Mưa là nguyên nhân có thể dịch chuyển các ngọn núi?
Các nhà khoa học mới đây đã chỉ ra rằng lượng mưa và tốc độ xói mòn chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự di chuyển của các ngọn núi.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học chỉ ra rằng lượng mưa và xói mòn đóng vai trò trong sự thay đổi của núi.
Vai trò của mưa và khí hậu đối với những biến đổi của núi đã được tranh luận trong nhiều thập kỷ. Nhiều quan điểm cho rằng mưa làm xói mòn các ngọn núi, làm thay đổi địa hình của một dãy núi, và thậm chí cả kiến tạo của nó, nhưng mối liên hệ này rất khó chứng minh.
“Trước đây, nhiều bài báo đã tập hợp các bộ dữ liệu lớn và tìm thấy các mối quan hệ từ mối tương quan chặt chẽ đến không có mối tương quan giữa lượng mưa và tốc độ xói mòn. Tuy nhiên, vấn đề với các nghiên cứu cho rằng có mối tương quan chặt chẽ ở chỗ không đưa ra cơ chế vật lý về lý do tại sao lượng mưa lại ảnh hưởng đến xói mòn như vậy”, Byron Adams, nhà khoa học Trái đất và nghiên cứu viên tại Đại học Bristol, cho biết.
Để thiết lập mối liên hệ giữa các kiểu khí hậu và tỷ lệ xói mòn, các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại và lập bản đồ chính xác các hạt cát thạch anh trên các sườn núi miền trung và đông Himalaya ở Bhutan và Nepal.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật xác định niên đại mới dựa trên phép đo chính xác của một nguyên tố hiếm, Berllyium-10, trong các mẫu thạch anh.
Adams cho biết thêm: “Berllyium-10 được tạo ra trong thạch anh khi bức xạ vũ trụ, chủ yếu là neutron, từ không gian đi qua bầu khí quyển và chạm vào hạt nhân của nguyên tử ôxy-16 hoặc Silicon-28 trong khoáng chất. Khi sự tương tác này xảy ra, nguyên tử bị vỡ hoặc tách ra và các nguyên tố mới được hình thành bao gồm Berllyium-10″.
Video đang HOT
Berllyium-10, hay Be10, là một dạng Berllyium rất hiếm, vì vậy các nhà khoa học có thể tin tưởng rằng sự hiện diện của nó trong thạch anh là thước đo của cái được gọi là “sự hình thành vũ trụ”.
“Bởi vì chúng tôi biết thông lượng bức xạ vũ trụ và tốc độ tạo ra 10Be trong thạch anh, chúng tôi có thể sử dụng kỹ thuật này để theo dõi thời gian”, Adams nhấn mạnh.
Nói cách khác, bằng cách đếm số nguyên tử Be10, các nhà khoa học có thể đo được thời gian cát thạch anh đã tiếp xúc ở bất kỳ nơi nào trên sườn núi và thung lũng.
Để thực hiện các phép đo tốc độ xói mòn, các nhà khoa học cần chiết xuất một lượng rất nhỏ Berllyium-10 từ cát sông và đo nó rất chính xác bằng khối phổ kế.
Đối với nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kết hợp các phép đo tốc độ xói mòn chính xác của họ với dữ liệu về lượng mưa và độ cao, sau đó sử dụng các mô hình số tinh vi để làm rõ.
Phân tích cho phép nhóm nghiên cứu cô lập ảnh hưởng của lượng mưa đến tỷ lệ xói mòn. Bước đột phá này đã giúp các nhà nghiên cứu cải thiện độ chính xác của các mô phỏng cho quá trình kiến tạo núi.
Adams nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng nếu sử dụng hiểu biết mới của mình về cách các con sông phản ứng với lượng mưa, có thể hạn chế chính xác hơn hình dạng và vận tốc của các đứt gãy đang hoạt động ở Bhutan”.
Trong khi các nhà nghiên cứu có thể xác nhận ảnh hưởng của lượng mưa đối với xói mòn và hoạt động kiến tạo cục bộ trên dãy Himalaya, Adams cho rằng còn nhiều việc phải làm để hiểu được phạm vi thực sự của hiện tượng này.
