Motorola dừng sản xuất điện thoại phổ thông
Các mẫu giá rẻ không đem lại nhiều lợi nhuận cho hãng, nên Motorola có thể đã quyết định từ bỏ và tập trung hơn cho thị phần smartphone của mình.
Gleam , một trong những mẫu điện thoại cơ bản ra mắt gần đây nhất của Motorola.
Theo trang Commercial Times của Trung Quốc, Motorola Mobility có thể sẽ từ từ loại các dòng điện thoại cơ bản khỏi kế hoạch phát triển và chính thức dừng hẳn vào cuối năm nay. Thay vào đó, hãng sẽ tập trung hoàn toàn cho các smartphone.
Tính trên thị trường hiện nay, các dòng smartphone giá rẻ Android đã bắt đầu lấn sân sang thị phần của điện thoại phổ thông. Về phía Motorola, các dòng điện thoại cơ bản với mức giá hợp túi tiền không phải là thứ đem lại lợi nhuận chính cho hãng. Motorola tuy chưa thực sự nổi bật như Samsung, nhưng vẫn đang làm rất tốt với Android và từ đó thu về những khoảng tiền không nhỏ. Từ đó có thể thấy, việc quyết định chuyển hẳn sang smartphone là chiến lược hợp lý trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, nếu quyết định trên của Motorola là có thực, thì sẽ gây không ít rắc rối cho Arima Communications, công ty Đài Loan được Motorola thuê để sản xuất và lắp ráp các mẫu điện thoại phổ thông của hãng, cũng như hầu hết các smartphone cơ bản, tầm thấp.
Video đang HOT
Theo vietbao
Chống "sốc" cho trẻ vào lớp 1
Thiếu sự chuẩn bị cho những thay đổi từ hoạt động giáo dục mang tính vui chơi ở bậc mầm non sang tiếp nhận kiến thức ở bậc phổ thông là lý do mà nhiều trẻ khi vào lớp 1 bị "sốc" học đường. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài tới việc học tập của trẻ.
Khởi đầu gian truân
Ở mầm non, trẻ quen với sự săn sóc của cô giáo và gia đình, bởi thế, từ các hoạt động mang tính vui chơi giải trí là chính chuyển sang môi trường học tập nghiêm túc dễ làm trẻ bị "khớp".Trong khi,nhiều gia đình vẫn chủ quan ở khâu chuẩn bị, tạo nền tảng hỗ trợ con vào lớp 1, mà thường giao phó hết cho GV. Trong khi chính GV vì quá tải hay thiếu kinh nghiệm, thiếu kiên nhẫn với trẻ cũng phần nào làm cho quá trình thích nghi với môi trường mới của học sinh gặp khó khăn hơn.
Niềm vui trong "Ngày đầu tiên đi học" của trẻ lớp 1.
Một phụ huynh ở Q.Tân Bình, TPHCM kể lại, trước đây chị nghĩ con vào lớp 1 thì chỉ cần biết nhiều chữ để không chán học và thua kém bạn bè, nên từ khi con học lớp lá, cháu đã được đi luyện chữ, làm toán. Vậy nhưng, khi đi học, cháu lại sợ trường lớp một thời gian dài, làm cả gia đình "điêu đứng" theo.
"Sáng sớm, thấy bố mẹ dắt xe ra là cháu khóc, nằng nặc đòi ở nhà. Đưa con vào lớp, tôi quay đi ngay vì sợ thấy mẹ cháu sẽ mè nheo. Sau cả tuần, cô giáo mới thông báo thời gian rồi cháu luôn chạy ra khỏi lớp, ngồi trước cổng trường nhất quyết không chịu vào học", bà mẹ cho hay.
Không ít phụ huynh có con bắt đầu đến trường gặp phải hoàn cảnh như vậy, trẻ không thích thú với môi trường mới, không biết chăm sóc bản thân, học không tập trung, chưa biết cách thiết lập quan hệ với bạn bè, thầy cô... Nhiều em có xuất hiện triệu chứng hoảng sợ như sốt, nôn ói, tè dầm...
