Mùa khô nước sông Mekong cao bất thường: Tai họa cho cả lưu vực
Trung tâm Stimson mới đây đưa ra các bằng chứng cho thấy nước sông Mekong ở thời điểm bắt đầu mùa mưa năm nay cao hơn khoảng 1,4m so với mức trung bình trong hơn 100 năm qua do các đập thủy điện đầu nguồn xả nước.
Một nhánh sông Mekong đoạn qua hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Các chuyên gia cho biết mực nước cao bất thường vào đầu mùa mưa năm nay tiềm ẩn những rủi ro cho hệ sinh thái và cả đời sống kinh tế của người dân ở lưu vực sông Mekong.
Nhiều tác động tiêu cực
Tại một hội thảo trực tuyến về mực nước sông Mekong do Trung tâm Stimson (một tổ chức nghiên cứu uy tín của Mỹ) tổ chức ngày 27-6, các chuyên gia dẫn dữ liệu cho biết lưu vực sông Mekong có lượng mưa cao hơn trung bình trong mùa khô vừa kết thúc.
Cụ thể, từ ngày 25-4 đến 1-5, hai đập thủy điện lớn nhất của Trung Quốc là Nọa Trát Độ và Tiểu Loan đã xả lượng nước ước tính khoảng 3,7 tỉ m 3, tương đương gần 10% tổng lượng nước của 45 con đập lớn nhất, và khiến lượng nước ở hạ nguồn dâng cao.
Trong toàn tháng 5-2022, sông Mekong nhận thêm khoảng 6 tỉ m 3 nước từ các đập thủy điện mà phần lớn là của Trung Quốc.
Tổng lưu lượng nước trên sông trong tháng 5-2022 là 22,8 tỉ m 3, cao hơn lưu lượng mức trung bình khoảng 9 tỉ m 3. Tháng 5-2022 là tháng dung tích dòng chảy của sông Mekong cao thứ 2 kể từ năm 1910.
Theo các chuyên gia, nước sông cao trong mùa khô đã và sẽ tiếp tục gây tác hại xấu cho hạ lưu trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.
Tại Campuchia, khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước Stung Treng vốn chỉ bị ngập trong vài tháng mùa mưa thì hiện nay việc xả nước trong mùa khô đã khiến khu vực này bị ngập nước hầu như quanh năm.
Tại hội thảo, chuyên gia Ian Baird (khoa địa lý, ĐH Wisconsin-Madison) kể người dân địa phương ở tỉnh Stung Treng nói với ông rằng 95% các loại cây bụi nhỏ gần sông đã chết do ngập úng.
Với những cây lớn hơn, tỉ lệ chết cũng đã gần 50%, đe dọa nghiêm trọng đến một hệ sinh thái độc đáo đã được quốc tế ghi nhận.
Chưa hết, cây chết còn tác động lớn đến các loài chim làm tổ trên cây và ảnh hưởng đến cá tra – loài cá ăn lá và quả rụng từ cây rừng trong rừng ngập mặn vào mùa mưa.
Chuyên gia Ian cho biết không có gì phải nghi ngờ về việc rừng ngập nước ở Stung Treng là do việc xả nước của đập thủy điện. Ông đề nghị cần giảm xả nước trong mùa khô để hạn chế bớt các tác động đến hệ sinh thái, nếu không, tác động đã xấu hiện nay sẽ trầm trọng hơn.
Trả lời Tuổi Trẻ về ảnh hưởng của việc các đập thủy điện trên sông Mekong xả nước vào mùa khô đối với Đồng bằng sông Cửu Long, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết việc các đập xả nước đột ngột trong mùa khô làm cho một số loài thủy sản bắt lầm tín hiệu của dòng sông khi tưởng đã đến mùa đẻ trứng, mùa di cư. Tôm cá sinh sản xong thì không phát triển được vì sự xả nước kết thúc. Đến mùa lũ thật thì tôm cá không còn trứng để sinh sản nữa.
Video đang HOT
Tìm giải pháp phù hợp với mỗi địa phương
Bên cạnh sự kiện của Trung tâm Stimson, ngày 28-6 Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức một tọa đàm về giải pháp bảo vệ sông Mekong với sự tham gia của các chuyên gia Mỹ và Việt Nam.
Mở đầu buổi thảo luận, tiến sĩ Văn Phạm Đăng Trí, viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Trường đại học Cần Thơ (Viện DRAGON), chỉ ra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, trong đó có tác động do con người như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm, sụt lún…
Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác nước từ thượng nguồn, tác động của nước biển dâng và biến đổi khí hậu.
Ông Trí cho rằng để hỗ trợ sự phát triển thịnh vượng và bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long, cần có định hướng của Chính phủ.
Định hướng này đã có và thể hiện qua nghị quyết 120 và các hoạt động cụ thể. Để giải quyết các thách thức của đồng bằng một cách tốt nhất, cần có sự tham gia của nhà khoa học với những nghiên cứu mang tính căn cơ.
