Mua sách giáo khoa, sách tham khảo đầu năm học: Phụ huynh vẫn… rối bời
Năm học 2022-2023 đã qua một tuần nhưng nhiều phụ huynh tại TPHCM vẫn chạy đôn chạy đáo tìm mua sách giáo khoa (SGK) cho con.
Trái lại, thị trường sách tham khảo và đồ dùng học tập lại ‘trăm hoa đua nở’ với chất lượng và giá cả khác nhau khiến phụ huynh băn khoăn.
Học sinh chọn mua sách tham khảo tại Nhà sách Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM) vào ngày 8-9. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Khan hiếm sách giáo khoa
Ngày 8-9, có mặt tại Nhà sách Hải An (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), anh Lê Minh Hải (phụ huynh có con học lớp 5 Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh) cho biết, anh đã đăng ký mua SGK cho con tại trường và được phát SGK từ cuối năm lớp 4. Tuy nhiên, khi vào năm học mới, tất cả SGK và tập vở con đều để ở lớp nên ba mẹ muốn mua thêm một bộ SGK cho con xem bài trước ở nhà. “Tôi đã đi 3 nhà sách trên đường Nguyễn Thị Minh Khai nhưng ở đâu cũng nói không còn SGK môn Toán lớp 5. Nhà sách Hải An chỉ còn sách Tiếng Việt tập 2, Khoa học và Mỹ thuật nên tôi mua trước, định sẽ đi thêm vài nơi nữa để mua đủ bộ SGK cho con”, anh Minh Hải nói. Theo quan sát của phóng viên, quầy SGK chỉ còn đủ bộ đối với lớp 1, 2, 3 và 6 (thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), các lớp còn lại chỉ rải rác vài môn học. Riêng đối với lớp 4, 8 và 11 – ba khối lớp sẽ triển khai cuốn chiếu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vào năm sau, không còn SGK ở bất kỳ môn học nào.
Tương tự, tại Nhà sách Đà Nẵng (đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh), SGK lớp 4 chỉ còn quyển Tiếng Việt tập 2. Đối với lớp 8 và 11, kệ SGK trống trơn, chỉ còn sách tham khảo và vở bài tập thực hành các môn học. Liên hệ nhân viên bán hàng, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Trong kho chỉ còn SGK lớp 1, 2, 3, 6 vì là hàng mới nhập về, các lớp còn lại đã bán hết trước ngày khai giảng và sẽ không nhập thêm về bán nữa”.
Tại Cửa hàng sách và thiết bị trường học (đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1), rất đông phụ huynh tìm mua SGK cho con. Chị Thảo Trang (phụ huynh có con năm nay học lớp 8 Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1) cho biết, gia đình từ quê lên TPHCM vào ngày 4-9. Để mua đủ bộ SGK cho con, chị đã đi nhiều nơi, mỗi nơi chỉ mua được 1-2 cuốn. “Nghe các bạn của con nói ở đây có bán SGK nên tôi tìm đến nhưng chỉ mua được hai môn Sinh học và Lịch sử. Được cuốn nào hay cuốn đó, hai ngày cuối tuần hai mẹ con sẽ đi tìm tiếp để mua đủ bộ SGK”.
Tình hình chung của nhiều hệ thống nhà sách lớn trên địa bàn TPHCM, là SGK các lớp 1, 2, 3, 6 còn khá nhiều, trong khi các khối còn lại chỉ rải rác vài môn học. Nhiều phụ huynh cho biết đã tìm đến kênh mua hàng trực tuyến của Hệ thống nhà sách Fahasa nhưng ở vài khối lớp, người mua phải đăng ký trọn bộ SGK, dao động 9-13 cuốn (tùy khối lớp) mới có đủ sách hai môn Toán và tiếng Việt, vì sách bán lẻ theo môn chỉ còn một số môn như Khoa học, Lịch sử – Địa lý, Mỹ thuật, Đạo đức…
Học sinh chọn mua sách tham khảo tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM). Ảnh: HOÀNG HÙNG
Video đang HOT
“Ma trận” sách tham khảo
Trong khi SGK khan hiếm nguồn cung dù năm học mới đã bắt đầu thì thị trường sách tham khảo lại nhộn nhịp với hàng chục đầu sách cho mỗi môn học. Trong đó, chỉ tính riêng hai môn Ngữ văn và Toán, mỗi khối lớp có 5-10 đầu sách tham khảo khác nhau. Trong vai phụ huynh tìm mua sách tham khảo môn Ngữ văn lớp 9 cho con, chúng tôi được nhân viên Nhà sách Phương Nam (đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp) tư vấn hơn 10 đầu sách khác nhau. Giá thành các đầu sách dao động 40.000-70.000 đồng/cuốn, một số sách có hình thức trình bày, mục lục gần giống nhau khiến phụ huynh hoa mắt.