Vì sao trẻ "sợ lớp 1" như vậy? Phải chăng do trẻ chưa được chuẩn bị tâm sinh lý - các kỹ năng cơ bản để thích nghi với môi trường học tập mới. Điều này có thể dẫn đến việc sợ trường học, ảnh hưởng không tốt tới quá trình học tập lâu dài của trẻ.
Giúp trẻ sẵn sàng vượt "cửa ải"
Sự thành công của trẻ trong năm đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến kết quả các năm tiếp theo. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, 80% sự khác biệt trong kết quả học tập của HS lớp 4 có được từ khi trẻ bắt đầu đến trường.
Các chuyên gia giáo dục nhấn mạnh, phương pháp học hiện đại đòi hỏi sự chuẩn bị tốt nhất giữa người học và người dạy. Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đi học là công việc quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và hỗ trợ lẫn nhau giữa nhà trường và phụ huynh.
Môi trường học tập thân thiện, gần gũi ở bậc tiểu học giúp trẻ thích thú với việc đến lớp.
Để trẻ có sự chuyển tiếp thuận lợi giữa hai môi trường khác biệt này, trẻ cần được chuẩn bị về tâm sinh lý, thể lực, khả năng tập trung, nhận thức về bản thân, xã hội... tốt nhất là bằng cách làm quen, trải nghiệm thực tế với môi trường mới.
NGƯT Nguyễn Hoa Mai, hiệu trưởng hệ thống trường DL Quốc tế Việt Úc cho biết, với lợi thế là hệ thống trường học xuyên suốt các cấp học, nên bậc mầm non và tiểu học tại trường Quốc tế Việt Úc có điều kiện tìm hiểu môi trường giáo dục của nhau. GV lớp 1 đều được tập huấn và trực tiếp đến dự ở lớp lá, tăng hiểu biết về tâm lý trẻ mầm non để có cách tiếp nhận học trò thích hợp. Còn GV mầm non được dự tiết học của lớp 1 để biết khi trẻ đi học chính thức sẽ gặp những khó khăn gì để chuẩn bị cho trẻ.
Các hoạt động ở lớp lá giúp trẻ đạt được "chuẩn" phát triển theo độ tuổi và theo khả năng của mỗi trẻ như: vận động thể lực, sự dẻo dai, phát triển cơ tay giúp cho việc cầm bút sau này rèn tính chủ động cho trẻ trong việc bày tỏ suy nghĩ và những hoạt động phục vụ bản thân...
"Ngoài ra, trường còn tổ chức hoạt động cho học sinh lớp lá thăm trường tiểu học và giao lưu với các anh chị, thầy cô ở lớp lớn để trẻ hiểu hơn về môi trường sắp tới của mình. Điều này giúp trẻ trở nên háo hức với cấp học mới, tránh được việc "sốc" học đường", bà Mai cho hay.
Đối với học sinh mới vào trường, không có sự chuyển tiếp này, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia khóa hè 6 tuần tại trường Việt Úc mang tính chất làm quen về thể chất, tâm lý. Môi trường học tập thân thiện, gần gũi được thiết kế sinh động tương đồng với lớp học của trẻ ở mẫu giáo giúp trẻ tránh được sự hụt hẫng hướng đến sự thích nghi với những thay đổi sắp tới về giờ giấc học tập, nội quy, quan hệ bạn bè, thầy cô...
Cùng với nhà trường, gia đình cần hỗ trợ để những thay đổi trên trở thành hoạt động thích thú với trẻ để các em tự tin, vững vàng vượt "cửa ải" đầu tiên trong cuộc đời. Khi đó ngày đầu tới trường của bé sẽ là những niềm vui để tiếp bước đến những thành công phía trước.
Theo dân trí
Vấn Kiếm thắng lớn trên mọi "mặt trận" Là một game mobile, thị trường quan trọng nhất đối với Vấn Kiếm vẫn là GMO phổ thông, bởi đa số game thủ Việt Nam vẫn dùng điện thoại chạy với các hệ điều hành cũ. Do chất lượng tốt, đồ họa tuyệt vời, hệ thống nhiệm vụ phong phú, cộng thêm cách quảng bá thông minh, khôn khéo, NPH Minh Châu đã...