, có băng tuyết về mùa đông và là nơi lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.
Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang)
Địa hình chủ yếu của huyện Mèo Vạc và Đồng Văn là núi đá vôi. Sinh hoạt nông nghiệp là trồng trọt và khai thác các loại cây dược liệu, tam thất, hồ đào...
Khi mùa đông đến nhiệt độ thường xuyên xuống thấp tại tỉnh Hà Giang khiến băng giá xuất hiện nhiều tại các vùng núi cao, trong đó phải kể đến Đồng Văn và Mèo Vạc. Ngoài trung tâm thị trấn Đồng Văn, du khách cũng có thể đến nhiều đỉnh núi cao của các xã Lũng Táo, Phó Bảng, Lũng Cú, Tả Lủng, Thài Phìn Tủng...Huyện Đồng Văn, hay Cán Chứ Phìn, Giàng Chứ Phìn, Thương Phùng, Xín Cái...Huyện Mèo Vạc để ngắm nhìn tuyết rơi và băng giá.
Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm 19/12, ở khu vực đỉnh núi Fansipan (Sa Pa) từ độ cao khoảng 2.800m trở lên đã xuất hiện băng tuyết (còn gọi là mưa đông kết). Theo một số nhân viên vận hành cáp treo, sáng 19/12, nhiệt độ ở đỉnh Fansipan xuống dưới 0 độ C khiến nước đọng trên cành cây,...