Mr Đàm khóc như mưa, kết thúc kỳ án vườn mít nóng nhất tuần qua
Hai cái tên Đàm Vĩnh Hưng và Nguyễn Ánh 9, tuyên án hung thủ Lê Bá Mai là những sự kiện nóng nhất tuần từ 26/8 – 1/9.
Scandal Đàm Vĩnh Hưng – Nguyễn Ánh 9 là tâm điểm dư luận tuần qua
Scandal Đàm Vĩnh Hưng – Nguyễn Ánh 9 náo loạn showbiz Việt
Câu chuyện bắt đầu từ lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 về ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng. Nhạc sỹ cho rằng, Đàm Vĩnh Hưng nếu đi hát thì chỉ xứng là ca sĩ loại C hát lót chứ không được liệt vào hạng ca sĩ chính của phòng trà.
Ngay lập tức, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã gửi một bức tâm thư rất dài trên trang cá nhân của mình. Trong bức thư dài dòng này, ca sỹ cho rằng từ khi đi hát, anh đã quen với rất nhiều lời khen chê, bình phẩm của dư luận. Sau đó, ca sỹ tập trung vào thắc mắc về lời nhận xét của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9. Trong bức thư này, chính câu nói cho rằng “Nguyễn Ánh 9 là ngụy quân tử” trở thành tâm điểm gây sóng gió sau đó.
Hàng loạt nhạc sỹ, ca sỹ và những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật lần lượt bày tỏ quan điểm của mình về scandal “động trời” giữa một ca sỹ được mệnh danh “ông Hoàng nhạc Việt” và một nhạc sỹ ở tuổi “gần đất xa trời”.
Đàm Vĩnh Hưng khóc trên vai nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9
Giữa lúc cơn sóng gió đang ở hồi quyết liệt, câu chuyện ồn ào giữa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tưởng như không có hồi kết thì, vào tối ngày 29/8, khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang biểu diễn piano ở lầu 1 của một khách sạn lớn tại TP HCM như thường lệ, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ xuất hiện cùng một lẵng hoa. Nhìn xuống sảnh thấy Mr. Đàm, vị nhạc sĩ 73 tuổi nở nụ cười hiền từ. Đàm Vĩnh Hưng nhanh chóng chạy lên, ôm chầm từ phía sau và hôn lên má ông. Nam ca sĩ không giấu được sự xúc động, những giọt nước mắt của anh lăn dài trên má.
Tiếp theo là những giọt nước mắt, nhiều lời giãi bày, xin lỗi… kết thúc một scandal “xưa nay hiếm” trong showbiz Việt.
Sau 9 năm điều tra, xét xử, vụ “ kỳ án vườn mít” đến hồi kết
Vào ngày 30/8, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã đưa vụ án “Hiếp dâm trẻ em”, “Giết người” ra xét xử đối với bị cáo Lê Bá Mai (31 tuổi, quê Bình Phước). Đây là vụ án được dư luận quan tâm đặc biệt bởi thời gian xét xử kéo dài 9 năm với 6 bản án. Lúc tòa tuyên án tử hình, lúc tha bổng rồi lại tuyên tù chung thân. Vụ án này còn được gọi là Kỳ án vườn Mít vì thời gian xét xử quá dài. Qua thời gian, lời khai của bị cáo, nhân chứng có nhiều mâu thuẫn, chứng cứ buộc tội thiếu thuyết phục, vi phạm về tố tụng.
Theo bản án sơ thẩm, Mai làm thuê cho trang trại của ông Dương Bá Tuân (xã An Khương, huyện Hớn Quảng, tỉnh Bình Phước). Sáng ngày 12/11/2004, trong lúc đi rải phân, Mai thấy Nguyễn Thị Út (SN 1993) và Thị Hằng (SN 1995) đi mót sắn nên lấy xe máy chở Út đến vườn mít để hiếp dâm, dùng quần của nạn nhân siết cổ Út, sau đó vùi xác gần cây mít gần đó.
