Mua thông tin doanh nghiệp từ cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt tiền
Nguyễn Lê Thanh Tú (34 tuổi) mua thông tin doanh nghiệp từ cán bộ ngân hàng, làm giấy tờ giả để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Tú cùng Nguyễn Tiến Hùng (24 tuổi), Mạc Đăng Khoa (28 tuổi) và Nền Ngọc Tuấn (23 tuổi), Phạm Xuân Huy (29 tuổi) bị Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ba cán bộ của ba ngân hàng có chi nhánh ở TP.HCM là Đoàn Lê Tri Viễn, Lê Thái Nhân và Nguyễn Thái Thịnh cũng bị Công an Phú Thọ tạm giữ.
Theo điều tra ban đầu, Tú liên hệ với Viễn để mua thông tin về doanh nghiệp như số tài khoản, thông tin cá nhân, số điện thoại, chứng minh thư nhân dân, chữ ký chủ tài khoản, sao kê lần giao dịch gần nhất… Mỗi bộ thông tin, Tú sẽ trả Viễn từ 10 đến 15 triệu đồng.
Từ đơn đặt hàng của Tú, Viễn truy cập mạng nội bộ của ngân hàng mình đang làm việc để lấy thông tin khách hàng. Thấy thu nhập tốt, Tú rủ đồng nghiệp Nhân và Thịnh cùng tham gia. Ba nhân viên ngân hàng khai đã bán 50 tài khoản của các công ty, doanh nghiệp trên cả nước cho Tú, hưởng lợi hơn 700 triệu đồng.
Tú và đồng phạm tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an Phú Thọ
Khi có hồ sơ các công ty, Tú tự đặt mua con dấu qua mạng, thu thập các ủy nhiệm chi, đơn đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking của các ngân hàng. Anh ta cũng tự giả mạo chữ ký của kế toán trưởng, chủ tài khoản các công ty trên giấy tờ để làm thủ tục chuyển khoản tiền qua hệ thống ngân hàng.
Video đang HOT
Ngày 11/10, Tú chỉ đạo Khoa sử dụng căn cước giả mang tên Nguyễn Văn Đức đến mở tài khoản cá nhân tại một ngân hàng ở tỉnh Đồng Nai để sử dụng chuyển tiền.
Tháng 11, Tú đưa cho Hùng và Huy một bộ tài liệu giả của một công ty thép gồm 5 ủy nhiệm chi, 5 giấy giới thiệu, một giấy đăng ký thay đổi dịch vụ SMS Banking. Huy và Hùng sau đó cầm chứng minh thư nhân dân giả đến ngân hàng giới thiệu là kế toán công ty để đăng ký số điện thoại nhận biến động số dư.
Đăng ký hoàn tất, Huy và Hùng tiếp tục theo chỉ đạo của Tú di chuyển về thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cùng lúc này, Khoa và Tuấn đến tỉnh Đồng Nai để chờ rút tiền.
Ngày 20/11, Tú nhận được tin nhắn SMS Banking từ ngân hàng thông báo công ty thép nhận chuyển khoản hơn 3,1 tỷ đồng. Tú lập tức chỉ đạo Huy và Hùng đến một ngân hàng ở thành phố Việt Trì điền đầy đủ thông tin trên giấy ủy nhiệm chi để chuyển tiền sang tài khoản cho Khoa. Từ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Khoa dùng tài khoản lập bằng chứng minh thư giả trước đó rút sạch 3,1 tỷ đồng.
Chiếm đoạt tiền thành công, Tú đặt vé máy bay cho Huy, Hùng về TP.HCM. Số tiền 3,1 tỷ đồng, Tú chia cho Huy, Hùng mỗi người 50 triệu đồng và Khoa, Tuấn mỗi người 100 triệu đồng.
Tú khai đã cùng đồng bọn thực hiện trót lọt 5 vụ, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng của các doanh nghiệp.
