Motorola chiến thắng vụ kiện công ty Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ, thu về 764,6 triệu USD
Đây là một trong số rất nhiều vụ kiện mà các tập đoàn công nghệ của Mỹ cáo buộc các công ty Trung Quốc đã đánh cắp các sáng chế của mình.
Mới đây, tập đoàn Motorola đã giành chiến thắng trong một vụ kiện trị giá 767,6 triệu USD, sau khi thẩm phán tại Chicago tuyên bố công ty Hytera Communication của Trung Quốc đã đánh cắp các tài liệu bí mật liên quan đén công nghệ liên lạc radio 2 chiều của Motorola.
Theo đó, Motorola sẽ nhận được 345,8 triệu USD tiền đền bù và 418,8 triệu USD cho các thiệt hại liên quan khác. Các luật sư của Motorola cho biết, họ sẽ tiếp tục yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết cấm các sản phẩm liên quan tới công nghệ radio mà Hytera đánh cắp cảu Motorola tại thị trường Mỹ.
Theo cáo buộc, Hytera đã đánh cắp công nghệ thông qua việc khai thác các kỹ sư từng làm việc cho Motorola
Vụ kiện này lại một lần nữa cho thấy, các công ty công nghệ của Mỹ đang rất mạnh tay cáo buộc các công ty Trung Quốc về việc đánh cắp nhân viên và công nghệ của mình. Theo cáo buộc của Mỹ, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là để chuyển mình từ “công xưởng của thế giới” trở thành một “cường quốc kinh tế”.
Giám đốc điều hành của Motorola cho biết, chiến thắng này vô cùng quan trọng đối với tập đoàn Motorola, khi mà “Hytera đã kiếm lời từ mồ hôi công sức, cũng như trí tuệ của các kỹ sư hàng đầu tại tập đoàn của chúng tôi.”
Trong khi đó, ở phía bên kia chiến tuyến, Hytera tỏ ra hết sức thất vọng với phán quyết của tòa án, bởi “công nghệ radio này là do chính bọn họ tạo ra.”
Video đang HOT
Vụ kiện giữa Hytera và Motorola liên quan đến công nghệ Radio hai chiều được sử dụng trong bộ đàm
Vụ kiện của Motorola với Hytera chỉ là một trong rất nhiều những vụ kiện khác liên quan đến cáo buộc “Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ của người Mỹ”, khi mà mới đây thôi, các công tố viên Mỹ đã cáo buộc ông lớn Huawei của Trung Quốc về việc “sử dụng công nghệ đánh cắp từ Mỹ trong suốt hàng thập kỷ qua.”
Quay trở lại với Motorola, họ cho biết công nghệ Radio của mình đã bị Hytera đánh cắp thông qua việc thuê các kỹ sư đã từng làm việc cho Motorola, từ đó khai thác hàng ngàn tài liệu công nghệ bí mật của tập đoàn này.
Còn về phía Hytera, họ cáo buộc Motorola đang sử dụng các công cụ pháp lý cũng như vị thế của mình trên thị trường để chèn ép, thậm chí là triệt hạ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Phát ngôn viên của Hytera cho biết họ sẽ kháng án đến cùng để đòi lại công bằng cho công ty.
Theo GenK
Apple bị công ty bán phần mềm giả lập iOS kiện ngược, cho rằng Apple đang lợi dụng mình để "đánh chết jailbreak"
Công ty này còn cho rằng Apple vẫn đang được hưởng lợi từ việc jailbreak iOS theo nhiều cách khác nhau, bao gồm việc mang các tinh chỉnh jailbreak trở thành tính năng của iPhone.
Apple ở thời điểm hiện tại đang dính phải những vụ kiện luật phát có liên quan tới Corellium, một công ty chuyên cung cấp phần mềm giả lập iOS. Theo đó, Apple đã đệ đơn kiện Corellium về việc vi phạm bản quyền bởi công ty này đã tạo ra một phần mềm sao chép nền tảng hệ điều hành iOS và phân phối nó cho các chuyên gia bảo mật.