Sau nhiều lần xét xử và tuyên án, cuối cùng vào chiều ngày 30/8, HĐXX TAND Tối cao tại Tp.HCM đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Lê Bá Mai.
Kết luận vụ siêu xe Rolls-Royce 40 tỷ đồng đâm chết người
Sau quá trình điều tra, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã có kết luận về nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa xe ô tô Rolls-Royce Phantom rồng do ông Trần Xuân Thạch (SN 1966, trú thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) điều khiển và xe máy trên quốc lộ 46 đoạn qua xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An), khiến anh Nguyễn Văn Cường (28 tuổi) và anh Đinh Văn Hiệp (30 tuổi), trú cùng xã Vân Diên tử vong vào ngày 20/8 vừa qua.
Hiện trường vụ tai nạn
Bản kết luận cho biết, căn cứ vào việc xem xét hồ sơ, hiện trường, hướng đi, điểm va chạm, tốc độ đi của hai xe và những dấu vết để lại tại hiện trường, trên xe ô tô và xe máy, kết luận lỗi thuộc về người điều khiển xe máy gây ra. Theo lý giải thì chiếc Rolls-Royce đi cùng chiều với chiếc xe máy. Khi ô tô vượt lên phía bên trái cách chiếc xe máy khoảng 2m thì người điều khiển xe máy đột ngột rẽ trái, khiến người lái ô tô không kịp xử lý. Đây là tình huống bất khả kháng, lỗi do người điều khiển xe máy.
Lương GĐ công ty thoát nước 2,6 tỷ đồng/năm
Theo thông báo của văn phòng UBND TP.HCM nêu kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà về việc hàng loạt công ty nhà nước chi lương lãnh đạo cao vào chiều 26/8, dư luận đã được phen “tá hỏa” khi biết được mức lương của lãnh đạo một số công ty công ích.
Theo đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, trong năm 2012, mức lương của Giám đốc là 2,6 tỉ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng), Chủ tịch hội đồng thành viên là 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng là 1,67 tỷ đồng, lương của Phó Giám đốc là 969 triệu đồng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ chỉ có 5,43 triệu đồng/tháng.
Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn, trong năm 2012, mức lương Giám đốc là 856 triệu đồng/năm, lương của Chủ tịch hội đồng thành viên là 853 triệu đồng, lương của Phó Giám đốc là 584 triệu đồng và lương của Kế toán trưởng là 716 triệu đồng, lương bình quân của người lao động mùa vụ chỉ 4,5 triệu đồng/tháng.
Tổng thống Mỹ tuyên bố chiến tranh với Syria
Ngày 27/8, các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết trên kênh NBC rằng, Mỹ có thể tấn công tên lửa Syria trong 3 ngày, có thể bắt đầu vào thứ năm 29/8. Nguyên nhân tấn công là do phía Syria bị tình nghi dùng vũ khí hóa học chống phe nổi dậy vào ngày 21/8 vừa qua ở gần thủ đô Damascus.
Quân đội Syria
Trước lời tuyên chiến đó, Syria ngay lập tức đã chuẩn bị hơn 8.000 phi công cảm tử để đối phó “những kẻ xâm lược” phương Tây.
Tuy nhiên, cho đến ngày 31/8, Mỹ và đồng minh vẫn chưa can thiệp quân sự vào Syria. Tổng thống Obama cho biết, quốc hội Mỹ sẽ trở lại phiên họp vào ngày 9/9, và bắt đầu thảo luận về các hoạt động ở Syria.
Theo Xahoi
Phúc thẩm lần 3 "Kỳ án vườn mít": VKS đề nghị án tử hình
Chủ tọa phiên tòa Phan Thanh Tùng tuyên bố khai mạc phiên tòa lúc 8h50 phút và bắt đầu thẩm vấn Lê Bá Mai.
Video đang HOT
Bị cáo Lê Bá Mai
Lúc 7h40 sáng 3/8, bị cáo Lê bá Mai được dẫn giải vào tòa. Trước đó, cha mẹ bị cáo có mặt từ rất sớm cùng luật sư Huỳnh Thế Tân, một trong 3 luật sư bào chữa cho bị cáo.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
8h, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có mặt để theo dõi phiên tòa.