Ông Trí nhấn mạnh điều quan trọng là nghiên cứu khoa học này sau đó phải được truyền thông, phổ biến và ứng dụng tại địa phương. Ông kể một cách làm hiện nay của Trường đại học Cần Thơ là ký hợp tác với các địa phương và mời gọi các doanh nghiệp cùng tham gia để hỗ trợ sự phát triển của địa phương.
Với các vấn đề như sụt lún đất, khai thác cát… gây tác động nghiêm trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long, theo ông Trí, cần được thảo luận rộng rãi với sự tham gia của các sở, ban ngành liên quan và người dân để đi đến những giải pháp thực tiễn và phù hợp.
Chẳng hạn, không thể nói người dân ngừng khai thác nước ngầm khi mà một số địa phương hiện chưa có nước sạch.
Ông Matthew E. Anderson, nhà khoa học về sinh học của Cơ quan khảo sát địa chất Hoa Kỳ, đồng tình với những ý kiến của ông Trí.
Ông Anderson cho biết tùy theo đặc điểm kinh tế của địa phương – dựa vào trồng trọt, chăn nuôi… – mà sự phụ thuộc vào nước ngầm của các địa phương là khác nhau.
Mức độ dễ tổn thương và khả năng thích ứng của người dân tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ học vấn, sự hỗ trợ thích ứng của các tổ chức xã hội, ban ngành. Ở Việt Nam và Campuchia, nhìn chung khả năng thích ứng và thay đổi của người dân còn thấp.
Tại tọa đàm, các chuyên gia đều đồng tình rằng những giải pháp cho sông Mekong phải là những giải pháp đa ngành, đa phương, giữa các quốc gia, tổ chức trong nước, trong khu vực và quốc tế, bên cạnh những giải pháp song phương.
Cần trao đổi thông tin khi xả nước
Ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, cho rằng sự minh bạch và trao đổi thông tin là giải pháp tốt nhất. Trung Quốc nên có thông báo rõ ràng khi nào sẽ xả nước để khu vực hạ nguồn chuẩn bị ứng phó.
Theo ông Eyler, các nước ở hạ nguồn cũng cần có các hệ thống cảnh báo sớm, theo dõi mực nước của các hồ chứa để đưa ra cảnh báo sớm cho người dân. Hiện nay, hệ thống cảnh báo miễn phí Mekong Dam Monitor Alert có thể có dữ liệu để cảnh báo trước 24 giờ.
Bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mekong
Ngư dân ở phía bắc Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mekong, theo các nhà khoa học từ quốc gia Đông Nam Á này và Mỹ.
Ngư dân Moul Thun, 42 tuổi, bắt được con cá đuối gai độc khổng lồ dài gần 4 m, nặng khoảng 300 kg vào tối 13/6 gần hòn đảo xa trên sông Mekong ở vùng Stung Treng, theo tuyên bố hôm 20/6 từ Wonders of the Mekong - dự án nghiên cứ hợp tác Campuchia - Mỹ.
Nhóm nghiên cứu cho biết kỷ lục cá nước ngọt lớn nhất thế giới trước đó là một con cá da trơn khổng lồ sông Mekong nặng 293 được phát hiện tại Thái Lan năm 2005.
Gây sửng sốt
Sau khi bắt được con cá đuối lớn chưa từng thấy, ông Moul Thun đã báo cho nhóm các nhà khoa học của Wonders of the Mekong - những người đã công bố rộng rãi công việc bảo tồn tự nhiên của mình trong các cộng đồng dọc bờ sông.
Chỉ trong vài giờ, các nhà khoa học nhanh chóng có mặt sau cuộc gọi lúc nửa đêm, và họ không khỏi ngạc nhiên và thích thú với con vật được phát hiện.
Con cá đuối khổng lồ được phát hiện hôm 13/6 gần đảo Koh Preah, trên sông Mekong ở phía bắc Campuchia. Ảnh: Wonders of the Mekong.
"Khi nhìn thấy một con cá có kích thước như thế này, đặc biệt là ở nước ngọt, bạn khó có thể tin nổi. Mọi người trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều rất sửng sốt", Zeb Hogan, người đứng đầu Wonders of the Mekong, nói với AP trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến từ Đại học Nevada tại Reno.
Trường đại học này đang hợp tác với Cơ quan Quản lý Thủy sản Campuchia và USAID, cơ quan phát triển quốc tế của chính phủ Mỹ.
Hy vọng mới
Về định nghĩa, cá nước ngọt là những loài sống hoàn toàn ở nước ngọt, trái ngược với các loài sinh vật biển khổng lồ như cá ngừ vây xanh và cá marlin, hay cá di cư giữa nước ngọt và nước mặn như cá tầm beluga khổng lồ.
Ông Hogan nói rằng việc bắt được con cá đuối nói trên không chỉ thiết lập một kỷ lục mới.
"Việc cá vẫn có thể đạt được khối lượng lớn như thế này là một dấu hiệu đầy hy vọng cho sông Mekong", ông Hogan nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng tuyến đường thủy này đã phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường.