Vụ kiện tụng đã và đang diễn ra kể từ tháng 8/2019 vừa qua, tuy nhiên gần đây vào tháng 12, mọi thứ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khi Apple đã sửa đổi các văn bản kiện tụng kèm theo hồ sơ của Đạo luật Bản quyền Kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA), cho rằng việc jailbreak các thiết bị iOS là vi phạm đạo luật DMCA, chỉ trích Corellium đã tạo điều kiện cho các hacker bẻ khóa nền tảng iOS của mình thông qua các chương trình giả lập iOS.
unc0ver - công cụ jailbreak iOS 11 và iOS 12 phát triển bởi các lập trình viên
CEO của Corellium, bà Amanda Gorton, đã đáp trả hồ sơ DMCA của Apple, cho rằng việc Apple kiện Corellium sẽ khiến cho các lập trình viên, nhà nghiên cứu bảo mật, nhà phát triển và những người dùng jailbreak iOS phải quan ngại.
"Hồ sơ của Apple khẳng định rằng bởi vì Corellium tạo điều kiện "cho phép người dùng bẻ khóa" cũng như "cho phép một hoặc nhiều người dùng có thể truy cập để phát triển các phần mềm bẻ khóa", nên bản thân Corellium đang vi phạm đạo luật DMCA. Nói cách khác, Apple khẳng định bất kì ai cung cấp một công cụ cho phép mọi người có thể bẻ khóa và bất kì ai hỗ trợ trong việc bẻ khóa iOS đều đang vi phạm đạo luật DMCA. Apple nhấn mạnh điều này bằng cách liệt kê công cụ unc0ver là "bất hợp pháp", tuyên bố công cụ này "được thiết kế với các công nghệ tương tự" với chương trình giả lập iOS của Corellium."
Chương trình giả lập hệ điều hành iOS của Corellium
Chưa hết, Corellium còn cáo buộc Apple sử dụng chính vụ kiện của mình nhằm mục đích "đánh chết jailbreak", cũng như tìm kiếm các biện pháp để loại bỏ các công cụ jailbreak được phát hành công khai. Gorton cho rằng nhiều lập trình viên và nhà nghiên cứu bảo mật vẫn đang dựa vào jailbreak để có thể kiểm tra mức độ bảo mật cho ứng dụng của họ và các ứng dụng bên thứ 3. Cô cũng nhấn mạnh rằng Apple vẫn đang được hưởng lợi ích từ việc jailbreak iOS, khi biến các tinh chỉnh jailbreak trở thành các tính năng của iPhone.
"Không chỉ riêng các lập trình viên dựa vào jailbreak để bảo vệ người dùng cuối, bản thân Apple cũng được lợi từ cộng đồng jailbreak theo nhiều cách khác nhau. Rất nhiều tính năng của iOS hiện nay có nguồn gốc từ các tinh chỉnh jailbreak (tweak) trước đó và được Apple sao chép lại, bao gồm chế độ Dark Mode, Trung tâm điều khiển và các menu ngữ cảnh.
Ngoài ra, những người tạo ra công cụ jailbreak cũng chính là những người giúp cho nền tảng iOS trở nên bảo mật hơn. Lập trình viên của công cụ jailbreak unc0ver nổi tiếng đã được Apple thừa nhận và tin tưởng vì đã hỗ trợ phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong nhân kernel của iOS - một lỗ hổng mà anh ấy phát hiện ra trong khi sử dụng chương trình giả lập của Corellium."
Nhiều tính năng trên các bản iOS mới có nguồn gốc từ các tinh chỉnh jailbreak trước đây (tweaks)
Amanda Gorton nhấn mạnh Corellium đã và đang sẵn sàng để "đáp trả" lại Apple trong vụ kiện lần này. Về phía Apple, công ty vẫn đang tiếp tục tìm kiếm biện pháp để ngăn chặn Corellium phân phối chương trình giả lập hệ điều hành iOS. Apple muốn Corellium phải tiêu hủy toàn bộ các tài liệu vi phạm, đền bù thiệt hại cho phần lợi nhuận bị mất cũng như phí thuê luật sư.
Theo GenK
Cựu kỹ sư Google bị bắt với 33 tội danh, trong đó có đánh cắp bí mật thương mại Bộ Tư pháp Mỹ vừa thông báo 33 tội danh của cựu kỹ sư Google Anthony Levandowski, bao gồm hành vi đánh cắp và nỗ lực đánh cắp bí mật thương mại. Anthony Levandowski Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cáo buộc Levandowski lấy cắp tài liệu tuyệt mật của Google sang Uber. Ông này từng làm việc cho dự án xe tự lái...