Mua sắm bằng AR trên thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 12/12
Các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 12/12, trong đó ứng dụng nhiều công nghệ nâng cao trải nghiệm mua sắm.
Lazada và Shopee đang gấp rút chuẩn bị tung ra các chương trình thu hút khách hàng trong lễ hội mua sắm cuối cùng của năm, ngày 12/12. Tương tự những lễ hội mua sắm trước, nhiều voucher mua hàng và các sản phẩm giảm giá sẽ được tung ra.
Để tạo sự khác biệt, năm nay Shopee lập ra một khu phố mua sắm ảo trên ứng dụng. Theo nền tảng này, đây là nơi giúp người dùng cảm nhận rõ niềm hân hoan, sôi động của ngày lễ lớn với khu phố mua sắm ảo, các gian hàng trang trí theo chủ đề sinh nhật cùng nhiều cơ hội săn ưu đãi giảm đến 50% từ hơn 14 thương hiệu nổi tiếng gồm SkinCeuticals, Panasonic, Oppo, La Roche-Posay, Innisfree…
Thực chất, ứng dụng tạo ra một giao diện 2D, sắp xếp các gian hàng của mỗi thương hiệu trong một giao diện phẳng. Khách hàng quan tâm sản phẩm có thể click vào để xem.
Bên cạnh đó, nền tảng này tiếp tục đưa ra giải pháp mua sắm Shopee BeautyCam. Đây là công cụ AR cho phép người mua thử các sản phẩm làm đẹp như kem nền, kem che khuyết điểm, giúp tìm được sản phẩm với màu sắc phù hợp nhất. Có hơn 1.000 món hàng được áp dụng nền tảng AR này khi mua sắm.
Các loại kem khác nhau sẽ được “tô” lên gương mặt khách theo thời gian thực để người dùng lựa chọn phù hợp trước khi mua.
Khách hàng có thể thử bằng cách cho ứng dụng truy cập camera. Ứng dụng sẽ dùng hiệu ứng trang điểm các loại kem nền trực tiếp lên gương mặt người dùng để tham khảo trước khi mua.
Video đang HOT
Trước đây, nền tảng này đã từng ứng dụng AR để tư vấn về da cho khách hàng.
Tại sự kiện 12/12, các nền tảng thương mại điện tử thu hút khách bằng nhiều chương trình khuyến mại khác nhau.
Lễ hội mua sắm của Lazada diễn ra từ ngày 12/12 đến 14/12/2021. Ngoài sự kiện mua sắm lớn thường niên, nền tảng cũng hưởng ứng Tháng khuyến mại tập trung quốc gia được khởi xướng bởi Bộ Công Thương.
Lazada sẽ tung ra những ưu đãi lớn nhất năm, với sản phẩm có thể giảm tới 90%. Bên cạnh đó, Lazada tăng cường hàng triệu voucher miễn phí giao hàng mỗi ngày đến người dùng toàn quốc, áp dụng cho đơn hàng từ 49.000 đồng.
Sàn này cũng phát hành voucher tích luỹ, một dạng phiếu mua hàng được tích luỹ dần qua các lần thu thập khuyến mại, dùng giảm giá khi mua hàng. Đồng thời, sẽ có các chương trình hoàn lại một số tiền nhất định khi mua sắm trong dịp lễ hội.
Vào những khung giờ nhất định, các voucher mua hàng cũng được tung ra có giá trị 60.000, 120.000 và 1.200.000 đồng.
Trong thời gian này, các ngân hàng và ví điện tử cũng đưa ra nhiều voucher hoặc khuyến mại cho khách thanh toán bằng hệ thống của họ.
Người mua có thể kết hợp đồng thời 5 loại voucher giảm giá cho 1 đơn hàng để mua sắm tiết kiệm nhất gồm: voucher tích lũy, voucher miễn phí giao hàng, voucher giảm giá từ Lazada, mã giảm giá từ nhà bán hàng và mã giảm giá từ ngân hàng, ví điện tử đối tác.
Trong khi đó, Shopee giới thiệu nhiều sản phẩm giảm sâu đến 50%, miễn phí vận chuyển cho nhiều đơn hàng cùng cơ hội trúng xe hơi và chia kho xu 12 tỷ đồng. Các đối tác như Standard Chartered, HSBC, Vietcombank, VPBank, Visa… cũng tham gia khuyến mại.
