Mua bán ngoại tệ dưới 1.000 USD bị phạt cảnh cáo
Nghị định quy định phạt đến 250 triệu đồng hành vi xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định.
Ảnh minh họa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 31-12-2019).
Theo đó, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: không niêm yết tỉ giá mua bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỉ giá mua bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỉ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Mức phạt trên cũng áp dụng với một trong các hành vi: mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật. Nghị định cũng quy định phạt đến 250 triệu đồng hành vi xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định.
B.Trân
Theo NLD.com.vn
Vietjet ký kết Hợp đồng tài trợ vốn quốc tế với tổng giá trị 200 triệu USD
Hợp đồng vay vốn giúp Vietjet bổ sung nguồn ngoại tệ trung dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu bay
Ngày 15/11, Vietjet đã tổ chức lễ ký kết Hợp đồng tài trợ hợp vốn, tín chấp trung dài hạn quốc tế với chi phí lãi vay được đánh giá là thuộc nhóm tốt nhất trên thị trường hiện nay với các ngân hàng quốc tế Woori Bank, ICBC, KEB Hana Bank và Hợp đồng tài trợ hạn mức với Ngân hàng Woori Bank. Trị giá ký kết lần này đạt 140 triệu USD. Chương trình đang tiếp tục triển khai để nâng tổng hạn mức lên trên 200 triệu USD.
Những thỏa thuận tín dụng trên đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp giữa Vietjet và các ngân hàng trong khu vực trong kế hoạch đa dạng hoá nguồn vốn. Cùng với tiềm năng tăng trưởng cao của Vietjet, hợp đồng vay vốn đã bổ sung nguồn ngoại tệ trung dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển đội tàu bay hiện đại, phục vụ chiến lược mở rộng phát triển thị trường quốc tế.
Vietjet đã phát triển vững chắc thị trường nội địa và tăng trưởng mạnh mạng bay quốc tế. Trong 5 năm qua, doanh thu và lợi nhuận Vietjet tăng trưởng liên tục bình quân 50%. Theo đánh giá xếp hạng của AirFinance 2019, Vietjet đạt xếp hạng BBB và là năm thứ hai liên tiếp nằm trong top 50 các hãng hàng không tốt nhất thế giới về sức khoẻ tài chính.
Chỉ số biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và chi phí thuê (EBITDAR) đạt điểm xếp hạng A, vị trí top 3 so với các hãng khác trên thế giới. Chỉ số thanh khoản hiện hành ở mức 1,3 lần. Chỉ số Nợ vay/ Vốn chủ sở hữu đạt 0,6 lần, trong đó Vốn chủ sở hữu là 640 triệu USD, tổng tài sản gần 2 tỷ USD. Gần đây nhất, ngày 14/11, Vietjet được CAPA trao tặng danh hiệu là Hãng hàng không cho phí thấp dẫn đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Với các hợp đồng tín dụng quốc tế này, các bên hướng tới cơ hội hợp tác lớn hơn nhằm tăng cường nguồn lực tài chính của Vietjet để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Trường An
Theo Trí thức trẻ
Thủ đoạn của "cò đất" ngày càng tinh vi Cảnh giác những hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi của cò đất thông qua việc làm giả giấy ủy quyền khiến cho cả chủ đất lẫn các tổ chức hành nghề công chứng đứng ngồi không yên. Tình trạng dùng chiêu lừa bán đất nền của cò đất ngày càng phức tạp và tinh vi Trong thời gian gần đây, tình...