Mua quá nhiều vải ăn không kịp thì lấy ra làm ngay món này để dành vài tháng ăn vặt hay nấu chè vẫn cực ngon
Vào mùa vải, có vô số món ăn thức uống được chế biến từ loại trái cây này. Nhưng đơn giản hơn cả, bạn hãy làm món vải sấy để dành ăn dần nhé!
1
Sơ chế vải
Vải bóc bỏ vỏ sau đó cho vào một bát nước. Đổ lượng nước thích hợp vào nồi, thêm 2-3g muối vào đun sôi sủi tăm. Sau đó đổ vải vào chần trong 1 phút rồi vớt ra. Thấm khô quả vải.
Bóc bỏ hạt vải, tách lấy phần cùi rồi để riêng ra bát.
2
Sấy vải
Cho tất cả cùi vải lên vỉ nướng có lót giấy nến rồi cho vào lò nướng.
Sấy vải ở 100 độ C trong khoảng 10 giờ. Trong quá trình sấy, thỉnh thoảng lật mặt để vải được khô đều.
Vải sau khi sấy có màu ngả vàng, hơi ẩm và không quá khô.
Thành phẩm:
Video đang HOT
Vải sấy khô là một cách làm đơn giản để có được một món ăn vặt ngon miệng, tốt cho sức khỏe. Cách làm này giúp bảo quản trái vải được lâu hơn với chi phí thấp nhất. Đặc biệt, trong thời điểm vải chín rộ thì bạn hãy tranh thủ mua vải để được những trái vải tươi ngon với giá thành rẻ nhé.
Lưu ý: Nếu trong những ngày trời nắng to, bạn cũng có thể phơi vải thay vì sấy trong lò nướng.
Vải sau khi sấy được bảo quản trong túi hoặc lọ kín. Nếu muốn để lâu hơn thì hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Để làm được món vải sấy như công thức trên thì bạn sẽ chi phí khoảng 25.000 đồng mà thôi.
Vải đang vào mùa, nhà lại có nồi chiên không dầu mà không tận dụng làm món ăn vặt này thì phí cả nồi các chị em ơi!
Vải đã vào mùa rồi. Nếu có nồi chiên không dầu, chị em hãy tận dụng ngay để làm món vải sấy ngon miễn chê.
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Vải chín 1kg
2. Muối 1 ít
Từ cuối tháng 5 trở đi chính là khoảng thời gian vải vào vụ thu hoạch. Những ngày này, khi đi chợ hoặc đi siêu thị, chắc hẳn chị em cũng đã thấy vải xuất hiện ở các sạp hàng hoa quả rồi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho chị em cách làm món vải sấy cực đơn giản bằng nồi chiên không dầu!
Vải đầu mùa chưa quá chín, rất phù hợp để làm món vải sấy đấy!
Cách làm vải sấy bằng nồi chiên không dầu
Vải sấy (Ảnh minh họa)
Để món vải sấy đạt độ ngon chuẩn, bạn nên chọn mua những trái vải vừa chín tới, lớp vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều, gai nhẵn. Không nên chọn những quả vải mà trên lớp vỏ có nhiều đốm đen, vì đó là dấu hiệu của những quả đã bị thối hay chín nẫu. Ưu tiên chọn những quả còn dính vào cành, lớp vỏ tươi và căng tròn.
1
Sơ chế vải
Sau khi mua vải về, bạn hãy dùng kéo cắt quả vải khỏi phần cành. Tuy nhiên, chị em cũng đừng nên cắt sát cuống vải quá, chừa lại 1 đoạn cuống dài khoảng 0.5cm là được.
Khi cắt vải, bạn không nên cắt hết phần cuống, chừa lại 1 đoạn cuống dài khoảng 0.5cm như thế này là được.
Cắt xong, bạn rửa sạch vải với nước rồi ngâm trong hỗn hợp nước muối pha loãng khoảng 10-15 phút. Sau đó vớt vải ra, rửa lại với nước một lần nữa rồi để ráo.
