Mùa dịch “kép”, phân biệt sốt xuất huyết và Covid-19 như thế nào?
Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus. Đáng chú ý, vào giai đoạn đầu khởi phát bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng giống nhau.
Mùa dịch “kép”, phân biệt sốt xuất huyết và Covid-19 như thế nào?
Điểm mấu chốt giúp phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết
Trong khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp, thì dịch sốt xuất huyết ở nước ta cũng đang vào mùa.
TS.BS. Nguyễn Thanh Vân – Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, sốt, đau đầu, mỏi người là các triệu chứng chung ban đầu của sốt xuất huyết và Covid-19 dễ gây nhầm lẫn.
Dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết và Covid-19 dễ gây nhầm lẫn
Tuy nhiên, cũng theo TS Vân, hai bệnh có những điểm đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh để có thể phân biệt.
Cụ thể, về đường lây truyền, Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi mang virus Dengue.
Về bệnh cảnh, bệnh nhân mắc Covid-19 thường có các biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,… nặng sẽ tiến triển thành viêm phổi và suy hô hấp. Trong khi đó, bệnh nhân sốt xuất huyết điển hình với những biểu hiện da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
Số ca sốt xuất huyết gia tăng, cần đề cao cảnh giác
Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus-Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, diễn biến của dịch sốt xuất huyết của nước ta trong năm 2020 vẫn như mọi năm. Dịch diễn ra ở miền Bắc từ tháng 6 hoặc tháng 7 và kết thúc vào tháng khoảng tháng 12. Ở miền Nam, dịch trải đều trong năm.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus-Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
“Trong vụ dịch năm nay, từ tháng 8 chúng tôi ghi nhận rải rác một số ca. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết vào viện nhiều hơn hẳn. Trong giai đoạn vừa qua, có những ngày trên dưới 10 bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện”- BS Thư cho hay.
Theo chuyên gia này, không giống như các bệnh virus thông thường khác có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, sốt xuất huyết có thể diễn biến nặng ở ngày 4-7.
Thời điểm này, bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng cô đặc máu dẫn đến tử vong. Do đó, BS Thư khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe, cũng như tính mạng của bản thân, khi ghi nhận những dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần đến bệnh viện để thăm khám trong 3 ngày đầu.
Số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị tăng cao trong thời gian trở lại đây
Chuyên gia khuyến cáo, trong mùa dịch, khi sốt có kèm theo 5 dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn đã mắc sốt xuất huyết và cần đến bệnh viện sàng lọc ngay:
- Đột nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì;
- Nôn tăng;
- Đột nhiên đau bụng hoặc tăng cảm giác đau;
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn;
- Ra máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…;
Vừa qua, xuất hiện thực trạng nhiều người dân e ngại Covid-19 khi đến bệnh viện để khám, chữa bệnh nên tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà. BS Thư cảnh báo rằng, sốt xuất huyết không phải là bệnh thông thường, mà là bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể diễn biến nặng và tử vong nên phải có sự theo dõi của nhân viên y tế.
“Với các bệnh nhân sốt xuất huyết, ngày nào chúng tôi cũng phải thực hiện xét nghiệm công thức máu để đánh giá tình trạng, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp theo từng giai đoạn. Đây là những việc mà người dân không thể tự làm được tại nhà” – BS Thư nhấn mạnh.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, hiện chưa có vắc xin dự phòng sốt xuất huyết. Bệnh không lây trực tiếp giữa người với người mà lây truyền qua trung gian muỗi nên biện pháp dự phòng hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng và tránh muỗi đốt.
Sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19: Triệu chứng ban đầu 2 bệnh giống nhau
Tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Những ổ bệnh xuất hiện giữa lúc dịch COVID-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch ảnh hướng đến sức khoẻ người dân.
Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết. Ảnh: Hà Phương
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM đã có cuộc trao đổi với Lao Động xung quanh vấn đề này.
