Một xã, hai thủ khoa
Đến xã Mão Điền (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) hỏi thăm nhà thủ khoa ĐH Y thường bị người dân ở đây hỏi ngược lại: Thủ khoa Y Hà Nội hay Y cổ truyền.
Thủ khoa Đại học Y Hà Nội là Lương Trọng Vinh (xóm Ba Giữa) với 29,5 điểm còn người đỗ thủ khoa Học viện Y dược học cổ truyền là Nguyễn Thị Trang, xóm Nội với 26,5 điểm. Vinh và Trang đã học cùng nhau từ năm lớp 6 tới lớp 12.
Mặc dù đỗ thủ khoa Đại học Y Hà Nội với số điểm chót vót nhưng Lương Trọng Vinh vẫn còn chút nuối tiếc. Vinh tâm sự: “Em thi 2 trường Đại học: Y Hà Nội và Ngoại thương ở hai khối B và A. Khi thi ở Ngoại thương em sơ sẩy ở môn Toán nên chỉ đạt 27 điểm”.
Đỗ cả hai trường, nhưng Vinh quyết tâm đi học ngành Y với mong muốn sẽ chữa bệnh cho nhiều người và… dễ xin việc. Vinh cười hiền: Em lười học lắm, chẳng mấy khi em học quá 23 giờ đêm. Lúc học thì thậm chí vẫn ngó ti vi, nghe nhạc. Nhưng Vinh đặc biệt ghét game online. Ban đầu, bố mẹ mua cho máy tính, Vinh cũng dành khá nhiều thời gian chơi game nhưng sau này chán vì cho rằng: game chả có ích lợi gì, chỉ làm cho mình đau mắt, mỏi lưng mà thôi.
Tuy nhiên, cũng chính vì không đặt nhiều áp lực cộng với sự thông minh nên Vinh học khá thoải mái và tiếp thu dễ dàng các kiến thức được học và giành được kết quả cao trong kỳ thi đại học vừa qua. Thi hai khối nên Vinh phải căng sức cho hai môn Lý và Sinh, nhưng cậu không nản và đặt quyết tâm cao ngay từ đầu năm học.
Đôi bạn cùng tiến Nguyễn Thị Trang và Lương Trọng Vinh
Ông Lương Trọng Vĩnh, bố của Vinh cho biết, ông không bất ngờ vì kết quả thi đại học của Vinh vì khátin tưởng vào sức học con mình. Từ bé đến nay, Vinh luôn là học sinh giỏi toàn diện với hơn 50 giấy khen, bằng khen, bằng chứng nhận… ở nhiều cấp được bố mẹ ép plastic hoặc đưa vào khung treo cẩn thận trên tường nhà. Hoàn cảnh gia đình vẫn khó khăn, cả nhà chỉ trông chờ vào vài sào ruộng và tiền ông chạy chợ buôn bán cá giống.
Video đang HOT
Cách nhà Vinh khoảng 2 km là nhà thủ khoa Học viện Y dược học cổ truyền Nguyễn Thị Trang. Cô bé khá hiền lành nhưng lại có năng khiếu văn nghệ đáng nể này xuất thân từ một gia đình nông dân có 4 chị em. Hai chị gái của Trang cũng đang học Đại học ở Hà Nội, gia đình làm nghề nông nên cuộc sống sắp tới của Trang chắc chắn sẽ khá vất vả.
Các chị của Trang đều đi làm gia sư kiếm thêm tiền, Trang cũng đang tính sẽ đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ. Do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên Trang không đi học thêm ở ngoài mà tự tìm kiếm tài liệu trên mạng để học theo chuyên đề hoặc mượn bạn bè đi photocopy về tự học. Thời gian học của Trang được bố trí hợp lý, ngủ trước 21 giờ tối và 4 giờ sáng tiếp tục dậy học.
Thời gian còn lại, em giúp bố mẹ nuôi lợn, nấu cơm, dọn nhà… Thương bố mẹ, Trang chi tiêu tằn tiện: Sáng em mang cơm ở nhà đến lớp để trưa ăn, quyển vở nháp của em thường được nháp 2 lần: lần đầu bằng bút chì, lần sau mới nháp bằng bút mực.
Ước mơ của Trang giản dị: “Mẹ em bị căn bệnh viêm xoang hành hạ, hàng năm mất khá nhiều tiền cho việc chạy chữa, em mong sau này có thể giúp mẹ chữa khỏi bệnh bằng chính các bài thuốc dân gian và kiến thức về y học cổ truyền được học ở trường”.
Theo VNE
Thủ khoa nghèo ĐH Y mong xem xét việc nhập ngũ
Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến đầy tâm tư khi nhận được yêu cầu có mặt ở nhà để nhận lệnh nhập ngũ. Gia đình nghèo nên em có nguyện vọng sớm trở thành một bác sĩ giỏi.
Thủ khoa nhà nghèo, không sử dụng Internet
Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua, tân thủ khoa ĐH Y Hà Nội là em Nguyễn Hữu Tiến (xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã xuất sắc đạt 29,5 điểm.
Sau thời gian khám xét tuyển năm lớp 11 và năm lớp 12 tại xã và lần khám sức khỏe tại bệnh viện huyện, ngày 31/7 Tiến nhận được giấy trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Hữu Tiến chia sẻ: "Trong thông báo của Ban chỉ huy quân sự huyện Ứng Hòa yêu cầu em phải thường xuyên có mặt tại gia đình, địa phương nơi cư trú từ ngày trúng tuyển đến hết ngày 15/9/2013 để nhận lệnh gọi nhập ngũ và bàn giao cho đơn vị quân đội".