Tương tự, tại Nhà sách Lạc Xuân (đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp), chị Ngọc Thu (phụ huynh có con đang học lớp 5) cho biết: “Cô giáo chủ nhiệm gợi ý ba mẹ mua thêm sách tham khảo môn Tập làm văn cho con đọc thêm ở nhà để làm giàu thêm vốn từ ngữ khi viết bài văn tả cảnh, nhưng không chỉ định cụ thể sách của tác giả nào. Tôi đứng cả buổi trời, lựa ra được 2 cuốn của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM nhưng không biết mua cuốn nào vì mục lục gần như giống nhau, cách trình bày cũng tương tự”. Theo nhân viên Nhà sách Hải An (quận 1), sách tham khảo luôn có nguồn cung dồi dào vì phụ huynh và học sinh có nhu cầu mua quanh năm. Riêng đối với các lớp 1, 2, 3, 6 và 10, sách tham khảo được biên soạn theo hướng dùng chung cho cả 3 bộ SGK triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là “Chân trời sáng tạo”, “Cánh diều” và “Kết nối tri thức với cuộc sống” nên không kén người mua.
Đối với bộ đồ dùng học tập đi kèm theo môn học, ghi nhận tại các hệ thống nhà sách cho thấy giá cả rất chênh lệch. Đơn cử, Bộ thực hành môn Toán lớp 2 theo chương trình mới có giá 322.000 đồng/bộ, trong khi đó Bộ thiết bị thực hành môn Toán lớp 2 chương trình cũ chỉ có giá 61.000 đồng/bộ. Đáng nói, cả hai bộ đồ dùng đều do Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học TPHCM phát hành. Ngoài ra, trên thị trường có nhiều bộ đồ dùng học tập khác nhau với chất liệu, mẫu mã đa dạng, dẫn đến giá cả cũng muôn hình vạn trạng. Do đó, phụ huynh nên dựa vào điều kiện kinh tế sẵn có để chọn mua sản phẩm phù hợp túi tiền, không cần thiết mua sản phẩm quá đắt nhưng không phù hợp nhu cầu sử dụng của học sinh.
Khó khăn trong lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng
Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022 bàn về các vấn đề trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và kế hoạch năm học 2022-2023.
Chiều 22-6, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sau gần hai năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT mới tổ chức hội nghị với sự tham gia đông đủ của các đại biểu.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay đầu tháng 8 hằng năm Chính phủ sẽ chủ trì hội nghị triển khai đầu năm học. Dịp này, Thủ tướng sẽ có chỉ đạo cho toàn ngành. Để chuẩn bị cho hội nghị này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề.
"Trong hai ngày, chúng ta sẽ cùng nghe báo cáo sơ bộ về kết quả năm học và định hướng năm học mới, các chuyên đề liên quan đến kỳ thi THPT và các chuyên đề quan trọng liên quan đến công tác của năm học" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết đang đề xuất HĐND chi mua khoảng 100.000 đầu sách hỗ trợ cho các trường. Ảnh: HUỲNH HẢI
Mỗi tỉnh một bộ sách riêng, khó xã hội hóa
Sau khi nghe báo cáo đánh giá kết quả năm học 2021-2022 và kế hoạch năm học 2022-2023, giám đốc các sở đã có nêu những ý kiến và các vấn đề khó khăn tại địa phương.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết hiện mỗi tỉnh, thành có một bộ sách riêng nên không thể xã hội hóa. Việc biên soạn, in ấn cũng rất khó khăn.
