Mua smartphone cũ biết chọn máy thôi chưa đủ mà còn điều này cực kỳ đáng lưu tâm
Biết cách lựa chọn các phụ kiện đi kèm khi mua máy cũ cũng là một cách để kéo dài tuổi thọ sử dụng cho chiếc máy mà bạn vừa chọn mua.
Cáp sạc, củ sạc hàng nhái, hàng giả
Cáp sạc và dây sạc luôn là những thành phần được điều tra trước tiên trong những vụ nổ pin và điện thoại trước đây.
Nếu có thói quen mua tạm một chiếc cáp/củ sạc ở ngoài đại lý mà không quan tâm xuất xứ, rất có thể đó là hàng nhái. Khi đó, chất lượng chắc chắn sẽ không có đủ tiêu chuẩn bảo hành như hàng chính hãng.
Cáp sạc, củ sạc chính hãng nhưng kém chất lượng
Kể cả là hàng chính hãng và có con dấu chuẩn từ nhà sản xuất, vẫn có một vài lý do phụ khác mọi người cần quan tâm.
Một bộ sạc đúng chuẩn của thương hiệu nhưng không rõ dành cho thiết bị cụ thể nào vẫn có thể khiến chiếc điện thoại của bạn bị xung đột do thông số kỹ thuật không khớp hoàn toàn, gây chập mạch và quá tải điện.
Trong trường hợp đã đúng chuẩn bộ sạc gốc đi theo máy, không gì đảm bảo chất lượng của nó tồn tại mãi mãi. Độ bền có thể giảm sút theo thời gian do yếu tố khí hậu, độ ẩm, quăng quật gây hở điện, gãy vỡ…
Video đang HOT
Sạc qua đêm sai cách, sai vị trí
Về lý thuyết, các smartphone hoặc điện thoại hiện đại dùng pin Li-ion ngày nay đã được chế tạo tối ưu hóa cho việc sạc ngắt liên tục, thậm chí cả sạc qua đêm mà gần như không tổn hại hay chai pin.
Tuy nhiên, kể cả khi pin Li-ion đã thích nghi với việc sạc dài qua đêm, điện thoại vẫn có khả năng gặp xung đột phát nổ do nhiệt độ.
Khi sạc liên tục, nhiệt năng sẽ dần tích tụ, trong trường hợp bị chèn lấp và dồn ép bởi gối, chăn, đệm mềm sẽ không thể thoát nhiệt nhanh.
Nhiệt độ chính là một yếu tố “chí mạng” cho tuổi thọ và tình trạng an toàn của pin, bất kể là quá lạnh hay quá nóng.
Mua smartphone cũ liệu có nguy cơ lây Covid-19?
Virus SARS-CoV-2 có thể sống khoảng 4 ngày trên bề mặt điện thoại nếu không được khử trùng. Điều này làm dấy lên lo ngại bị lây Covid-19 khi mua các thiết bị từ tay chủ cũ.
Mua điện thoại cũ từ lâu đã là một lựa chọn khá phổ biến với người Việt Nam, đặc biệt là với đối tượng sinh viên, hay những người không quá dư dả về tài chính.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm về giá thành, các mẫu điện thoại cũ/đã qua tay sử dụng của nhiều người tiềm ẩn các rủi ro không thể thấy bằng mắt thường.
Điện thoại cũ là "ổ chứa" vi khuẩn
Cách đây không lâu, một nghiên cứu của Hugh Pennington, giáo sư về vi khuẩn học tại Đại học Aberdeen cho biết bề mặt của điện thoại trung bình bẩn gấp hơn gấp 7 lần so với bồn cầu nhà vệ sinh.
Để chứng minh cho điều này, giáo sư đã thực hiện quét một vị trí trên bồn cầu vệ sinh và phát hiện ra 220 điểm sáng, nơi có chứa vi khuẩn. Còn với một chiếc điện thoại thì con số này lên đến 1.479 điểm sáng nơi chứa vi khuẩn.
Sau khi khảo sát trên 50 chiếc điện thoại, cho thấy vi khuẩn tồn tại lâu nhất trên những thiết bị có vỏ bằng da. Loại vỏ này bẩn gấp đến 17 lần bồn cầu nhà vệ sinh.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây lan khắp toàn cầu, sự lo ngại khi điện thoại sẽ trở thành "vật trung gian" lây bệnh càng trở nên hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta.
Một nghiên cứu mới đây từ Trung tâm Khoa học sức khỏe của trường Đại học Tennessee (Mỹ) cho biết virus SARS-CoV-2 có thể sống tới 96 giờ, tức 4 ngày trên bề mặt điện thoại nếu không được khử trùng.
Điều này có nghĩa là nếu như chủ cũ của chiếc điện thoại nhiễm Covid-19, rất có khả năng nó cũng mang theo virus và lây sang những người khác nếu họ chẳng may cầm máy trên tay, hoặc khi sử dụng.
Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc người bán
Có một điều may mắn đó là chúng ta có thể dễ dàng loại trừ mối nguy hại lây nhiễm Covid-19 qua vật thể trung gian này bằng cồn y tế, khăn lau kháng khuẩn, hay thậm chí là đèn UV.
Tuy nhiên, việc đảm bảo người bán có thực hiện đầy đủ các công đoạn này không lại là cả một vấn đề nan giải.
Theo khảo sát, mặc dù các chủ cửa hàng điện thoại thường sẽ chủ động làm sạch, lau kỹ điện thoại trước khi bán tới tay khách. Tuy nhiên trong quá trình mở máy và nhập kho trước đó, không loại trừ khả năng chính những người này sẽ trở thành ca nhiễm nếu như không trang bị cẩn thận.
Cần lưu ý rằng, hầu hết các điện thoại cũ, đặc biệt là iPhone sẽ nhập về Việt Nam thông qua nguồn từ Trung Quốc - quốc gia vẫn đang có rất nhiều ca nhiễm. Một số sẽ tới thẳng tay người tiêu dùng. Số khác sẽ qua tay từ 3, 4 khâu trung gian trước khi được bày bán tại các cửa hàng.
Theo đó, mỗi khi trải qua một khâu, chiếc smartphone sẽ càng có nguy cơ bị virus SARS-CoV-2 bám lại trên bề mặt, chứa bên trong các hộp đựng, túi bọc nếu như tiếp xúc với ca nhiễm.
Dù đây không phải nguồn chính dẫn tới lây lan virus, nhưng theo tiến sĩ Simone Wildes, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại New York, người dùng vẫn nên giảm thiểu rủi ro bằng cách nên rửa tay thường xuyên, và vệ sinh điện thoại bằng khăn khử trùng, hoặc dung dịch kháng khuẩn.
Tại sao iPhone 12 sẽ không có củ sạc Bốn lý do khiến iPhone sẽ không bán kèm củ sạc: tăng lợi nhuận, giảm chi phí vận chuyển, chuẩn bị cho iPhone không cổng kết nối và bảo vệ môi trường. Hơn mười năm qua, người dùng đã quen với khái niệm mua smartphone "nguyên hộp", tức trong hộp đựng có sẵn củ sạc, cáp, tai nghe và sách hướng dẫn. Tuy...