MU đón hung tin, chìm trong khoản nợ tăng gần 50% vì Covid-19
Đại dịch Covid-19 khiến tình hình tài chính của MU gặp rắc rối lớn, khi số nợ của họ tăng thêm gần 50%.
Theo thông báo mới nhất, MU ghi nhận nợ ròng của họ đã tăng thêm 42% (khoảng 127 triệu bảng), lên 429,1 triệu bảng, tính đến ngày 31/3, gần 3 tuần sau khi các hoạt động bóng đá bị tạm đình chỉ. Phía đội bóng đã rút lại dự báo trước đó cho năm 2020, vì “sự không chắc chắn đang diễn ra do Covid-19, cũng như hậu quả kinh tế và tài chính liên quan đang diễn ra”.
MU đau đầu vì số nợ tăng mạnh
Việc số nợ của MU tăng phần lớn là do mất nguồn thu và giá trị đồng bảng Anh suy yếu so với đồng đô la Mỹ. Sau hơn 2 tháng trái bóng ngừng lăn vì đại dịch Covid-19, MU xác nhận họ sẽ phải hoàn trả 15 triệu bảng cho các đài truyền hình. Trong quý trước, doanh thu phát sóng của đội giảm hơn 50% (giảm khoảng 27 triệu bảng).
Ngoài ra, doanh thu trong ngày thi đấu bị hao hụt 2,6 triệu bảng do các trận cầu còn lại của MU trên sân nhà Old Trafford tại Ngoại hạng Anh và Europa League đều bị hoãn. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 1,1 triệu bảng do đóng cửa các shop bán đồ của CLB, mặc dù vẫn có một sự gia tăng nhỏ trong cả thương mại (2 triệu bảng) lẫn doanh thu tài trợ (3,1 triệu bảng).
Video đang HOT
Nói về vấn đề này, Phó chủ tịch MU Ed Woodward dự báo “tác động lớn hơn sẽ xảy ra trong quý hiện tại và có khả năng cao hơn nữa”. Ông cho hay việc kinh doanh “sẽ khó có thể trở lại bình thường” trong quãng thời gian tới.
Tuy nhiên cũng theo Woodward, tình hình tài chính của MU vẫn đang trong trạng thái “khỏe mạnh” nhờ nguồn tiền dự trữ trong nhà băng, thứ giúp họ vẫn “sống khỏe” trong giai đoạn khó khăn này. Số dư tiền mặt của họ đang là 90,3 triệu bảng, cộng thêm một khoản 150 triệu bảng có thể tiếp cận theo dạng tín dụng quay vòng.
Bên cạnh đó, Woodward bày tỏ sự tin tưởng vào việc MU có thể kết thúc mùa giải năm nay với một vị trí khả quan, khi “Dự án tái khởi động” được phép diễn ra. Được biết, số nợ lớn nhất mà MU từng phải “còng lưng” gánh cho nhà Glazer sau thời điểm tiếp quản vào năm 2003 là 525 triệu bảng.
Hậu kiểm toán 2019, BII lỗ 98 tỷ đồng cao gấp 3 lần so với tự lập, bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Năm 2020 BII đặt mục tiêu doanh thu tăng cao gấp 5 lần thực hiện 2019 và có lãi 20 tỷ đồng tuy nhiên ngay quý 1 công ty không có doanh thu và lỗ 2,4 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (mã CK: BII ) đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 và báo cáo thường niên năm 2019.
Theo đó đáng chú ý nhất là BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2019 với khoản lỗ sau kiểm toán gần 98 tỷ đồng trong khi ở báo cáo tự lập, con số lỗ chỉ ở mức gần 30 tỷ đồng.
Giải trình cho việc này, BII cho rằng trong kỳ kiểm toán viên đã trích lập dự phòng các khoản phải thu, phải trả, trả trước... với tổng số tiền khoảng 89.5 tỷ đồng, dẫn đến có sự thay đổi lớn trong cùng kỳ và kết quả kinh doanh bị âm.
Ngoài ra, theo BII, doanh thu sau kiểm toán có chênh lệch do kiểm toán viên không ghi nhận doanh thu phát sinh từ việc nâng giá cho thuê đất tại Cụm công nghiệp với lý do khách hàng chưa thanh toán đủ tiền chênh lệch từ việc nâng giá, sau khi khách hàng thanh toán đầy đủ số tiền trên thì Công ty sẽ ghi nhận doanh thu.
Tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2019 của BII, kiểm toán viên đã đưa ra cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Cụ thể, các chi phí liên quan đến Mỏ cát trắng Tân Phước chưa được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh hơn 8 tỷ đồng, chiếm 1,14% tổng tài sản. Ban Tổng Giám đốc BII giải trình nguyên nhân là do công tác bồi thường, giải tỏa chưa hoàn thành nên chưa được đưa vào khai thác. Công ty không xác định được thời gian hoàn thành công tác bồi thường, giải tỏa để được phép khai thác khu mỏ cát này. Vì vậy, kiểm toán không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán để xác định giá trị có thể thu hồi được của tài sản đã đầu tư cũng như ảnh hưởng nếu có đến tình hình tài chính tại ngày 31/12/2019.
Ngoài ra Ban TGĐ chưa xác định được thời gian dự kiến quyết toán toàn bộ giá trị các công trình xây dựng cơ bản dở dang mà đã đưa vào sử dụng một phần nhỏ diện tích để cho thuê và chuyển nhượng trong các năm trước bao gồm các Công trình Cụm công nghiệp Thắng Hải I, công trình Cụm công nghiệp Thắng Hải II và công trình cụm Công nghiệp Tân Bình với số dư cuối năm là gần 121 tỷ đồng chiếm 16,52% tổng tài sản.
Đối với công trình đang triển khai dở dang còn lại là Công trình khu chuyển tải Lagi - Bình Thuận với số dư cuối năm là gần 68 tỷ đồng chiếm 9,3% tổng tài sản thì đang bị tạm dừng do vướng các thủ tục về pháp lý và việc xin đầu tư mở rộng dự án (lấn biển) đối với công trình khu chuyển tải Lagi - Bình Thuận vẫn chưa có cơ sở xem xét và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận quy hoạch.
Ngoài ra năm 2019 công ty bị lỗ gần 98 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến hết năm 2019 là gần 70 tỷ đồng, các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn là 122 tỷ đồng dẫn đến sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty trong 12 tháng tới. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của các dự án đầu tư trong tương lai, việc nhận được các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư, cũng như việc đồng ý cho công ty giãn các khoản nợ đến hạn của các ngân hàng, nhà cung cấp.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, sang năm 2020 dự kiến mảng hạ tầng Công nghiệp của Công ty sẽ phát triển mạnh mẽ và là một trong mảng mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho Công ty, BII lên kế hoạch đạt 120 tỷ đồng doanh thu cao gấp gần 5 lần 2019 và lãi ròng dự kiến đạt 20 tỷ đồng.
Mới đây BII cũng đã công bố BCTC quý 1/2020 theo đó kết thúc quý 1 công ty không có doanh thu trong khi các chi phí vẫn phát sinh và chịu lỗ khác 1,4 tỷ đồng nên kết quả lỗ sau thuế gần 2,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt 495,7 triệu đồng.
BII cho biết trong quý 1/2020 các nhà máy sản xuất gạch Tuynel và nhà máy chế biến cát Bình Thuận tạm dừng hoạt động do nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch công ty đã trúng đấu quyền khai thác tại mỏ sét, diện tích hơn 16ha cách nhà máy khoảng 3km nhưng công ty chưa thể tiến hành khai thác được do chưa hoàn tất các thủ tục khai thác mỏ theo quy định. Dự kiến trong quý 2/2020 sau khi hoàn tất các thủ tục sẽ đưa nhà máy vào SXKD.
Mỏ cát trắng Tân Phước hiện tại công ty đã chuyển tiền đền bù, giải phóng mặt bằng và tiền cấp quyền khai thác hơn 10 tỷ đồng nhưng đến nay TT PTQĐ thị xã Lagi chưa thỏa thuận được giá đất đền bù với các hộ dân nên UBND tỉnh Bình Thuận chưa thể giao đất để công ty tiến hành khai thác theo quy định. Tính đến hiện tại chỉ đền bù được 2,4ha đất trong khu vực mỏ cát trắng. Công ty đang đầu tư nâng cấp hệ thống nghiền cát trắng siêu mịn và hệ thống tuyến rửa cát để gia tăng giá trị cát trắng xuất khẩu dự kiến trong quý 4/2020 hệ thống nghiền cát siêu mịn sẽ đi vào hoạt động, do đối tác chủ yếu là các khách hàng Trung Quốc nên hầu hết mọi hoạt động bị ngừng do dịch bệnh bùng phát.
Cơm không lành, canh chẳng ngọt: Cựu CEO WeWork quay lại kiện nhà đầu tư lớn nhất của mình Động thái này được đưa ra sau khi SoftBank không thực hiện thương vụ mua lại cổ phần WeWork có thể lên tới 3 tỉ USD. Người đồng sáng lập và cựu CEO WeWork Adam Neumann đã kiện SoftBank với cáo buộc ông lớn công nghệ Nhật Bản vi phạm một điều khoản quan trọng trước đó được nêu ra để SoftBank được...