Mua tàu chiến Hàn Quốc có phải lựa chọn tối ưu cho Hải quân Việt Nam?
Thời gian gần đây, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm do Hàn Quốc chế tạo đã trở thành mặt hàng bán chạy tại khu vực Đông Nam Á.
Mua tàu chiến Hàn Quốc có phải lựa chọn tối ưu cho Hải quân Việt Nam?
Trong diễn biến mới nhất, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã “khoe” những bức ảnh đầu tiên về khinh hạm DW-3000F của nước này vừa hạ thủy tại Hàn Quốc, được biết hợp đồng trên ký vào cuối năm 2013, như vậy thời gian cho tới lúc tiếp nhận dự kiến vào khoảng 4 năm.
Ngoài ra thương vụ giữa hai bên còn có thêm điều khoản Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) sẽ chuyển giao công nghệ để Thái Lan tự chế tạo chiếc thứ hai trong nước.
Khinh hạm DW-3000F của Thái Lan do Hàn Quốc đóng mới vừa được hạ thủy
Không chỉ có vậy, trong năm 2016, Hải quân Philippines cũng công bố kế hoạch đặt mua 2 khinh hạm đa năng lớp Incheon (HDF-3000) do Tập đoàn Hyundai Heavy Industries (HHI) thi công.
Một cường quốc quân sự khác tại khu vực Đông Nam Á là Indonesia lại đặt niềm tin vào tàu ngầm Type 209 do DSME chế tạo, ngoài 2 tàu đầu tiên đóng tại Hàn Quốc, Indonesia sẽ tự đóng mới chiếc thứ ba theo công nghệ được chuyển giao.
Video đang HOT
Như vậy có thể thấy tàu chiến Hàn Quốc đang được các quốc gia trong khu vực đặt niềm tin. Giá cả phải chăng, tính năng tiên tiến, thời gian bàn giao nhanh và đặc biệt, họ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để giúp nước sở tại có thể nội địa hóa, những yếu tố trên rõ ràng mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Khinh hạm lớp Incheon (HDF-3000) của Hải quân Hàn Quốc
Đối với Việt Nam, chúng ta có nên học tập bạn bè trong khối ASEAN để hướng sự quan tâm sang tàu chiến mặt nước của Hàn Quốc?
Đây có lẽ là lựa chọn không tồi. Trong trường hợp lựa chọn tàu chiến Hàn Quốc, khả năng cao là Việt Nam sẽ được hỗ trợ đầy đủ những kỹ thuật thiết yếu.
Thiết bị điện tử do Hàn Quốc chế tạo là những loại tiên tiến nhất hiện nay như radar Sea Giraffe 4A (từ Saab Thụy Điển) hay SPS-550K (phiên bản radar SMART-S của Pháp), họ có kinh nghiệm tích hợp những khí tài do nhiều quốc gia khác nhau sản xuất một cách nhuần nhuyễn.
Bên cạnh đó, lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam cũng đã được Mỹ dỡ bỏ, chúng ta có thể tiếp cận những chủng loại đặc biệt như bệ phóng thẳng đứng Mk 41 cùng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM, hay ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 46…
Hiện tại, Hàn Quốc cũng đã có cơ sở đóng tàu tại Việt Nam, chính là liên doanh Hyundai Vinashin, đây cũng là một thuận lợi nếu chúng ta muốn nhận công nghệ đóng tàu chiến tối tân từ phía đối tác.
Theo Thời đại
Báo Nga: Việt Nam thay thế tàu tên lửa Tarantul bằng Buyan-M
Theo Sputnik, để thay thế những tàu tên lửa Tarantul khá lạc hậu, Hải quân Việt Nam sẽ mua Buyan-M - loại tàu chiến trang bị tên lửa Kalibr.
Thay thế
Tarantul là một tàu tên lửa có tốc độ cao và hỏa lực khá mạnh, vũ khí chính của tàu gồm 4 tên lửa chống hạm P-15M Termit tầm bắn 80 km, 1 pháo hạm AK-176M tầm bắn 15 km cùng 2 pháo phòng không siêu tốc AK-630M ở đuôi tàu.