Điều này khiến Tiến cảm thấy rất bất ngờ. Khi niềm vui đỗ thủ khoa chưa đầy bao lâu thì giờ đây giấc mơ vào giảng đường của em tạm hoãn lại. Tiến cho biết, nguyện vọng của em và gia đình là được trở thành sinh viên trường ĐH Y. Đây cũng là niềm đam mê từ nhỏ của Tiến.
Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến (áo xanh) cùng em trai.
Trước quy định nhập ngũ, Tiến chia sẻ: "Việc rèn luyện trong môi trường quân đội là điều tốt. Nhưng đối với hoàn cảnh cá nhân, em sẽ gặp nhiều khó khăn. Em lo lắng rằng, liệu sau hai năm rèn luyện, kiến thức của em có được giữ nguyên để làm hành trang tốt bước vào trường ĐH Y hay không?".
Chia sẻ về việc học phía trước, Tiến cho biết: "Em theo ngành bác sĩ đa khoa, sẽ học 6 năm trên giảng đường. Nếu học thêm về chuyên khoa và cao học thì em mất tất cả 10 năm. Khi đi nghĩa vụ quân sự, thời gian sẽ kéo dài thêm 2 năm nữa thì quá dài đối với gia đình".
Tiến sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Được biết, gia đình em có 4 người con. Cả hai chị gái và em trai sinh đôi của Tiến đều học giỏi. Vừa qua, em trai Hữu Tiền cũng thi đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Để có kinh phí lo lắng cho các con, bố mẹ Tiến phải làm đủ công việc nặng nhọc. Bố của Tiến làm thuê ở thành phố, mẹ ở nhà làm ruộng.
Gia đình nghèo không có điều kiện nên Tiến hầu như không sử dụng mạng Internet. Em chỉ vào mạng xem điểm một số lần. Ngoài việc học, Tiến phải làm hết các công việc phụ giúp gia đình như việc đồng áng, chăn nuôi gia súc...
Năm nay, để có tiền lo cho hai anh em thi đại học, bố mẹ Tiến đã phải bán cả đôi bò tăng gia sản xuất. Tài sản gia đình hiện giờ không còn gì giá trị. Vì vậy, Tiến mong muốn chú tâm vào học tập để có thể rút ngắn thời gian trở thành bác sĩ thành đạt.
Ước mơ của Tiến là có thể làm cho gia đình mình thoát nghèo và chữa bệnh cho nhiều người nghèo bằng cái tâm trong sáng của người bác sĩ. Tiến cho biết: "Em thích ngành y từ khi bị mổ ruột thừa. Lúc đó em rất sợ. Em hiểu được đau ốm, bệnh tật sẽ khổ như thế nào. Em mong muốn được giúp đỡ mọi người, nhất là những người nghèo".
Hi vọng được trở thành tân sinh viên trường Y
Trước hoàn cảnh cá nhân, Tiến mong muốn các cấp chính quyền có thể xem xét, tạo điều kiện cho em theo học trường ĐH Y. Hiện tại, chính quyền xã Phương Tú cho biết, sẽ họp bàn về trường hợp của Tiến.
Thủ khoa ĐH Y chia sẻ: "Cũng có người khuyên gia đình em nên gửi đơn lên huyện để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân em và gia đình. Điều này còn đợi vào sự quyết định của bố mẹ em nữa".
Chàng trai này cũng cho biết: "Nhận được tin nhập ngũ, bố mẹ em cũng buồn vì mong muốn em sớm được đi học hơn. Hiện tại em không có sự chọn lựa. Nếu có quyết định đi nhập ngũ thì em sẽ nghiêm chỉnh thực hiện. Vì đó vừa là luật vừa là trọng trách bảo vệ Tổ quốc. Nhưng em vẫn có khát khao được đi học hơn hết".
Qua đây, Tiến cũng bày tỏ quan niệm: "Là thanh niên Việt Nam, ai cũng đều hướng tới việc học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên theo em, tùy từng hoàn cảnh mà mỗi con người có cách yêu nước phù hợp. Trong thời điểm này, em có thể chưa đi nghĩa vụ quân sự nhưng lại chọn cánh học thật tốt để xây dựng đất nước. Em nghĩ đó cũng là một mong muốn tích cực, một việc làm tốt".
Theo Tiến, nếu đi nghĩa vụ quân sự thì em cố gắng rèn luyện và sẽ trở lại giảng đường ĐH Y sau 2 năm. Vì em nghĩ mình thực sự yêu thích và hợp với ngành y.
QUYÊN QUYÊN
Theo Infone
ĐH Y dược TPHCM: Tỷ lệ "chọi" của nhiều ngành giảm Năm nay, trường ĐH thuôc hàng "top" ở TPHCM có lượng hô sơ giảm hơn năm ngoái hơn 1.500 hô sơ. Nhiêu ngành có tỉ lê "chọi" giảm dù chỉ tiêu tăng. Năm ngoái, ngành Xét nghiêm Y học có tỷ lê "chọi" cao nhât lên đên 1/36,2 nhưng năm nay chỉ còn 1/21. Chỉ tiêu ngành Bác sĩ Răng hàm mặt giảm...