“Câu hỏi vẫn còn là: Liệu đây có phải là một sự thay đổi đủ lớn để thúc đẩy dòng chảy của lớp vỏ?” Adams đặt vấn đề.
Các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang tiếp tục làm việc để mở rộng phân tích của họ trên toàn bộ dãy Himalaya và sử dụng những phát hiện mới để cập nhật các mô hình rủi ro về lở đất, vỡ đập và trượt đứt gãy.
Nga gọi mưa giúp giải tỏa hạn hán tại Crimea
Theo Sputnik, để giải tỏa cơn khát trong đợt hạn hán lịch sử tại Crimea, Nga vừa tiết lộ kế hoạch tạo ra những trận mưa nhân tạo.
Để thực hiện kế hoạch, chính quyền Nga tại Crimea công bố gói thầu trị giá khoảng 345.000 USD cho việc gây mưa nhân tạo. Thông cáo mời thầu của Ủy ban Chính sách Crimea trên cổng thông tin công bố.
Theo yêu cầu, tổng thời gian bay của máy bay không thấp hơn 25 giờ bay, cung cấp lượng mưa nhân tạo trên bán đảo Crimea ít nhất bằng 15% lượng mưa hàng tháng, theo mùa.
Phun hóa chất tạo mây và mưa.
Người đứng đầu Crimea, Sergey Aksenov cho biết, khí hậu năm 2020 tại Crimea khô hạn nhất trong hàng chục năm trở lại đây
Để tạo mây và mưa nhân tạo, các nhà khoa học phun hóa chất vào đám mây để làm giảm nhiệt độ, đồng thời cung cấp thêm nhiều hạt nhân ngưng tụ hơi nước khiến quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn.
Những hóa chất thường dùng là bạc iodua (AgI), kali iodua (KI), carbon dioxide rắn (đá khô), propane lỏng (C3H8). Chúng được đưa vào trong đám mây nhờ máy bay có người lái, tên lửa điều khiển từ xa hoặc các thiết bị phát tán trên mặt đất.
Các nhà khoa học cho biết, một trong những vấn đề lớn nhất đối với các chương trình gieo mây là xác định tính hiệu quả của nó. Ngay cả với các kỹ thuật hiện đại của các cường quốc, vẫn rất khó phân biệt hiện tượng mưa xảy ra theo quá trình tự nhiên hay do kỹ thuật gieo mây.
Mặc dù lĩnh vực khoa học làm biến đổi thời tiết đã có những cải thiện đáng kể trong 5 thập kỷ qua, nhưng vẫn có những giới hạn nhất định trong việc sử dụng công nghệ gieo mây để tạo ra mưa.
Nói cách khác, con người vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để hoàn thiện được khả năng này.
Dù có thể giúp giải tỏa cơn khát nhưng hợp chất AgI dùng để tạo mây là một loại hóa chất độc hại. Động vật tiếp xúc quá nhiều với AgI có thể gây nên tình trạng thiếu máu hoặc ngộ độc muối bạc.
Do đó, nhiều người lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi phun hóa chất này vào trong không khí. Họ cho rằng, nếu sử dụng kỹ thuật tạo mưa nhân tạo thường xuyên, hóa chất AgI sẽ bắt đầu tích lũy trong cơ thể thực vật và động vật.
Kỹ thuật gieo mây cũng có thể dẫn đến một số nguy cơ khác. Ví dụ, các hóa chất phun vào đám mây bay theo hướng gió. Vì vậy, những vùng đón gió nhận được mưa nhiều hơn. Trong khi đó, các khu vực khác sẽ nhận được lượng mưa ít hơn.
Chỉ với 120 nghìn đồng, du khách có thể vào công viên này để đào kim cương Nếu may mắn tìm thấy một viên kim cương tại đây, bạn hoàn toàn có quyền sở hữu chúng. Kim cương luôn được biết đến là một loại trang sức có giá trị đắt đỏ. Việc khai thác và chế tạo kim cương không phải là điều gì dễ dàng. Thế nhưng, có một nơi trên thế giới này cho phép người dân...