Từ ngày 29/11 đến ngày 12/12, ShopeeFood sẽ có các món ăn đồng giá 1.000 đồng. Đồng thời, giảm giá lên đến 122.000 đồng với số lượng không giới hạn từ các thương hiệu nổi bật trong ngày 12/12.
Tương tự Lazada, Shopee phối hợp với Bộ Công Thương và Sở Công Thương TP.HCM về mặt truyền thông để tổ chức chương trình Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021, diễn ra từ ngày 15/11/2021 đến 1/1/2022. Theo đó, người dùng Shopee có thể tìm mua những sản phẩm giảm giá sâu lên đến 90%.
Thương mại điện tử Việt Nam khác thế nào với Trung Quốc và Amazon?
Hệ sinh thái buôn bán trực tuyến tại Việt Nam có những đặc trưng riêng rất đặc thù so với Amazon hay nhiều nước trong khu vực.
Trong buổi gặp với truyền thông mới đây, ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh Ninja Van Việt Nam, nhận được câu hỏi về sự khác biệt giữa thương mại điện tử trong nước so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Về vấn đề này, ông Dũng cho hay thương mại điện tử Việt Nam và các nước trong khu vực có những điểm chung như mức độ tăng trưởng nhanh, cả người mua lẫn người bán đều thích nghi tốt với xu hướng và công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có 3 điểm khác biệt rất đặc thù.
Dây chuyền phân loại hàng hoá bên trong kho của hãng vận chuyển thương mại điện tử.
Đầu tiên, tỷ trọng thanh toán COD (Cash On Delivery - giao hàng rồi mới đưa tiền) tại Việt Nam tương đối cao, ở mức 90-95%. Chỉ có khoảng 5-10% người mua hàng trên thương mại điện tử trong nước thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Singapore có thể lên đến 95-99%.
Do tỷ lệ COD cao như vậy nên nảy sinh một số vấn đề trong việc vận hành. Ví dụ, người mua không phải trả tiền trước nên khi hàng chuyển tới có khi họ không nhận. Hoặc người tài xế nhận tiền, giữ tiền của khách nên đẻ ra nhiều chuyện rắc rối.
Thứ hai, số lượng nhà bán nhỏ lẻ tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao so với sàn thương mại điện tử và nhà bán quy mô lớn. Theo ông Dũng, Amazon hay các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc thường nhập số lượng hàng lớn về kho rồi bán lại cho người tiêu dùng. Trong khi đó, mô hình này không phổ biến tại Việt Nam.
Hiện nay, thị trường buôn bán online tại Việt Nam được chia đôi. Một nửa đơn hàng thuộc về nhà bán nhỏ lẻ có quy mô từ 5-20 đơn hàng/ngày, nửa còn lại do sàn giao dịch và nhà bán lớn nắm giữ.
"Nhìn một góc độ nào đó, người Việt Nam có tinh thần tự làm doanh nhân, tự tạo nghề nghiệp cho mình", ông Dũng ví von.
Theo ông Dũng, việc này kéo theo một số yếu tố tích cực khác. Chẳng hạn, vì thị trường quá cạnh tranh nên một số nhà bán quy mô lớn tại Việt Nam chuyển hướng sang bán ở Indonesia, Thái Lan, Philippines... Đã có trường hợp doanh nghiệp Việt nhập hàng từ Trung Quốc để bán qua Philippines.
Đặc trưng thứ ba của thương mại điện tử Việt Nam là hệ sinh thái đa kênh rộng lớn. Hiện nay, cả người bán lẫn người mua đều có thể giao dịch trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ người bán có thể bán trên Facebook cá nhân, tạo nhóm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, hoặc bán trên Shopee, Lazada. Ngoài ra, họ cũng có thể tự lập website hay ứng dụng riêng để bán hàng. Điều này dẫn đến hệ thống buôn bán đa kênh (omni channel) tại Việt Nam phát triển rất mạnh.
"Có thể nói không có nước nào có hệ sinh thái bán hàng trực tuyến đầy đủ và đa dạng tính năng như vậy", ông Dũng kết luận.
Chịu tác động của đại dịch Covid-19, Samsung vẫn giữ vững vị thế số 1 tại Việt Nam và APAC Củng cố vị trí dẫn đầu không chỉ tại thị trường Việt Nam và cả APAC, Samsung còn chễm chệ top 1 về doanh số trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc đối mặt với đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng...