Mùa học chữ Khmer ở phum, sóc Kiên Giang
Hằng năm, cứ đến dịp hè, các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như huyện Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang lại rộn ràng với các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào trong phum, sóc.
Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, đồng thời, giúp các em vùng nông thôn có những không gian sinh hoạt lành mạnh và thiết thực.
Lớp học chữ Khmer tại chùa Tà Bết do các sư của chùa đứng lớp. Ảnh: Phương Nghi
Ông Lý Minh Thắng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Gò Quao cho biết: “Dịp hè năm nay, toàn huyện có 13 chùa Khmer tổ chức dạy chữ Khmer với 62 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, có 1.368 học sinh theo học, giáo viên của lớp là các vị sư, là cha, người uy tín trong đồng bào dân tộc thông thạo tiếng Khmer. Dù là lớp học được tổ chức trong thời gian nghỉ hè, thông thường chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 tháng nhưng năm nào cũng thu hút rất đông con em đồng bào đến học. Thông qua các lớp học, con em đồng bào dân tộc Khmer, nhất là trẻ em vùng nông thôn, vùng biên giới vừa hiểu biết tiếng mẹ đẻ, vừa được giáo dục đạo đức và lối sống, có không gian sinh hoạt lành mạnh, bổ ích trong dịp hè”.
Hơn tháng nay, cứ mỗi buổi chiều, chùa Thanh Gia, xã Định Hòa, huyện Gò Quao lại tiếp nhận hơn 80 em học sinh với 6 lớp (dạy bắt đầu từ 14 giờ đến 17 giờ) đến học bài. Ngoài con em người Khmer cũng có một số con em người Kinh theo học. Điều này càng khẳng định tiếng nói, chữ viết, văn hóa truyền thống dân tộc Khmer đang được thế hệ trẻ phát huy và giữ gìn.
Hòa thượng Trần Nhiếp, Trụ trì chùa Thanh Gia cho biết: “Chùa đã duy trì việc dạy chữ mấy chục năm nay. Mỗi năm, chuẩn bị bước vào mùa hè, nhà chùa đều chuẩn bị mọi thứ đón học sinh đến học ngôn ngữ mẹ đẻ. Ý thức được việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết truyền thống của dân tộc nên cha mẹ học sinh khuyến khích con em đến chùa học chữ rất đông, không cần mất nhiều thời gian vận động, những em khó khăn được nhà chùa hỗ trợ tập, viết. Lớp học chỉ kéo dài trong thời gian ngắn vào dịp nghỉ hè nên không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường, giúp các em vừa biết chữ quốc ngữ, vừa biết chữ Khmer”.
Một tháng nay, ngày nào cũng vậy, xen lẫn với không gian thanh tịnh trong chùa là những âm thanh vang lên bởi phát âm, đánh vần của các học sinh lớp học chữ Khmer. Em Danh Na Vy, học sinh lớp học chữ Khmer tại đây cho biết: “5 năm nay, năm nào nghỉ hè em cũng đến chùa học chữ Khmer. Buổi sáng, em phụ cha mẹ làm công việc nhà, còn buổi chiều thì đến chùa học, nhờ vậy mà đến nay, khả năng nói và viết chữ Khmer của em đã chuẩn cũng như biết thêm về giáo lý đạo Phật. Đến chùa học, em còn quen biết nhiều bạn bè, được vui chơi thoải mái”.
Video đang HOT
Điểm chùa Cỏ Khía Cũ, ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao là nơi quen thuộc để con em đồng bào trong ấp tập trung về đây học chữ Khmer vào mỗi dịp hè. Và với ông Danh Nghe, chùa Cỏ Khía Cũ cũng như ngôi nhà thứ 2 nơi ông không chỉ gắn bó tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn là nơi ông được gặp gỡ truyền dạy chữ viết Khmer cho con em đồng bào những năm qua. Những đứa trẻ đến học cũng là con cháu ở lối xóm rất thân quen với ông.
Ông Danh Nghe tâm sự: “Tôi bắt đầu giảng dạy chữ Khmer từ năm 1999. Do biết ngôn ngữ Khmer nên tôi phối hợp với nhà chùa dạy cho mấy đứa nhỏ ở ấp rồi thấy gắn bó, yêu thích công việc này. Dù không được hỗ trợ gì, hè nào tôi cũng giảng dạy. Lúc đầu, việc dạy chữ Khmer gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất, đường sá đi lại khó khăn, bây giờ thì cải thiện nhiều rồi. Mình giúp con em đồng bào mình không quên tiếng nói, chữ viết của dân tộc, biết về văn hóa của đồng bào để giữ gìn và phát triển hơn nữa, sau này lớn lên còn có thể sử dụng vào việc học tập, công tác đóng góp cho xã hội”.
Đại đức Danh Pu, Trụ trì chùa Tà Bết, xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành cho biết: “Hiện nay, bà con phật tử, con em rất quan tâm học chữ Khmer. Mặc dù việc dạy tiếng Khmer cũng còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi cố gắng khắc phục duy trì lớp dạy nhằm truyền đạt, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình”.
Mùa dạy chữ Khmer ở phum, sóc Kiên Giang luôn nhận được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương và đồng bào phật tử từ tinh thần, vật chất, kinh phí đóng góp sửa chữa các lớp học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy, tặng tập, viết, cặp sách cho học sinh. Đây được xem là việc làm có ý nghĩa thiết thực của các nhà chùa, nhằm góp phần bảo tồn và duy trì ngôn ngữ, chữ viết truyền thống của dân tộc Khmer.
Phương Nghi
Theo bienphong.com
Sinh viên Việt Nam mang văn hoá dân tộc đến trường hè quốc tế RANEPA
Đối với nhiều bạn sinh viên Việt Nam tham dự chương trình năm nay, đây là lần đầu tiên các bạn được đặt chân đến xứ sở Bạch Dương xinh đẹp.
Làm cho mùa hè của mình trở nên thật ý nghĩa, đáng nhớ và bổ ích bằng cách tích cực tham gia vào các chương trình tình nguyện, trao đổi văn hoá quốc tế là cách của 14 sinh viên Việt Nam tiêu biểu được tuyển chọn từ hàng trăm ứng cử viên trên khắp thế giới để đại diện cho giới trẻ Việt Nam tham dự Trường hè quốc tế RANEPA 2019 diễn ra từ 11 - 24/7/2019 tại nước cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga.
Các sinh viên Việt Nam tham dự chương trình.
Năm 2019, trường hè quốc tế RANEPA 2019 với chủ đề chính "Xu hướng và Đổi mới" đã chào đón hơn 200 đại biểu sinh viên Nga và quốc tế từ 24 nước trên khắp thế giới đến tham dự chương trình. Trong đó Việt Nam có đến 14 đại biểu là các bạn sinh viên tài năng đang theo học tại nhiều trường đại học tại Việt Nam và Nga. Đối với nhiều bạn sinh viên Việt Nam tham dự chương trình năm nay, đây là lần đầu tiên các bạn được đặt chân đến xứ sở Bạch Dương xinh đẹp.
Trường hè quốc tế RANEPA là một sự kết hợp của chuỗi các hoạt động đa dạng như văn hoá, du lịch, hội nghị, hội thảo, thảo luận, làm việc nhóm, giáo dục thể chất, các lớp học nấu ăn, và làm đồ thủ công mỹ nghệ, cùng với hàng loạt các hoạt động và cuộc thi bên lề khác ... Do đó, khi tham dự trường hè, các bạn sinh viên có cơ hội được du lịch đến nhiều địa danh nổi tiếng của Nga và tận mắt chiêm ngưỡng một nước Nga cực kỳ lộng lẫy và đầy màu sắc vào mùa hè. Bên cạnh đó, đây còn là cơ hội để các bạn sinh viên được trải nghiệm và tìm hiểu thêm về nền văn hoá giàu có và lịch sử lâu đời của đất nước này. Đồng thời, các bạn còn có cơ hội gặp gỡ, kết nối và học hỏi kinh nghiệm từ các chính trị gia hàng đầu thế giới, các giáo sư đại học, các doanh nhân thành công, nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đa dạng.
Mỗi năm trường hè quốc tế RANEPA tuyển chọn khoảng hơn 200 sinh viên xuất sắc và tiêu biểu để tham dự chương trình này. Một nửa trong số đó là các sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường đại học danh giá trên khắp thế giới. Để giành được một suất tham dự chương trình này, các bạn sinh viên phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn gắt gao, bao gồm vòng nộp hồ sơ, làm video theo chủ đề được yêu cầu, làm bài kiểm tra trình độ tiếng anh và phỏng vấn qua Skype với đại diện ban tổ chức. Các bạn sinh viên xuất sắc vượt qua tất cả các vòng sơ tuyển đều là những bạn thể hiện được khả năng tư duy vượt trội và đã có nhiều thành tích nổi bật cả trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội trong nước và quốc tế.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012, cho đến nay chương trình đã trải qua 8 mùa. Cùng với sự cải thiện không ngừng về chất lượng và đổi mới về nội dung, chương trình ngày càng tạo được dấu ấn và tiếng vang không chỉ trong cộng đồng sinh viên Nga mà cả trong cộng đồng sinh viên quốc tế, đồng thời khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình là chương trình trao đổi sinh viên quốc tế uy tín và danh giá nhất tại nước Nga.