Thưa bác sĩ, giữa lúc dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra thì các ổ bệnh sốt xuất huyết lại xuất hiện ở TPHCM vào thời gian này. Vậy chúng ta đang đối mặt với nguy cơ như thế nào?
- Nếu trường hợp dịch chồng dịch thì sẽ gặp một số khó khăn. Sốt xuất huyết có biểu hiện giống bệnh nhân mắc COVID-19 là sốt, đau nhức, ho. Nếu người có triệu chứng này thì phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm sẽ tốn công, tốn sức hơn. Chưa kể quá trình cách ly điều trị cùng lúc 2 bệnh thì sẽ khó khăn hơn. Trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 mà còn có bệnh nền liên quan thì trong quá trình chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, triệu chứng biểu hiện của 2 căn bệnh này có gì khác nhau để phân biệt được hay không?
- Đối với những người mắc COVID-19 hay sốt xuất huyết thì triệu chứng những ngày đầu khó phân biệt được. Đều sốt, ho, đau nhức. Bệnh này không chừa một ai, mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Nếu có những biểu hiện này tốt nhất nên tự cách ly với những người trong gia đình, mang khẩu trang và đi tới các cơ sở y tế để khám bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và chất lượng sống. Người dân cần làm gì để phòng vừa phòng dịch COVID-19, vừa phòng dịch sốt xuất huyết vào lúc này?
Sốt xuất huyết là căn bệnh rất kinh điển từ trước tới nay. Nguyên nhân chính của sốt xuất huyết do vật trung gian là muỗi vằn. Loại muỗi này thường đẻ trong những lọ nước, rồi sinh sản và chích người vào ban ngày.
Nếu muốn diệt muỗi thì không còn biện pháp nào khác ngoài vệ sinh nhà cửa, diệt lăng quăng, phát quang bụi rậm. Ở trường học thì cũng thực hiện các biện pháp tương tự kể trên. Bệnh sốt xuất huyết không lây lan qua đường hô hấp nên không cần hạn chế tiếp xúc nhưng muỗi có thể mang bệnh từ người này sang người khác.
Trong thời gian này, ngoài sốt xuất huyết thì những bệnh mùa nào có thể bùng phát ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, thưa bác sĩ?
Có thể, vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới sẽ bùng phát tay chân miệng. Căn bệnh này thường cao điểm vào tháng 4,5,6 nhưng năm nay chưa có. Dự đoán vào tháng 9 và 10 sẽ bùng phát, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ.
Ngày 4.5, báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tuần qua TPHCM ghi nhận 6 ổ bệnh sốt xuất huyết ở 4 quận huyện, tăng 2 ổ bệnh so với tuần trước. Ngành y tế đã xử lý phun hóa chất, diệt lăng quăng tại các ổ bệnh và những điểm nguy cơ.
Thành phố ghi nhận 65 ca sốt xuất huyết trong tuần qua, giảm hơn 43% với trung bình bốn tuần trước. Số bệnh nhân từ đầu năm đến nay là hơn 6.400, giảm 70% với cùng kỳ năm ngoái.
Các bệnh như tay chân miệng, sởi... cũng giảm mạnh. Trong tuần ghi nhận 9 ca tay chân miệng, giảm hơn 34% với trung bình bốn tuần trước, chưa xuất hiện ca tử vong. Từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tay chân miệng là 453, giảm hơn 90% với cùng kỳ năm trước.
Điều tối kỵ trong điều trị bệnh sốt xuất huyết nhiều người mắc phải "Sốt xuất huyết với những ca bệnh nhẹ thì thường tự khỏi, tuy nhiên với thói quen của người dân tự ý truyền dịch điều trị sốt xuất huyết mà không được giám sát là một điều tối kỵ", BSCKII. Nguyễn Tân Trang, Phó Trưởng Khoa, Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, cho biết. Những năm gần đây ghi nhận...