Mùa lạnh, chủ động ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp
Thời tiết lạnh, nhất là khi nhiệt độ chênh lệch trong ngày khá lớn, sáng sớm và chiều tối rét sâu, những người có bệnh mạn tính, nhất là người già và trẻ nhỏ, sức đề kháng kém hơn thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật ( virut, vi khuẩn, vi nấm). Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, bộ phận hô hấp đầu tiên bị ảnh hưởng là đường hô hấp trên gây nên viêm mũi, họng, xoang… từ đó, nhiễm khuẩn có thể lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí, phế quản, phổi rất nguy hiểm.
Những dấu hiện cần biết
Tùy nhiễm khuẩn đường hô hấp (NKĐHH) trên hay dưới mà có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau.
- NKĐHH trên (viêm mũi, xoang, họng, viêm thanh quản cấp) biểu hiện hay gặp là: sốt, sổ mũi, hắt hơi, ho, khạc đờm, ngứa họng hoặc đau họng khi nuốt, nói khàn. Kèm theo ho có thể khạc đờm: đờm có thể trong, hoặc ban đầu trong sau đó chuyển sang vàng, xanh… Ở trẻ em có thể xuất hiện khó thở, nặng hơn có thể xuất hiện dấu hiệu tím môi, đầu chi; vật vã kích thích, vã mồ hôi. Khám thực thể thường thấy niêm mạc mũi, họng sung huyết, viêm đỏ, nề, tăng tiết nhầy, amidan sưng to, hoặc có các hốc mủ… Xét nghiệm công thức máu có thể thấy thay đổi số lượng và công thức bạch cầu. NKĐHH trên nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng có thể dẫn đến NKĐHH dưới và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Đeo khẩu trang khi đi ra đường là biện pháp hiệu quả phòng tránh các bệnh NKĐHH.
Video đang HOT
- Các bệnh NKĐHH dưới rất đa dạng (viêm phổi, viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, giãn phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn) với triệu chứng phổ biến gồm sốt, ho, khạc đờm, khó thở và đau ngực. Đặc điểm đờm tùy theo bệnh và căn nguyên vi sinh gây bệnh: viêm phế quản cấp thường gặp khạc đờm ở giai đoạn viêm long; viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn và giãn phế quản đợt cấp thường gặp số lượng đờm tăng và thay đổi màu sắc đờm; căn nguyên NKĐHH dưới do virut thường khạc đờm trong; căn nguyên do vi khuẩn thường khạc đờm đục và có các màu sắc khác nhau. Khám thực thể tùy theo các bệnh mà có thể thấy các ran rít, ran ngáy, ran ẩm (trong viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế quản), ran nổ (trong viêm phổi cấp). Các biến chứng của NKĐHH dưới có thể gặp như suy hô hấp, tràn dịch, tràn khí màng phổi, trụy tim mạch… Dựa vào đặc điểm thay đổi công thức máu và tổn thương trên Xquang có thể gợi ý căn nguyên vi sinh gây bệnh để định hướng điều trị. Xét nghiệm đờm (nuôi cấy hoặc xác định gen…) nhằm xác định căn nguyên vi sinh gây bệnh.
Làm gì khi bị NKĐHH?
Khi bị NKĐHH, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Cần chú ý điều trị các triệu chứng như hạ sốt, điều trị nghẹt mũi, bổ sung nước điện giải, có chế độ dinh dưỡng tốt… Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cần theo dõi sát những diễn biến của bệnh, nếu bệnh nặng lên phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để có các biện pháp điều trị và xử trí kịp thời. Nguyên tắc điều trị chung của NTĐHH là điều trị nguyên nhân, điều trị các triệu chứng và các biến chứng nếu có. Đối với NTĐHH trên: nếu do nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Nếu định hướng đến căn nguyên do virut thường chỉ điều trị các triệu chứng. Đối với NKĐHH dưới: dựa vào đặc điểm lâm sàng, thay đổi công thức máu, tổn thương trên Xquang phổi để định hướng căn nguyên vi khuẩn và lựa chọn kháng sinh thích hợp (còn gọi là điều trị kháng sinh ban đầu theo “kinh nghiệm”).
Theo dõi đáp ứng lâm sàng, Xquang để thay đổi kháng sinh thích hợp. Điều trị triệu chứng và dự phòng các biến chứng cũng rất quan trọng: dùng thuốc hạ sốt, long đờm, giãn cơ trơn phế quản, bổ sung nước, điện giải… Đối với bệnh nhân viêm phổi, thầy thuốc cần đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh để đưa ra tiên lượng và quyết định bệnh nhân điều trị ngoại trú, nội trú hay ở Khoa Hồi sức tích cực. Các yếu tố để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân viêm phổi gồm: tuổi, tiền sử mắc các bệnh phối hợp hay các dấu hiệu lâm sàng nặng, tổn thương trên Xquang rộng, tràn mủ màng phổi
Mô hình cấu trúc Rhinovirus – Thủ phạm gây NKĐHH.
