Mưa băng bất thường ở vùng Viễn Đông của Nga
Ngày 20/11, chính quyền vùng Primorsky ở vùng Viễn Đông của Nga đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa băng hoành hành ở thành phố Vladivostok, khiến 150.000 người rơi vào cảnh mất điện và mất nước sinh hoạt.
Mưa băng hoành hành ở Vladivostok. Ảnh: siberiantimes.com
Theo lãnh đạo chính quyền vùng Primorsky, do ảnh hưởng của mưa băng, tình hình cấp điện bị gián đoạn trên diện rộng và dự báo phải mất nhiều ngày mới có thể khắc phục sự cố lưới điện.
Trước đó, đêm 19/11, mưa băng đã xảy ra tại thành phố Vladivostok có trên 600.000 dân, sau khi xảy ra một hiện tượng thời tiết bất thường, trong đó một trận lốc xoáy mang theo không khí nóng gặp một vòng xoáy nghịch mang theo không khí lạnh. Mưa băng có nơi đo được dày tới 12 mm, hiện tượng chưa từng có ở vùng Primorsky trong 30 năm qua.
Các hình ảnh được nhà chức trách địa phương công bố và đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nhiều tòa nhà, biển báo và phương tiện công cộng bị bao phủ trong băng đá.
Vì sao thành phố Nga 160 năm tuổi bị dân Trung Quốc đòi chủ quyền?
Vùng Primorsky Krai với thủ phủ là thành phố Vladivostok chính thức trở thành lãnh thổ Nga từ năm 1860, trước đó vùng đất này thuộc vùng Mãn Châu của nhà Thanh ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Vùng đất màu hồng nhạt từng được gọi là vùng Ngoại Mãn Châu của nhà Thanh.
Theo tờ Indian Express, cư dân mạng Trung Quốc gần đây đã phản ứng gay gắt khi Vladivostok, thành phố chính của Nga ở vùng Viễn Đông, kỷ niệm 160 năm thành lập.
Các cư dân mạng Trung Quốc nhắc lại bài học lịch sử rằng vùng Primorsky Krai và thủ phủ Vladivostok từng là vùng đất của Trung Quốc.
Mặc dù các tuyên bố này không được đại sứ quán Trung Quốc công nhận, vụ việc xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những tranh chấp lãnh thổ biên giới với các nước láng giềng.
Gần đây nhất là căng thẳng biên giới Trung-Ấn và việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố chủ quyền ở vùng lãnh thổ của Bhutan.
Trước khi vùng Primorsky Krai trở thành lãnh thổ Nga vào năm 1860, đây từng là vùng Ngoại Mãn Châu hay Ngoại Đông Bắc do nhà Thanh kiểm soát. Ở thời điểm đó, Vladivostok được gọi là Haishenwei (Hải Sâm Uy).
Thành phố Vladivostok của Nga mới kỷ niệm 160 năm ngày thành lập.
Artyom Lukin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, giải thích rằng sau cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ nhất (1839-1842), giữa nhà Thanh và Anh, Vladivostok thực tế do người Anh cai quản.
Đến cuộc chiến tranh thuốc phiện lần hai, Nga đã mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ đến vùng Primorsky Krai, với Vladivostok là hải cảng lớn nhất trong khu vực.
Đối với mặt với nguy cơ bị Nga tấn công từ phía bắc, Anh và Pháp tấn công từ phía nam, nhà Thanh đã chấp nhận đáp ứng yêu cầu của Nga để giảm bớt một mặt trận quân sự. Thỏa thuận trao vùng Primorsky Krai cho Nga được nhà Thanh ký trong Hiệp ước Aigun vào năm 1858.
Nhưng nếu xét từ những năm 1600, đế quốc Nga khi đó đã khuyến khích người dân khai phá vùng Viễn Đông xa xôi. Cuộc xung đột nổ ra năm 1680 giữa đế quốc Nga và nhà Thanh kết thúc bằng hiệp ước Nerchinsk, trong đó Nga chấp nhận từ bỏ tranh chấp chủ quyền với nhà Thanh ở vùng Ngoại Mãn Châu.
Ngày nay, vùng Primorsky Krai và thủ phủ Vladivostok đóng vai trò quan trọng đối với Nga, giúp Moscow mở rộng ảnh hưởng quân sự và kinh tế ở Thái Bình Dương.
Đường biên giới màu đỏ hình thành sau hiệp ước Nerchinsk năm 1689 và phần lãnh thổ Liên Xô kiểm soát sau năm 1860.
Vì tầm quan trọng của thành phố và do nằm gần biên giới Trung Quốc, Nga đặt hải cảng Vladivostok làm căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương.
Trung Quốc và Liên Xô từng nổ ra tranh chấp chủ quyền ở khu vực trên nhưng đến khi nước Nga thành lập, mâu thuẫn biên giới đã được giải quyết trọn vẹn.
Nga và Trung Quốc đã trải qua nhiều lần phân định biên giới vào các năm 1991, 1994 và 2004. Nga đã trao trả cho Trung Quốc vô số các hòn đảo, bao gồm đảo Damansky (nay gọi là Trân Bảo).
Năm 2008, Nga cắt thêm 174 km2 đất ở vùng Khabarovsk cho Trung Quốc, chấm dứt các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ.
Các nhà nghiên cứu nhận định, năm đó Trung Quốc không nhắc đến Vladivostok khi phân định biên giới Nga-Trung lần cuối cùng, có nghĩa là Bắc Kinh không còn coi đây là vùng tranh chấp.
Ông Putin cách chức một loạt bộ trưởng, cải tổ nội các Trong đông thai cai tô nôi cac Nga, Tông thông Vladimir Putin hôm 9/11 đã cách chức môt loat cac bô trương nươc nay. Hôm 9/11, Kommersant và RBC đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã cách chức Bộ trưởng Giao thông Yevgeny Dietrich, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Dmitry Kobylkin và Bộ trưởng Xây dựng Vladimir Yakushev. Thủ tướng Nga...