Tiết mục múa nón của sinh viên trường ĐH Luật, Hà Nội.
Năm nay, đáng chú ý nhất là trong Đêm văn hoá được tổ chức trong khuôn khổ trường hè quốc tế RANEPA 2019, nhóm các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia trình diễn tiết mục múa nón lá và áo dài trên nền nhạc "Hello Vietnam" nhằm truyền tải đến cho bạn bè quốc tế khắp năm châu hình ảnh về một đất nước Việt Nam xinh đẹp và thanh bình, con người Việt Nam hiếu khách và hiền hậu.
Các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cũng không quên gửi lời mời bạn bè quốc tế hãy đến thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp trong một ngày gần nhất. Nguyễn Tuấn Anh, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, đại biểu sinh viên Việt Nam tại Trường hè RANEPA 2019 chia sẻ: "khi tham gia các chương trình giao lưu quốc tế, các bạn trẻ sẽ có cơ hội được học hỏi, trải nghiệm nền giáo dục khai sáng tiên tiến, được trau dồi các kiến thức chuyên sâu, được tiếp xúc và học hỏi từ các nền văn hoá khác nhau.
Tất cả những điều này sẽ giúp cho các bạn có một cái nhìn đa dạng và toàn diện hơn về thực trạng các vấn đề đang được quan tâm nhất của xã hội trong kỷ nguyên số, khi cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hoá đang là xu hướng chung của toàn nhân loại. Từ những chương trình này, các bạn cũng có cơ hội được kết nối với các chuyên gia và lãnh đạo hàng đầu thế giới để góp phần xây dựng và tạo nên những giải pháp và sáng kiến đổi mới nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay, qua đó góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội phát triển bền vững."
Có thể thấy được rằng, trong khuôn khổ trường hè quốc tế RANEPA, các bạn sinh viên không chỉ được tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất để có thể cùng lúc phát triển bản thân về mọi mặt - thể chất, tinh thần, trí tuệ và kỹ năng - các bạn còn biết tận dụng tốt sự kiện này để mang văn hoá Việt Nam quảng bá đến bạn bè năm châu. Đồng thời, các bạn sinh viên còn thực hiện nhiệm vụ như những nhà ngoại giao trẻ đang đại diện cho thế hệ trẻ của cả một đất nước để sánh vai cùng với bạn bè nước ngoài trên trường quốc tế.
Trường hè quốc tế RANEPA là một chương trình đào tạo lãnh đạo sinh viên được tài trợ và đồng tổ chức thường niên bởi Học viên kinh tế quốc dân và hành chính công trực thuộc tổng thống Liên bang Nga, chính quyền của nước cộng hoà Tatarstan và Hiệp hội các khu vực đổi mới của Nga. Trong những năm gần đây, các chương trình trao đổi ngắn hạn có tài trợ toàn phần hoặc bán phần dành cho học sinh và sinh viên trên toàn thế giới đã trở nên rất phổ biến.
Nhiều bạn trẻ Việt Nam đã và đang tận dụng rất tốt những cơ hội giao lưu trao đổi này như một cách hiệu quả để trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm quốc tế, qua đó khẳng định tên tuổi và dấu ấn riêng của mình giữa các bạn đồng trang lứa khác, góp phần giới thiệu về hình ảnh của giới trẻ Việt Nam trên trường quốc tế./.
CTV Nhật Linh/VOV-Moscow
Ấn tượng cuộc thi Olympic tiếng Việt lần thứ nhất tại Ukraine Cuộc thi Olympic tiếng Việt lần thứ nhất tại Ukraine cho thấy việc dạy và học tiếng Việt đã giúp con em người Việt gắn bó với nhau, với quê hương đất nước, hiểu biết về văn hóa dân tộc. Con em người Việt đang theo học lớp tiếng Việt tại Trung tâm Ngoại ngữ Up & Go tham dự cuộc thi. (Ảnh:...