Sông Mekong chảy qua các nước bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Con sông là ngôi nhà của một số loài cá nước ngọt khổng lồ nhưng áp lực môi trường đang gia tăng. Đặc biệt, các nhà khoa học lo ngại kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn trong những năm gần đây có thể phá vỡ nghiêm trọng bãi đẻ trứng của các sinh vật.
"Cá lớn trên toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chúng là những loài có giá trị cao và mất nhiều thời gian để sinh trưởng. Vì vậy, nếu bị đánh bắt trước khi trưởng thành, chúng sẽ không có cơ hội sinh sản", ông Hogan nói.
"Rất nhiều loài cá lớn đang di cư, vì vậy chúng cần những khu vực rộng lớn để sống sót. Những tác động từ như môi trường sống bị chia cắt do các đập thủy điện, hay hoạt động đánh bắt quá mức, gây ảnh hưởng lớn tới chúng. Vì vậy, khoảng 70% cá nước ngọt khổng lồ trên toàn cầu đang bị đe dọa tuyệt chủng, bao gồm tất cả loài ở sông Mekong", nhà khoa học này nói thêm.
Nhóm các nhà khoa học tới hiện trường đã gắn một thiết bị vào gần đuôi của con cá đuối khổng lồ để phục vụ cho hoạt động theo dõi, trước khi thả nó trở lại môi trường sống tự nhiên. Dữ liệu từ thiết bị này có thể mang lại những quan sát chưa từng có về hành vi của cá đuối khổng lồ ở Campuchia.
"Có rất ít hiểu biết về cá đuối khổng lồ. Tên của nó, thậm chí cả tên khoa học, đã thay đổi nhiều lần trong 20 năm qua", ông Hogan nói. "Loài cá này được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á, nhưng chúng tôi hầu như không có thông tin gì về nó. Chúng tôi không biết về lịch sử ra đời của nó. Chúng tôi không biết về hệ sinh thái, các mô hình di cư của nó".
Trong bức ảnh chụp ngày 14/6, nhiều người vây quanh con cá đuối nước ngọt trước khi con vật được thả về môi trường sống tự nhiên trên sông Mekong ở tỉnh Stung Treng, Campuchia. Ảnh: AP.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là con cá đuối khổng lồ thứ tư được ghi nhận ở cùng khu vực trong hai tháng qua, tất cả đều là con cái. Họ cho rằng đây có thể là điểm nóng sinh sản của loài này.
Cư dân địa phương đặt biệt danh cho cá đuối gai độc là "Boramy" hay "trăng tròn" vì hình dạng của nó và vì khi con vật được thả tự do vào ngày 14/6, Mặt Trăng đang ở trên đường chân trời.
Ngoài vinh dự bắt được con cá phá kỷ lục, người ngư dân may mắn tìm thấy "Boramy" đã được trả tiền theo giá trị thị trường, nghĩa là ông nhận được khoản tiền khoảng 600 USD.
Bằng cách trả tiền ngang giá thị trường cho các ngư dân bắt được cá đuối khổng lồ như vậy, các nhà nghiên cứu gần đây đã thành công trong việc đưa nhiều cá thể mắc câu trở lại môi trường tự nhiên.
"Cách này có thể thực hiện được vì giá cá đuối ngoài chợ không quá cao", ông Hogan cho hay.
Vị chuyên gia cho biết thêm con cá đuối khổng lồ có phần miệng "cỡ trái chuối' và không có răng nhưng có "hàm kẹp" dùng để nghiền nát con mồi.
"Cá đuối thường sống dưới đáy sông, ăn tôm, động vật thân mềm và cá nhỏ. Chúng có thể giữ con mồi bằng miệng hình trái chuối này và nghiền nát chúng", ông Hogan nói.
Cư dân địa phương đặt biệt danh cho cá đuối gai độc là "Boramy" hay "trăng tròn". Ảnh: Wonders of the Mekong.
Sông Mekong có số lượng các loài cá đa dạng thứ ba trên thế giới, theo Ủy ban sông Mekong. Tuy nhiên, nạn đánh bắt quá mức, ô nhiễm và các yếu tố khác đã khiến quần thể cá bị suy giảm.
Nhà sinh vật học Zeb Hogan, người từng dẫn chương trình "Monster Fish" trên Kênh National Geographic, nói với Reuters rằng thông tin bắt được con cá đuối lớn chưa từng thấy nói trên "rất thú vị".
Ông khẳng định: "Điều đó có nghĩa là đoạn sông Mekong này vẫn còn khỏe mạnh.... Đó là dấu hiệu cho hy vọng rằng những con cá khổng lồ vẫn còn sống (ở đây)".
Campuchia bảo tồn loài rùa mai mềm khổng lồ Cantor Nhân Ngày Rùa thế giới 23/5, Campuchia đã thả về tự nhiên hàng trăm rùa con thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ Cantor có tên trong danh sách cực kỳ nguy cấp. Rùa Cantor. Ảnh: nationalgeographic.com Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) Campuchia đã thả xuống sông Mekong 580 con rùa Cantor con, trong số 982 con rùa được...