Bên cạnh ưu điểm, Tarantul cũng có khá nhiều hạn chế như khả năng phòng không của tàu rất thấp do không được trang bị tên lửa đánh chặn chuyên nghiệp mà chỉ có phiên bản hải quân của tên lửa vác vai Igla-1M và độ tin cậy của 2 pháo bắn nhanh AK-630M cũng không được đánh giá cao.
Tàu tên lửa Tarantul của Hải quân Việt Nam.
Tarantul thường phát huy lợi thế của nó nhờ yếu tố bất ngờ, dựa vào tốc độ cao cùng uy lực của tên lửa chống hạm để công kích mục tiêu. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ trinh sát tầm xa thì yếu tố bất ngờ rất khó xảy ra, nếu có thì cần phải dựa vào địa hình địa vật và tính năng tàng hình.
Trong khi đó, bản thân thiết kế thủy động lực học của tàu tên lửa cao tốc Tarantul là của những năm 1970 đã cũ và không có khả năng tàng hình nên rất khó có thể khai thác yếu tố bất ngờ.
Một hạn chế khác của Tarantul là phạm vi hoạt động tương đối hạn chế, thời gian bám biển khá ngắn. Theo báo Nga, hiện có 3 ứng viên có thể thay thế tàu Tarantul Việt Nam là tàu tên lửa Buyan-M của Nga.
Ứng viên cực mạnh
Buan-M là dự án đóng tàu chiến hải quân tiên tiến nhất của Nga, mang tầm cỡ thế giới (chiếc đầu tiên biên chế năm 2013). Do đó, cho đến nay, mới chỉ có năm chiếc Buyan-M được trang bị cho Hải quân Nga, nhưng bốn tàu khác của dự án này đang được chế tạo.
Chỉ mới được đưa vào biên chế hải quân Nga không lâu (tháng 3/2013) nhưng tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ lớp Buyan-M, thuộc đề án 21631 (có lượng giãn nước vẻn vẹn 949 tấn) đã chứng tỏ một chân lý là: "Nhỏ không có nghĩa là yếu".
Chiến hạm Buan-M phóng tên lửa Kalibr.
So với tàu Tarantul của Liên Xô, tính năng và hệ thống thiết bị của tàu tên lửa đề án Buyan-M được tuân thủ theo các tiêu chuẩn tiên tiến nhất, còn vũ khí trang bị của nó được đánh giá là còn mạnh hơn so với hầu hết tàu hộ vệ hạng nặng trên thế giới.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ này đã cho cả thế giới thấy tiềm năng của mình khi từ Hạm đội Caspian giáng đòn tấn công vào các cứ điểm của tổ chức khủng bố ở Syria.
Các tàu chiến này đã phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14T của hệ thống Kalibr-NK từ vùng biển Caspian, vượt hơn 1500km, qua lãnh thổ Iran và Iraq để tấn công các mục tiêu mặt đất của IS ở Raqqa, Aleppo của Syria.
Chuyên gia Nga nhận định, sau thành công vang dội này, Hải quân Việt Nam đang nghiêm túc xem xét khả năng thay thế tàu Tarantul thời Liên Xô bằng tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ mới nhất Buyan-M của Nga. Ngoài ra, có khoảng 10 quốc gia khác cũng đang cân nhắc việc mua loại tàu này.
(Theo Đất Việt)
Báo Mỹ: Tàu ngầm Việt Nam mạnh nhất trong dòng Kilo Theo Defence News, sáu tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh nhất trong dòng Kilo bởi nó được trang bị những công nghệ hiện đại nhất so với những tàu sản xuất trước. Lúc 17h ngày 17/1 (giờ Việt Nam), tàu vận tải Rolldock Storm chở tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu đã rời Singapore lên đường về Cam Ranh (Việt Nam). Theo...