Là người quan tâm đến vụ án ngay từ những năm đầu tiên, bà Nguyễn Thị Hoài Thu là người đã viết thư cho chủ tịch nước đề nghị ông lưu tâm đến vụ án.
Cả 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai là Bùi Quang Nghiêm, Huỳnh Thế Tân và Trịnh Thanh cũng đã có mặt tại tòa cùng ông Dương Bá Tuân, chủ trang trại nơi Lê Bá Mai làm thuê cũng đã có mặt.
9h21 phút: Phần thẩm vấn Lê Bá Mai bắt đầu. Lê Bá Mai nói bị cáo khỏe và sẵn sàng cho phiên tòa.
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi Lê Bá Mai còn nhớ ngày 12/11/2004 mình đã làm gì, Mai khẳng định không nhớ ngày đó đã trôi qua quá lâu. Tuy nhiên, bị cáo Lê Bá Mai khẳng định: "Tôi không hiếp dâm và giết cháu Thị Út!"
Chủ tọa phiên tòa cho biết đến nay vụ án này đã có tới 6 bản án, trong đó có bản án Lê Bá Mai đã nhận tội.
Lê Bá Mai khẳng định: "Đó là do cơ quan công an tự thu thập chứng cứ ở hiện trường, bắt bị cáo khai theo yêu cầu của cán bộ điều tra, các cán bộ điều tra đã đánh đập bị cáo để ép cung".
Lê Bá Mai khai: "Sau phiên tòa sơ thẩm bị cáo đã viết đơn kháng cáo. Trong đơn kháng cáo bị cáo không biết bản án sơ thẩm như thế nào, chỉ làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trong quá trình điều tra, VKS Bình Phước nói với bị cáo là nếu bị cáo không khai không nhận thì không xử lý được, nên bị cáo đã nhận để tòa xem xét. Các bản khai của bị cáo, cũng có bản khai có luật sư tham gia theo yêu cầu của cán bộ điều tra VKS".
Bây giờ bị cáo có trình bày điều mình khai cho luật sư biết không? Lúc ấy bị cáo muốn nói mà không nói được.
Chủ tọa đặt câu hỏi: Lúc đầu bị cáo khai không nhớ gì về ngày 12-11-2004, nhưng khi tòa hỏi tiếp về việc bị cáo có chở Út đi không, Út bảo không, hỏi Út làm gì vào ngày đó thì bị cáo nói đi rải phân. Vậy bị cáo nhớ hay không nhớ? Không ai có quyền bắt bị cáo nhận tội, nếu bị cáo nhớ thì tòa hỏi tiếp, còn nếu bị cáo không nhớ thì không hỏi nữa.
9h37, tòa kết thúc thẩm vấn Lê Bá Mai, tiến hành hỏi nhân chứng Điểu Ky.
Luật sư của Lê Bá Mai yêu cầu hỏi riêng nhân chứng Điểu Ky, yêu cầu các nhân chứng Thị Hằng, Điểu Cẩn đi ra ngoài. Chủ tọa phiên tòa đồng ý với yêu cầu này.
Điểu Ky cho biết: "Tối 12/11/2004, tôi đi cùng Điểu Cẩn đến chòi của Mai tìm Út vì nghe nói Út được Mai dẫn đi. Đến chòi tôi hỏi Mai chở Út đi đâu chưa thấy về? Mai trả lời không biết. Đến mấy ngày sau gia đình mới phát hiện ra Út".
Sau khi hỏi xong, tòa mời ông Điểu Ky ra ngoài để hỏi ông Điểu Cẩn.
Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đều có mặt: 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai là Bùi Quang Nghiêm, Huỳnh Thế Tân và Trịnh Thanh; ông Dương Bá Tuân, chủ trang trại nơi Lê Bá Mai làm thuê; gia đình nạn Thị Út nhân gồm ông Điểu Cẩn và Thị Đê (cha và mẹ nạn nhân), Thị Hằng (chị) là nhân chứng...
