MsAnna – Cô giáo 9x và hành trình dạy tiếng Anh cho hàng vạn người Việt
Cô giáo trẻ 9x Nguyễn Trang, được học sinh khắp nơi trên cả nước biết đến với tên gọi MsAnna, thường xuyên có những lớp học tiếng Anh miễn phí thu hút hàng vạn học viên tham gia.
Trong suốt gần 10 năm giảng dạy, đã có rất nhiều người từ không biết gì trở nên yêu thích và tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ này.
Bén duyên với công việc dạy tiếng Anh online từ những năm còn là sinh viên trên ghế nhà trường, đến nay sau gần 10 năm, Trang đã gặt hái được nhiều thành công.
Một thời gian trước đây, cộng đồng mạng vẫn thường truyền tay nhau những đoạn video giảng dạy tiếng Anh qua mạng xã hội Facebook và YouTube của MsAnna. Cô giáo trẻ, năng động có một phương pháp giảng dạy đặc biệt và tạo được động lực, truyền cảm hứng tới hàng ngàn người xem. Sau gần 10 năm nỗ lực và cố gắng chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức tiếng Anh tới học viên, nhóm hoạt động trên Facebook của Trang đã có 15.000 thành viên tham gia, trang Fanpage Anna – Let’s Talk đã có hơn 60.000 lượt theo dõi.
Học viên của MsAnna không chỉ giới hạn ở độ tuổi học sinh, sinh viên mà bất cứ ai yêu thích, muốn chinh phục ngôn ngữ này đều có thể tham gia. Với cách nói chuyện hài hước, phương pháp giảng dạy dễ hiểu và luôn nắm bắt được tâm lý, nhu cầu thiết yếu của từng đối tượng người học, MsAnna đã xây dựng những chương trình học tập riêng biệt phù hợp và mang lại hiệu quả cho học viên.
Cô cho biết, tiếng Anh là một ngoại ngữ tuy không mới nhưng vẫn luôn có những khó khăn khi học. Người giáo viên chỉ có vai trò truyền động lực, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Còn đạt được thành công hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào người học.
Video đang HOT
Không chỉ đơn thuần giảng dạy, MsAnna còn là một trong những giảng viên tiên phong áp dụng triệt để công nghệ 4.0 vào giảng dạy, điển hình là phương pháp học tiếng Anh online theo nhóm qua Livestream của Facebook và Tiktok. Ngoài ra, MsAnna còn tạo ra chương trình học online 1 kèm 1, chương trình học đã giúp đỡ hàng ngàn học viên chinh phục tiếng Anh thành công.
Bên cạnh các hoạt động online, MsAnna cũng mở rộng sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh và những buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập. Đặc biệt là phương pháp ứng dụng thiền định vào việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh hiệu quả. Phương pháp mới lạ, độc đáo đã tạo ra một làn sóng học tập mạnh mẽ.
“Có rất nhiều khái niệm về thiền định, hiểu một cách thuần túy nhất chính là chúng ta tập trung toàn bộ năng lượng và tâm trí vào việc học tập, loại bỏ các tạp niệm và suy nghĩ phân tâm ra khỏi đầu. Khi học, cũng không nên học quá lan man mọi thứ, chỉ cần tập trung chính vào mục tiêu mà mình đặt ra. Ví dụ, khi học giao tiếp thì không nên quá đặt nặng vấn đề ngữ pháp trong câu, hãy chỉ học các cấu trúc và từ vựng có liên quan đến chủ đề của riêng bài học đó”, Trang chia sẻ.
Ngoài việc là một giáo viên giảng dạy thiện nguyện, chia sẻ những kiến thức và bài giảng miễn phí, Trang còn là Chủ tịch của Anna Let’s Talk, một tổ chức giáo dục chuyên giảng dạy tiếng Anh và đào tạo các giáo viên trong lĩnh vực này. Sau gần 10 năm nỗ lực và phát triển, hệ thống giáo dục Anna Let’s Talk đã có mặt ở 3 miền Bắc- Trung- Nam với hàng ngàn học viên đang theo học mỗi tháng.
Mục tiêu trước mắt mà cô và toàn thể công ty muốn hướng đến là tạo ra một môi trường học tiếng Anh đổi mới và hiệu quả, giúp cho hàng triệu người Việt có thể chinh phục thành công ngôn ngữ này.
Cô giáo không tay dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo
Không có đôi tay, Thắm dùng chân để viết chữ, cầm lược chải đầu, tự xâu kim, vẽ tranh... Không chỉ vậy, cô còn trở thành cử nhân Sư phạm ngoại ngữ, dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo.