Ai dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp? Những người có các yếu tố sau dễ mắc NKĐHH: trẻ đẻ non, nhẹ cân hay trẻ không được bú sữa mẹ; trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương; trẻ mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh; những người có suy giảm miễn dịch: mắc các bệnh mạn tính (hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, bệnh ác tính dùng corticoid kéo dài…). Những người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào hoặc sống trong môi trường luôn tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào (hút thuốc thụ động). Những người nghiện rượu, môi trường sống ô nhiễm khói, bụi (khói than tổ ong, khói bếp, sống gần nhà máy khói bụi hay sản xuất các hóa chất độc hại) hay nơi ở chật chội, ẩm thấp… Người có chế độ dinh dưỡng kém, lao động nặng, nhọc cũng rất dễ mắc NKĐHH.
Theo dân trí
Dị ứng nước hoa - Không thể xem thường!
Nước hoa là một trong những mỹ phẩm được dùng nhiều nhất và có sức lôi cuốn mạnh nhất. Với nhiều người, nước hoa là vật bất ly thân, bởi nó đem đến cho họ sự tự tin, lôi cuốn và quyến rũ. Nhưng, thứ nước thơm đầy ma lực này nhiều lúc cũng đẩy các tín đồ của nó vào tình thế dở khóc dở cười với những nổi mẩn ngứa khắp người, thậm chí cả những cơn hen, mà chúng ta vẫn gọi là dị ứng.
Một lọ nước hoa nho nhỏ nhưng chứa tới gần 800 hợp chất, trong đó có tới 100 loại (như carbon monoxide (CO), axeton, chì hoặc benzen, xạ hương...) có thể gây dị ứng. Tuy có ghi tên các hoạt chất sử dụng trong sản phẩm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đó chỉ là "làm phép", bởi nhà sản xuất đều giữ kín những nguyên liệu chính như một bí quyết tạo nên thương phẩm của hãng. Và rất có thể, chính những "bí quyết" đó là thủ phạm gây dị ứng cho người dùng. Trong số những chất gây dị ứng, thì dầu là thủ phạm số 1.
Hóa chất độc hại trong nước hoa phát tán rất nhanh trong không khí, nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc hít thở hoặc qua tiếp xúc với da. Ban đầu là tấn công vào các tế bào da, dần dần, những thành phần này sẽ ảnh hưởng đến cả các cơ quan bên trong cơ thể. Khi bị dị ứng, nạn nhân sẽ mắc các triệu chứng phổ biến như: đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, ngứa mắt, chóng mặt. Trường hợp cá biệt, nhất là những người sử dụng nước hoa dài ngày có thể bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, chứng hay quên, bệnh ung thư. Nếu là người có làn da nhạy cảm, bị hen, hoặc mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp khác, thì việc tiếp xúc với nước hoa sẽ càng gây ra những tác động nguy hại hơn nhiều so với người bình thường.
Ngoài những tổn thương trên, nước hoa còn là thủ phạm tàn phá làn da của người dùng với các bệnh phổ biến là viêm da tiếp xúc cấp tính hoặc mạn tính và sạm da. Trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc cấp tính hoặc mạn tính, người bệnh thấy ngứa, cảm giác dấm dứt khó chịu xảy ra ngay tức thì hoặc sau vài giờ hay muộn hơn. Da bị đỏ, đôi khi có phù nề, nổi mụn nước, bọng nước. Sau vài ngày hoặc vài tuần, các thương tổn sẽ nhạt màu dần, nếu có mụn nước thì sẽ bị trợt, sau đó đóng vảy tiết và cuối cùng là lành sẹo. Trường hợp viêm mạn tính, da thường bị đỏ, khô, dày và bong. Các viêm da loại này thường khỏi sau khi không tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nếu bị sạm da, việc điều trị rất lâu khỏi.
Để nước hoa thực sự là người bạn đồng hành tuyệt vời trong cuộc sống, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về loại mỹ phẩm đặc biệt này.
Nếu bạn là người hay bị dị ứng, hãy kiểm tra nước hoa trước khi mua. Một vài giọt lên phần hõm của khuỷu tay có thể giúp bạn biết là da mình có hợp với loại nước hoa đó không.
Nên giữ nước hoa ở chỗ kín, mát và nhớ xem kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì trước khi mua và dùng nước hoa.
Ngay cả các loại nước hoa bạn vẫn quen dùng có thể thay đổi theo thời gian và những chất gây dị ứng mới có thể xuất hiện, vì thế khi sử dụng, tốt nhất không để nước hoa tiếp xúc lên da.
Theo dân trí
Viêm họng dẫn đến mất tiếng Tôi thường xuyên bị đau họng, lần này tôi bị đau đến mất cả tiếng. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết mất tiếng như vậy là bệnh gì, làm thế nào để chữa bệnh mất tiếng? Thanh quản là cơ quan tạo âm trong quá trình phát âm, rối loạn giọng là dấu hiệu thường gặp nhất khi có bệnh lý...