Ông Điểu Cẩn và bà Thị Đê, cha mẹ của nạn nhân Thị Út tại phiên tòa.
9h44: chủ tọa bắt đầu hỏi ông Điểu Cẩn, cha của Thị Út.
Trước tòa ông Cẩn nói không nhớ được ngày mất của Thị Út, không nhớ con mình học lớp mấy. "9 năm rồi, đã lâu quá rồi nên tôi không còn nhớ nữa" - Ông Cẩn nói
Ông Điểu Cẩn nói khi Út mất tích, ông chỉ đi tìm loanh quanh xung cái ao nhà. Ông Cẩn khẳng định đã đi cùng Điểu Ky đến nhà Lê Bá Mai để tìm Út vào buổi chiều. Vì nghe Hằng nói Mai chở Út đi.
Kết thúc phẩn hỏi, tòa mời ông Điểu Cần ra ngoài và đưa nhân chứng Hằng vào để hỏi tiếp. Hằng cho biết sáng 12-11-2004, Hằng đi với Út mót củ sắn tại rẫy ông Tuân (nơi Lê Bá Mai làm việc). Hằng khẳng định đã thấy Lê Bá Mai chở Út đi. Tiếp đó, đã diễn ra phần hỏi đáp giữa tòa và nhân chứng Hằng:
- Cháu biết Lê Bá Mai trước hay sau ngày xảy ra vụ án?
- Con biết trước. Nhà con cách nhà Lê Bá Mai 100m.
- Cháu có hay qua chỗ Mai ở không?
- Dạ không. Cháu nhìn thấy Lê Bá Mai chở dì Út đi bằng xe máy màu xanh đen. Trên xe máy còn chở một bình xịt và bình nước đá. Bình xịt màu xanh, bình nước đá màu đỏ.
- Bị cáo Mai có đội nón không?
- Dạ có đội nón lá.
- Khi Út đi có dặn cháu trông chừng xe đạp?
- Đúng.
- Khi Út đi cháu có đi theo xe của dì không?
- Con có chạy theo một đoạn khoảng 15m, tới cái cầu con quay lại, vì con không qua cầu được. Cầu là tấm ván nhỏ.
Hằng xác nhận đoạn đường này chính là nơi dẫn đến hiện trường nạn nhân Út nằm.
Trả lời tòa, Hằng xác nhận đã gặp Lê Bá Mai trong nhà một người bạn.
"Khi con đi học về, ba con hỏi sáng nay con và dì Út đi đâu thì con mới kể". Hằng nói không nhớ Út cầm gì, cũng không nhớ Út mặc quần áo màu gì.
10h40, Luật sư Trịnh Thanh hỏi ông Trần Văn Sinh,công an viên của xã An Khương:
- Tại sao khi cơ quan điều tra hỏi anh, anh lại chỉ nói là người thanh niên và cháu Thị Hằng không xác định được?
- Ông Điểu Cẩn đến, tôi không nhận được đơn của ông Điểu Cẩn, ông ấy nói con ông đi mót củ sắn với Thị Hằng và không biết đi đâu mất tích. Hỏi đi đâu thì bảo mót ở gần chòi ông Tuân. Tôi xuống tận chòi hỏi Mai, Mai bảo chú hỏi cháu cháu biết hỏi ai. Tôi và ông Điểu Cẩn cùng Thị Hằng đi qua đường là mương thì thấy dấu xe dừng lại, hiện nay chỗ này đang xây cống. Hằng nói đến đấy không đi nữa.
- Ông có thấy bình xịt trong nhà không?
- Lúc ấy không biết anh Thắng có gom về không, tôi và Huấn và công an xã có lấy quần áo của Mai. Hôm tôi và đồng chí Huấn đến chỉ lấy quần áo tang vật, chứ không để ý vào các tang chứng vật chứng.
10h50 Tòa mời ông Điểu Ky cho luật sư Trịnh Thanh hỏi:
- Ông có nhớ con gái ông là Thị Hằng đã nói gì khi trở về nhà không?
- Tôi không nhớ.
