Mưa sắt trên hành tinh ‘địa ngục’
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh vô cùng đặc biệt, nó có mưa vào buổi chiều, nhưng những hạt mưa không phải nước mà là kim loại sắt.
Kết xuất đồ họa của một hành tinh giống như WASP-76b ESO/L.CALADA
Một mặt của hành tinh vĩnh viễn là ban ngày, và nhiệt độ ở phần này lên đến 2.400oC, khiến toàn bộ kim loại ở bề mặt bốc hơi.
Tuy nhiên, kim loại bốc hơi sau đó đã bị gió cường độ mạnh cuốn đi đến mặt còn lại của hành tinh, nơi luôn đắm chìm trong đêm đen lạnh lẽo. Tại đây, hơi kim loại, cụ thể là sắt, nguội đi và kết tụ thành những hạt sắt rơi xuống bề mặt hành tinh.
Video đang HOT
“Có thể nói rằng hành tinh này đổ mưa vào các buổi chiều, nhưng mưa ở đây không phải nước mà là hạt sắt”, theo Space.com dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư David Ehrenreich của Đại học Geneva (Thụy Sĩ).
Hành tinh xuất hiện mưa sắt chính là WASP-76b, ở cách Trái đất khoảng 640 năm ánh sáng, ở chòm sao Song Ngư.
Tình hình thời tiết vô cùng đặc biệt đã xảy ra vì “mặt ngày” của hành tinh luôn đối mặt với sao trung tâm, còn “mặt đêm” vĩnh viễn chẳng thấy ánh sáng mặt trời, giống như trường hợp của mặt trăng của địa cầu.
Theo phân tích, mặt của hành tinh đối diện với sao trung tâm phải hứng chịu lượng bức xạ gấp nhiều ngàn lần từ sao trung tâm so với bức xạ của mặt trời đối với Trái đất. Áp lực quá lớn đã xé toạc các phân tử kim loại sắt thành nguyên tử và dẫn đến bốc hơi.
Phát hiện "hệ mặt trời" cổ đại có 2 hành tinh khổng lồ kinh dị
Thợ săn hành tinh TESS của NASA vừa phát hiện 2 thế giới địa ngục mới thuộc về một ngôi sao già cỗi mang tên TOI-1130.
Cả 2 hành tinh mang tên TOI-1130b và TOI-1130c đều là 2 hành tinh khí khổng lồ, đồng dạng với Sao Mộc. Thế nhưng trái với Sao Mộc khá lạnh và đầy mây phủ, 2 hành tinh này thực sự là những địa ngục với nhiệt độ hoàn toàn không phù hợp cho sinh vật sống.
Sau phát hiện ban đầu của TESS, các nhà thiên văn từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã dùng một số hệ thống kính viễn vọng mặt đất như Pan-STARSS, TRAPPIST-South và SMARTS để thu thập thông tin rõ ràng hơn về 2 hành tinh đáng sợ này.
Minh họa về hệ thống TOI-1130 - ảnh: SCI-NEWS
TOI-1130b có kích cỡ tương đương Sao Hải Vương, một năm ở đó chỉ bằng 4,1 ngày trên trái đất bởi nó rất gần với sao mẹ, vòng quay rất ngắn. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 527 độ C.
TOI-1130c "nguội" hơn một chút nhưng vẫn đủ chết chóc: 364 độc C, quay quanh sao mẹ mỗi 8,4 ngày. Thế giới này có kích thước 0,97 lần Sao Mộc nhưng bán kính tới 1,5 lần.
Còn ngôi sao mẹ TOI-1130 là một ngôi sao cổ đại có tuổi đời lên đến 8,2 tỉ năm tuổi, tức già hơn mặt trời của chúng ta khoảng 3 tỉ năm tuổi. Đó là một ngôi sao loại K7 có kích thước nhỏ hơn mặt trời khoảng 32%.
Dạng hệ hành tinh này được coi là hiếm gặp trong vũ trụ. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu về nó thông qua các kính viễn vọng mặt đất cũng như nhờ sự trợ giúp của Kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA), thiết bị có thể bắt được các tín hiệu khí quyển của TOI-1130c.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
A. Thư
Phát hiện hành tinh 'địa ngục' có mưa sắt kỳ lạ Chuyên trang khoa học Futurism gọi hành tinh WASP-76b là "địa ngục" bởi những cơn mưa sắt kỳ lạ. Theo Futurism, các nhà khoa học hôm 11/3 công bố phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có bầu khí quyển cực kỳ giàu chất sắt. "Bầu khí quyển giàu sắt đến nỗi những cơn mưa ở đây cũng đều là sắt",...