2
Luộc vải
Cho vào nồi khoảng 600ml nước, đun sôi. Khi nước sôi sùng sục, bạn đổ phần vải đã rửa sạch vào và luộc trong khoảng 2 phút. Sau đó, vớt vải ra và để ráo.
Chị em chỉ nên luộc vải trong khoảng 2-3 phút thôi nha!
3
Sấy vải
Đầu tiên, bạn cần làm nóng nồi chiên trước khi sấy vải bằng cách bật lò ở mức nhiệt 180 độ C trong vòng 5 phút. Làm nóng xong, bạn xếp vải vào và sấy 8 lần ở mức nhiệt: 80 độ C trong 30 phút. Sau mỗi lần sấy bạn lại kéo nồi ra và đảo đều vải một lượt để vải được sấy khô đều.
Như vậy, tổng thời gian sấy là 4 tiếng.
Sau lần sấy thứ 8, chị em sẽ thấy vải héo lại và có màu nâu như thế này!
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món vải sấy khô rồi! Thời gian sấy hơi lâu nhưng về cơ bản, thao tác sơ chế và chế biến rất đơn giản, chị em chỉ cần bật nồi là xong! Vải sấy khô có phần thịt vải mềm dai và vị ngọt sắc, rất ngon.
Cách bảo quản vải sau khi sấy khô
Vải sấy khô có thể dùng để nấu chè, pha trà hoặc ăn trực tiếp như một món tráng miệng, món ăn vặt đều được. Trong trường hợp bạn sấy vải với số lượng nhiều để ăn dần, vậy thì có thể tham khảo cách bảo quản vải sấy khô sau đây:
Vải sấy khô (Ảnh minh họa)
- Để vải nguội hoàn toàn. Sau đó, bạn ước lượng số lượng vải sấy/lần sử dụng rồi cho phần vải đó vào túi nilon/túi zip và buộc kín.
- Cuối cùng, bạn dồn các túi vải nhỏ vào trong một chiếc túi lớn, buộc kín miệng túi, để nơi khô ráo, thoáng mát.
Với cách làm này, bạn có thể sử dụng vải từ 6 tháng đến 1 năm.
Vải sấy khô có tốt hơn vải tươi hay không?
Tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng của vải tươi - vải sấy sau đây, chắc hẳn chị em sẽ không còn băn khoăn nữa.
Thành phần dinh dưỡngVải tươiVải sấy khô
Nước82%5%Chất xơ
1.5gr - 1.7gr chất xơ/100gr vải tươi.
3gr - 3.4gr chất xơ/100gr vải sấy khô. Nhờ lượng chất xơ cao mà vải sấy khô thường được các chị em đang ăn kiêng "ưu ái" hơn vải tươi.ĐườngVải tươi có lượng đường Glucozo cao, kết hợp cùng lượng nước lên tới 82% sẽ khiến đường dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, gây béo.
Lượng đường này sẽ tăng 25 - 50% khi vải được sấy khô.
VitaminVải tươi chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra, vải cũng chứa vitamin D và vitamin B.
Nhiệt độ sấy vải tương đối thấp hơn so với các loại trái cây khác, do đó lượng vitamin không hề bị mất đi trong quá trình sấy khô vải.
Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu của chính mình trong mùa này. Tuy nhiên, dù ăn vải tươi hay vải sấy khô, bạn cũng đừng quên rằng đây là loại quả chứa hàm lượng đường lớn, có thể gây tăng cân, nóng trong người và đặc biệt không có lợi cho người bị bệnh tiểu đường.
Chính vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều vải tươi/vải sấy trong 1 lần nếu không muốn bị tăng cân hoặc mặt nổi đầy mụn.
Cách làm ngô (bắp) nướng bằng nồi chiên không dầu đơn giản, hấp dẫn Ngô (bắp) nướng là một món nướng ưa chuộng của các tín đồ nghiền ăn vặt. Cùng vào bếp thực hiện món ngô (bắp) nướng bằng nồi chiên không dầu thật đơn giản, hấp dẫn, ăn hoài mà không béo bạn nhé! Nguyên liệu làm Ngô (bắp) nướng mỡ hàn Bắp 3 trái Hành lá 40 gr Dầu ăn 3 muỗng canh Muối...