- Trong hồ sơ có ghi con ông nói có một người thanh niên chở Thị Út đi?
- Lúc ấy con có nói với tôi là Mai, nhưng tôi nghĩ Mai chưa có vợ con nên ghi nói là người thanh niên.
Đại diện VKS tối cao hỏi Lê Bá Mai:
- Có lần nào VKS lấy lời khai bị cáo không?
- Có. Tất cả lời khai của tôi hoàn toàn do VKS thẩm vấn.
- Trong những lần lấy lời khai đó, có lần nào có sự tham gia của luật sư không?
- Có.
- Luật sư tham gia với bị cáo trong lúc hỏi cung thế nào?
- Không biết.
- Bị cáo được các cơ quan công an giải thích ra sao về sự tham gia của luật sư?
- Tôi không nhớ
- Tại thời điểm đó bị cáo đã khai với cơ quan công an và VKS rồi. Hôm nay tôi chỉ kiểm tra lại thôi. Nhưng đây là sự kiện có dấu ấn với một con người nên khó quên. Có việc những người dân tộc đến nơi bị cáo ở?
- Không nhớ.
Trước đó, tòa thẩm vấn ông Trần Văn Sinh, công an viên của xã An Khương:
- Ban đầu tôi được đồng chí phó công an xã nói ông Điểu Cẩn trình báo con ông ấy mất tích, trình bày bằng miệng sau đó có làm đơn nộp lên phó công an xã.
- Người ghi lời khai đầu tiên là tôi, ghi lời khai của cháu Hằng?
- Tại sao ông lại ghi lời khai của Hằng?
- Vì đồng chí phó công an xã nói ghi lời khai của Hằng
- Nhưng có thông tin gì lúc đó khiến ông ghi lời khai của Hằng?
- Lúc đó ông Điểu Cẩn báo con mất tích
- Ông ghi thế nào?
- Cháu Hằng có trao đổi với tôi, cháu Hằng và Út đi mót sắn. Lúc ấy Mai kêu Út đi nói chuyện và chở Út đi.
- Nhưng trong biên bản đầu tiên ông chỉ ghi đó là người thanh niên thôi, người đó là ai?
- Tôi và ông Tuân mâu thuẫn, nên tôi không ghi rõ là Mai bởi Mai là người làm của ông Tuân nên tôi ghi chệch đi.
- Tại thời điểm đó Hằng có nói người chở Út đi là Mai không?
- Có. Và tôi cam đoan lời khai đó là đúng.
Viện kiểm sát hỏi ông Điểu Ky:
- Ông nói lại cho rõ khi đi tìm Út ngày 16-11 có đông người không?
- Đông.
- Những người này có đến hiện trường không, ai là người tìm thấy xác chết?
- Tôi.
- Sau đó ông làm gì?
- Tôi la lên và rất nhiều người đến.
Luật sư Trịnh Thanh và luật sư Bùi Quang Nghiêm lần lượt hỏi ông Trần Văn Sinh. Ông Sinh cho biết bấy giờ sau khi vụ việc xảy ra ông và công an xã đến chỉ lấy quần áo tang vật, chứ không để ý vào các tang chứng vật chứng.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm hỏi ông Sinh về mâu thuẫn giữa ông và ông Tuân chủ trang trại. Sau đó luật sư Trịnh Thanh hỏi ông Dương Bá Tuân.
Lúc 11h50 tòa kết thúc phần xét hỏi công khai. Đại diện VKS đưa ra nhận định đủ bằng chứng để khẳng định Mai phạm tội hiếp dâm trẻ em và giết người thông qua lời khai của các nhân chứng và hồ sơ vụ án
Đến 12h10 đại diện VKS nêu quan điểm: "Xét thấy hành vi phạm tội là nguy hiểm và ảnh hưởng xấu tới xã hội. Trong quá trình tố tụng bị cáo quanh co chối tội. Vì vậy đề nghị của VKS là có cơ sở, bởi tất cả bằng chứng, lời khai trong hồ sơ, lời khai nhân chứng tại tòa đều phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo Lê Bá Mai.