Lê Thị Thắm mơ ước trở thành cô giáo từ khi còn đi học
Lê Thị Thắm sinh năm 1998 ở thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, Đông Sơn, Thanh Hóa. Mặc dù đã 24 tuổi nhưng Thắm nhỏ nhắn như một học sinh cấp 2, chỉ cao hơn 1 mét, dáng đi tập tễnh. Do tập viết bằng chân trái nên chân này của Thắm dài hơn chân kia 10cm. Mặc dù đi lại khó khăn những cô gái 9X luôn nở nụ cười tươi với gương mặt dễ thương và đôi mắt sáng.
Mẹ của Thắm là chị Nguyễn Thị Tình cho biết, từ khi sinh ra, Thắm đã không có hai tay. Lúc mới sinh, nhìn thấy con như vậy, chị Tình đã ngất lịm đi vì đau đớn và thương con. Mỗi lần ôm con, chị lại khóc thầm vì lo cho tương lai của con sau này. Không có đôi tay, đến năm 4 tuổi Thắm mới có thể đứng được, nhưng lớn lên cô gái 9X lại có thể dùng đôi chân khéo léo của mình để giúp mẹ việc nhà.
Năm 2004 là thời điểm vô cùng quan trọng với Thắm, vì đó là năm Thắm vào lớp 1, được đến trường cùng các bạn. Bị bạn bè trêu chọc nên ngay từ nhỏ Thắm đã tự nhủ bản thân phải học thật giỏi. Dù cơ thể không hoàn hảo, cầm bút bằng chân nhưng Thắm lại viết chữ rất đẹp. Thậm chí cô còn được cử đi thi viết chữ đẹp và đạt giải Nhất. Dù thiệt thòi hơn các bạn vì không có tay nhưng Thắm luôn có mẹ đồng hành bên cạnh và hết mực yêu thương.
Với ý chí và nghị lực vượt lên số phận, Thắm đã khổ luyện bằng chính đôi chân của mình để được sống, học tập như bao người khác. Không chỉ viết chữ đẹp, đôi chân Thắm còn dùng thành thạo máy tính, cầm lược chải đầu, tự xâu kim, vẽ và thêu tranh.
Chương trình "Trạm yêu thương" trao quà cho mẹ con Lê Thị Thắm. Câu chuyện nghị lực của cô gái khuyết tay được kênh VTV3 phát sóng vào 10h ngày 19/11/2022
Ngày nghe tin con gái muốn học Đại học, chị Tình nửa mừng nửa lo. Ngoài khó khăn của bản thân Thắm, thì còn cả nỗi lo cơm áo gạo tiền của một gia đình nông dân nghèo khó. Biết được nghị lực và sự cố gắng của nữ sinh không tay Lê Thị Thắm, hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) đã xét duyệt thẳng cho Thắm vào ngành Sư phạm tiếng Anh hệ chính quy. Không chỉ vậy, nhà trường còn tạo điều kiện cho Thắm và mẹ được ở trong ký túc xá, bố trí bàn học riêng cho cô ngồi học, còn tìm việc làm phù hợp cho mẹ của Thắm, để mẹ cô có thêm thu nhập và có thời gian đưa đón Thắm đến lớp.
Kể từ năm nhất, mỗi dịp nghỉ hè về nhà, Thắm đều xin gia đình mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho mấy đứa trẻ trong xóm. Thắm kể, ban đầu lớp học mở ra cũng chỉ có 5 - 6 em nhỏ theo học. Sau đó, nhiều người biết đến lớp của Thắm và đưa các cháu đến nhờ dạy. "Gọi là lớp học cho vui thôi chứ thực chất các em đến không có bàn ghế nên ngồi học ngay tại chiếc giường của cô".
Thắm tâm sự: "Ngày trước đi học, em được cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ rất nhiều. Cô chính là hình mẫu lý tưởng để em học tập theo. Em luôn cố gắng học thật tốt để sau này trở thành một cô giáo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tốt bụng như cô giáo của em".
Năm 2020, sau khi tốt nghiệp khoa Sư phạm tiếng Anh trường Đại học Hồng Đức, Lê Thị Thắm chính thức trở thành cô giáo trẻ, dạy học ngay tại quê nhà. Cũng năm đó, cô được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt".
Ngoài việc luôn mong mẹ khỏe mạnh để có thể đồng hành cùng mình trên mọi nẻo đường, Thắm bật mí ước mơ lớn nhất của cô là đi du học, trở thành thạc sĩ, sau đó trở về dạy chữ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở chính quê hương mình.
Cô giáo Thái Bình dạy tiếng Anh bằng kết hợp học và chơi Kết hợp học và chơi qua tổ chức các hoạt động là bí quyết giúp cô Tô Thị Hương Giang thành công trong dạy học tiếng Anh. Cô Tô Thị Hương Giang và học trò. Tạo môi trường học tiếng Anh Tháng 10/2001, sau những tháng ngày lăn lê bò toài tìm việc ở Thủ đô bất thành, cô Tô Thị Hương Giang...