Sở GD&ĐT TP.HCM đã nhiều lần tham mưu UBND TP nhưng chưa đưa ra được giải pháp. Ông Hiếu cho biết mới đây UBND TP có hướng xin ý kiến HĐND chi kinh phí mua khoảng 100.000 đầu sách. TP.HCM sẽ tổ chức đấu giá sau đó đưa vào các thư viện cho các học sinh học.
Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, nêu ý kiến vấn đề tinh giản biên chế. Ông Bình cho rằng với chỉ tiêu tinh giản biên chế hằng năm, Hà Giang rất khó khăn trong việc thu hút giáo viên tại những khu vực khó khăn.
Ngoài ra, giám đốc các sở cũng nêu các kiến nghị về việc tăng học phí theo Nghị định 81, thanh tra trước kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, chuẩn bị cơ sở cho các thí sinh mắc COVID-19...
"Trong lịch sử giáo dục, chưa có cuộc cải cách, đổi mới nào đối với giáo dục phổ thông toàn diện, sâu sắc và nhiều thách thức như lần này".
Đổi mới giáo dục toàn diện và sâu sắc
Phát biểu trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao vai trò của Sở GD&ĐT của 63 tỉnh, thành. Bộ trưởng cho rằng việc triển khai Chương trình giáo dục mới 2018 thành hay bại chính là nhờ các thầy cô giám đốc các sở. Thầy cô chính là những người thi công, tạo ra sự đổi mới.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận xét trong năm học qua, ông đánh giá rất cao quá trình chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn. Các sở đã rất trách nhiệm, sáng tạo, chủ động và tận tâm trong công việc.
Theo bộ trưởng, công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông đã đi được nửa chặng đường. Công cuộc thay sách giáo khoa chỉ còn tập trung cao điểm nhất hai năm tới. Vì vậy, hội nghị cần xem xét chỉnh sửa để hoàn thành chặng đường còn lại.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn diện đối với giáo dục. Trong đó hai việc lớn đang thực hiện là Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 và tự chủ giáo dục đại học.
"Trong lịch sử giáo dục, chưa có cuộc cải cách, đổi mới nào đối với giáo dục phổ thông toàn diện, sâu sắc và nhiều thách thức như lần này" - Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, lần đổi mới này sâu về cả triết lý, tư tưởng, định hướng chứ không đơn thuần chỉ là kỹ thuật và nội dung. Ngành giáo dục đang cơ cấu và sắp xếp lại toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình đổi mới được thực hiện với tốc độ cuốn chiếu rất nhanh. Ngành giáo dục thực hiện đổi mới với sự kỳ vọng vô cùng lớn của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và nhân dân.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định đổi mới có rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, định hướng được xem là linh hồn của đổi mới là đề cao phát triển con người.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng thành bại cũng nằm ở vấn đề phương pháp dạy và học.
Bộ trưởng đề nghị Vụ Tiểu học và trung học rà soát chương trình rút gọn trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Qua đó xem chương trình hiện nay có thể rút gọn nội dung gì trên cơ sở khảo sát tình hình ở các địa phương. Tinh chỉnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Về vấn đề chọn sách giáo khoa, Bộ trưởng yêu cầu lựa chọn theo đúng quy định và chú ý tôn trọng ý kiến chuyên môn của các cơ sở. Kiểm tra xem tình hình thực hiện chỉ thị vừa ban hành về sách giáo khoa.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HUỲNH HẢI
Tùy tình hình địa phương để chia sẻ việc tăng học phí
Đối với việc tăng học phí, Bộ trưởng cho biết thực hiện theo Nghị định 81 là định hướng. Các tỉnh lên phương án, tùy tình hình địa phương để chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các địa phương về công tác in sao bảo mật đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT phải an toàn, đúng kế hoạch. Đồng thời chuẩn bị tốt cho năm học mới với sự đồng thuận tối đa của địa phương.
Trường mua hộ sách giáo khoa, trọn bộ 'bia kèm lạc', phụ huynh nào dám không mua Những sản phẩm 'bia kèm lạc' như sách bài tập, sách tham khảo, thiết bị học tập sẽ được đi kèm và rất có thể nhà trường sẽ là những nhà tư vấn cho phụ huynh mua. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đang được triển khai ở các cấp học phổ thông với chủ trương "một chương trình, nhiều bộ...