Bởi vậy, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo và ông Dương Bá Tuân, chấp nhận kháng cáo của VKS Bình Phước, sửa bản án sơ thẩm thành hình phạt tử hình cho cả 2 tội hiếp dâm và giết người".
Theo bản cáo trạng, khoảng 6h ngày 12/11/2004, Lê Bá Mai đi rải phân trong vườn thì nhìn thấy hai em bé (Thị Út và Thị Hằng, ngụ tại xã An Khương, huyện Hớn Quanrm, tỉnh Bình Phước) đang mót sắn cách chỗ Mai khoảng 50m.
Mai kêu bé Thị Út lên xe máy chở đến khu vực vườn mít dùng tay đánh vào gáy khiến Út bất tỉnh rồi hiếp dâm. Sau khi thực hiện xong hành vi, sợ Út tố cáo nên Mai đã lấy quần của nạn nhân siết cổ cho đến chết rồi vùi xác vào gốc cây mít và trở về chòi tắm rửa, ăn cơm như không có chuyện gì xảy ra.
Ngày 16/11/2004 gia đình Út đi tìm và phát hiện xác con mình trong phần đất thuộc trang trại của ông Dương Bá Tuân. Ngày 17/11/2004 Lê Bá Mai bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giết người và hiếp dâm trẻ em.
Lê Bá Mai đã bị hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình. Tuy nhiên, bản án này bị viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm và hội đồng thẩm phán TAND tối cao tuyên hủy, yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Do kết quả điều tra lại không có gì mới, không giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nên tại phiên tòa sơ thẩm lần hai (24/5/2011), TAND tỉnh Bình Phước tuyên Mai vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Ngay sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước kháng nghị bản án.
Ngày 19/6/2012, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 2. Phiên tòa sơ thẩm lần 3 diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước được, ngày 5/1/2013 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tuyên phạt mức án tù chung thân đối với bị cáo Lê Bá Mai về tội giết người, 18 năm về tội hiếp dâm trẻ em, tổng hình phạt mà bị cáo Mai lãnh là chung thân và buộc phải bồi thường cho gia đình bị hại 81 triệu đồng.
Vụ án kéo dài gần 10 năm gây mệt mỏi cho không chỉ bị hại mà cả gia đình bị cáo đồng thời cũng tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của các cơ quan tố tụng. Với một vụ án, một sự việc nhưng có trải qua nhiều lần xét xử cho các kết quả bản án khác nhau nên vụ án này còn được coi là "kỳ án" trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Vụ án này kéo dài 10 năm, trải qua nhiều phiên xét xử với nhiều bản án khác nhau. Tham gia bào chữa cho Lê Bá Mai là ba luật sư Bùi Quang Nghiêm, Huỳnh Thế Tân và Trịnh Thanh.
Lê Bá Mai từng bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên án tử hình về hai tội "hiếp dâm trẻ em" và "giết người". Sau đó, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM cũng xử y án sơ thẩm. Tuy nhiên, cả hai bản án tuyên tử hình Lê Bá Mai đều bị cấp giám đốc thẩm hủy án.
Xử sơ thẩm lại lần hai, Mai được TAND tỉnh Bình Phước tuyên vô tội, trả tự do tại tòa nhưng sau đó tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM ký lệnh bắt tạm giam trở lại, đồng thời tuyên hủy bản án, đề nghị TAND tỉnh Bình Phước xử lại.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ ba, TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai án tù chung thân nhưng tiếp tục bị Viện KSND tỉnh Bình Phước kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tăng án lên tử hình.
Theo Xahoi
Luật sư vạch 22 điểm sai phạm trong "kỳ án vườn mít" Dù cảm giác Lê Bá Mai phạm tội nhưng nếu cơ quan tố tụng không đủ bằng chứng thì không thể kết tội. Và tôi khẳng định không hề có việc Lê Bá Mai phạm tội. Luật sư Trịnh Thanh đưa bản đồ vẽ lại hiện trường vụ án để bào chữa tại tòa - Ảnh: Thuận Thắng Chiều 30/8, phiên xử phúc...