Theo Dân Việt
Các cán bộ ngân hàng phủ nhận bàn bạc với cựu bí thư Bến Cát
Khi được tòa tách riêng để xét hỏi, các bị cáo nguyên là cán bộ ngân hàng tiếp tục khẳng định mình không bàn bạc với cựu bí thư Bến Cát trước khi mua đất.
Quang cảnh phiên tòa ngày 9-12 - Ảnh: B.SƠN
Ngày 9-12, TAND tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm vụ án liên quan ông Nguyễn Hồng Khanh - 52 tuổi, cựu bí thư thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - bị truy tố vì đã mua đất của người dân thế chấp ngân hàng.
Sau khi công bố cáo trạng, HĐXX đã tách riêng các bị cáo để tiến hành xét hỏi. Đáng chú ý, cả hai cựu cán bộ Ngân hàng BIDV là Nguyễn Huy Hùng (51 tuổi) và Nguyễn Quang Lộc (49 tuổi) đều phủ nhận việc bàn bạc với ông Khanh trước khi mua bán đất thế chấp ngân hàng.
Theo hồ sơ vụ án, bà Hồ Thị Hiệp (sinh năm 1945, đã mất năm 2015, ngụ thị xã Bến Cát) cùng người thân trong gia đình thành lập hai công ty. Để sản xuất kinh doanh, từ năm 2005-2008, hai công ty này đã vay của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng. Do bà Hiệp mất khả năng chi trả nên ngân hàng đã dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý số nợ này.
Sau đó, bà Hiệp làm đơn xin ngân hàng rao bán một phần diện tích đất đang thế chấp. Các cán bộ ngân hàng xử lý nợ là Nguyễn Huy Hùng - nguyên giám đốc BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn và Nguyễn Quang Lộc - nguyên phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp - đã đồng ý cho bà Hiệp tự bán tài sản để trả nợ lại cho ngân hàng.
Thông qua môi giới, từ 2012 - 2015, vợ chồng ông Khanh đã mua nhiều lần tổng cộng hơn 18ha đất của bà Hiệp (trong đó có 2ha đất xây dựng công trình công nghiệp, còn lại là đất nông nghiệp).
Theo kết luận điều tra, hai cán bộ ngân hàng đã không tuân thủ các quy định như: không xác định giá thấp nhất để bán tài sản, không kiểm soát toàn bộ quá trình mua bán, cho phép bà Hiệp giữ lại một phần tiền sau khi bán tài sản... Hậu quả là số tiền BIDV bị thất thoát sau khi xử lý tài sản thế chấp là hơn 36,9 tỉ đồng.
Kết luận điều tra cho rằng ông Khanh đã biết và có sự "bàn bạc" với cán bộ ngân hàng khi mua tài sản nên có vai trò "tiếp sức" cho cán bộ ngân hàng phạm tội.
Theo luật sư Nguyễn Văn Quynh - người bào chữa cho ông Nguyễn Hồng Khanh, miếng đất thế chấp ngân hàng mà bà Hiệp bán cho vợ chồng ông Khanh đứng tên bà Nguyễn Hiệp Hảo, con gái bà Hiệp.
Theo lời khai của bà Hảo qua tài liệu ủy thác tư pháp từ Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), năm 2008 - thời điểm ghi trên giấy ủy quyền khi thế chấp ngân hàng, bà Hảo không về Việt Nam nên giấy ủy quyền trong hồ sơ vay ngân hàng là không hợp lệ, dẫn đến hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp có thể bị vô hiệu.
Bà Hảo thừa nhận vào năm 2015 có đồng ý để cho mẹ mình là bà Hiệp bán đất cho vợ chồng ông Khanh.
Phiên tòa dự kiến tiếp tục kéo dài đến ngày 11-12-2019.
Theo tuổi trẻ
Mua bán tài khoản cá nhân, làm giả con dấu, đánh cắp hàng tỷ đồng trong tài khoản Ngày 6-12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Thọ đã tổ chức thông báo tin kết quả điều tra ban đầu vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thu thập, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Đây là phương thức, thủ đoạn phạm tội mới lần đầu tiên xuất hiện...