Mua thiết bị cho trường học quá đắt
Sở GD&ĐT TP Cần Thơ mua khoảng 80 bộ âm thanh di động (gồm ampli, loa, micro) cho các trường tiểu học phục vụ sinh hoạt tập thể, với giá 49 triệu đồng.
Tổng phụ trách đội của Trường tiểu học thị trấn Cờ Đỏ 2 (Cờ Đỏ, Cần Thơ) Nguyễn Văn Phi loay hoay đưa đĩa vào ampli và mở nhưng ampli báo lỗi không phát ra tiếng.
Ông lấy đĩa khác đưa vào cũng không được. Còn mở micro thì âm thanh phát ra tốt. “Cái này hư không dám nhờ thợ sửa, mà phải báo Sở GD&ĐT để cho người xuống kiểm tra”, ông Phi nói. Bộ âm thanh ghi mã số MA – 705 hiệu MIPRO của Đài Loan.
Ông Phi đưa đĩa vào bộ âm thanh di động. Ảnh: Tiền Phong.
Chất lượng hạn chế
Ông Phi kể: “Lúc mới nhận về thì hoạt động tốt. Tuy nhiên, từ hôm 2/11, chào cờ đầu tuần, đưa vào đĩa hát quốc ca được nửa bài thì máy dừng lại, không hát nữa”. Ông cho biết, bộ âm thanh được Sở GD&ĐT cấp đầu năm 2014, mới sử dụng trên 30 lần, chủ yếu là sinh hoạt ngoại khóa, phục vụ công tác đoàn, đội và dã ngoại. Nếu sạc đầy pin, có thể sử dụng cả ngày.
Video đang HOT
“Trước đây, chưa có bộ âm thanh di động, hoạt động nhóm hay ngoài trời nói chuyện to học sinh mới nghe được. Còn có bộ âm thanh di động thì nói nhẹ nhàng nghe vẫn rõ và dễ tập hợp học sinh”, ông Phi nói.
Ở quận Ninh Kiều, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Quyền, cô Đinh Thị Thảo, cho biết, trường nhận bộ âm thanh trong năm học 2014-2015, đến nay sử dụng hơn chục lần, cho hoạt động nhóm, ngoại khóa. Trường còn hỗ trợ cho Đoàn phường mượn để sinh hoạt ngoài trời.
Đánh giá về chất lượng, ông Đàm Thanh Vũ là cán bộ phụ trách cơ sở vật chất và thiết bị của Phòng GD&ĐT huyện Cờ Đỏ nói “có hạn chế”. Đó là, nếu đặt 2 bộ âm thanh ở 2 phòng cạnh nhau và mở cùng lúc thì chúng hút tần số của nhau, phòng bên này nói phòng kia cũng nghe.
Ở quận Ninh Kiều, bà Phó trưởng phòng GD&ĐT Quách Thị Thu Hương cũng cho rằng, âm thanh không chuẩn, phạm vi lan tỏa ít nên chủ yếu phục vụ hoạt động nhóm.
Đắt đỏ
Phó phòng Hương cho biết, quận được Sở GD&ĐT cấp 12 bộ, gồm 5 bộ cấp năm 2013 và 7 bộ cấp năm 2015. Còn ở huyện Cờ Đỏ, theo ông Vũ, trong 3 năm trở lại đây được cấp 14 bộ cho các trường tiểu học.
Một bộ âm thanh được sở cấp xuống có giá 49 triệu đồng, trong lúc, ở thị trường, bộ âm thanh di động có mã số và nhãn hiệu tương tự được chào giá là 10,9 triệu đồng, đã bao gồm VAT 10%.
Việc đấu thầu cụ thể như thế nào, Phó giám đốc Lợi không cho biết cụ thể mà bảo “nên tìm hiểu ở các trường tiểu học”. Các trường tiểu học cũng như các phòng GD&ĐT, chỉ cho biết được Sở GD&ĐT cấp xuống, một bộ giá 49 triệu đồng nên thường gọi là “bộ 49″.
Một bộ âm thanh được sở cấp xuống có giá 49 triệu đồng, trong lúc, ở thị trường, bộ âm thanh di động có mã số và nhãn hiệu tương tự được chào giá là 10,9 triệu đồng, đã bao gồm VAT 10%.
Còn ở trường tiểu học Thuận An, phường Thuận An (Thốt Nốt) đang sử dụng bộ âm thanh di động do một phụ huynh học sinh tặng, tương tự như của Sở GD&ĐT cấp nhưng với giá rẻ hơn nhiều.
Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Mai kể, bộ âm thanh nói trên được tặng đầu năm học 2015-2016, hàng Việt Nam, giá chỉ khoảng 3 triệu đồng. “Do trường đang xây dựng nên từ đầu năm đến nay mới sử dụng 2 lần, âm thanh tốt”, Phó hiệu trưởng Mai nói.
Theo Hà Vy/Tiền Phong
Vinh danh hơn 80 dự án khoa học, kỹ thuật cho học sinh trung học
Chiều 14/1, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2015 - 2016.
Cuộc thi diễn ra trong ba ngày (12 - 14/1). Tham gia cuộc thi có 141 dự án, tăng 28 dự án so với năm trước. Trong đó có: 29 dự án về lĩnh vực Khoa học Xã hội - Hành vi, 8 dự án về lĩnh vực Máy tính, 88 dự án về lĩnh vực Kỹ thuật điện - cơ khí và 17 dự án về lĩnh vực Sinh học - Môi trường.
Hầu hết các sản phẩm mang đến cuộc thi với nhiều ý tưởng hay, sang tạo, có ý nghĩa ứng dụng, thực tiễn cao, phần đa được đầu tư công phu.
Tiêu biểu như: dự án "Thiết bị điều khiển bơm nước tự động dùng cảm biến áp suất"; dự án "Phần mềm hướng dẫn lập trình MSW logo"; dự án "Góp phần gìn giữ và phát huy di sản Ca trù trong giới trẻ học đường hiện nay"; dự án "Mô hình rào chắn đường sắt tự động"; dự án "Máy tạo mẫu công nghiệp 3D X BOT,....
Sau 3 ngày diễn ra cuộc thi, Ban giám khảo đã chấm, công nhận và trao thưởng cho 81 dự án đạt giải cuộc thi cấp tỉnh, trong đó: 6 giải Nhất, 15 giải Nhì, 26 giải Bà và 34 giải Khuyến khích.
Cuộc thi là dịp để các em được học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm ý tưởng, tư duy sang tạo và được tiếp thêm động lực để tự khẳng định mình, vận dụng những kiến thực đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, góp một phần công sức cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Sau 3 lần tổ chức cuộc thi cấp tỉnh và tham dự cuộc thi cấp Quốc gia, học sinh cấp trung học Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có 8 dự án đạt giải cấp Quốc gia, trong đó có: 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích và nhiều giải thưởng khác.
Theo giaoducthoidai.vn
Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng vụ tuồn rau 'bẩn' vào trường Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội kiến nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ hành vi của Công ty Trung Thành - đơn vị tuồn rau củ quả không rõ nguồn gốc vào 7 trường học. Xung quanh vụ hàng trăm kg thực phẩm không rõ nguồn gốc được tuồn vào các trường học tại quận Tây Hồ, Hà Nội,...