“Một việc phải làm” sau khi hết kinh nguyệt để phòng ung thư vú: BS cảnh báo phụ nữ tuổi 25 nên làm đều đặn
Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường trong quá trình khám, đặc biệt là phát hiện ra các thay đổi ở ngực mà trước đây chưa từng thấy thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Trung bình cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh. Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), trong năm 2020 có tới hơn 2,2 triệu phụ nữ được phát hiện ung thư vú và có tới gần 685.000 trường hợp tử vong.
Sau khi hết kinh nguyệt, có một việc phụ nữ nên làm ngay đó là: Tự khám ngực.
Lý do bởi: Ngực của phụ nữ mềm hơn từ 1 đến 2 ngày sau kỳ kinh, do đó khám vào thời điểm này ít đau và chính xác hơn. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường trong quá trình khám, đặc biệt là phát hiện ra các thay đổi ở ngực mà trước đây chưa từng thấy thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Theo Giáo sư Du Shih-hsing (Khoa Y thuộc Đại học Y Đài Bắc, đồng thời là trưởng Khoa Phẫu thuật Tổng hợp của Bệnh viện Liên kết Đại học Y Đài Bắc, Trung Quốc): Phụ nữ có thể tận dụng thời gian tắm để quan sát tình trạng ngực của mình. Thói quen này giúp chị em dễ dàng phát hiện những bất thường và điều trị sớm.
Vị Giáo sư nói, mặc dù ung thư vú thường biểu hiện dưới dạng khối u, nhưng không phải lúc nào u vú cũng có thể sờ thấy được.
Vì vậy, chị em cũng nên thận trọng khi quan sát thấy một số đặc điểm sau đây:
- Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay.
- Xuất hiện khối u cứng ở vú.
- Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng.
- Quầng vú, núm vú thay đổi về màu sắc hay các thay đổi khác như xuất hiện nếp nhăn hoặc bị đóng vảy.
Video đang HOT
2 bước tự khám ngực tại nhà, phụ nữ sau tuổi 25 nên biết
Bước 1:
Kiểm tra: Kiểm tra kỹ xem kích thước hai bên vú có cân đối hay không, có chỗ lồi lõm bất thường nào không, có vết lõm hay chàm trên da và núm vú không…
Bước 2:
Chạm: Trước tiên hãy thoa nước xà phòng lên ngực, dùng tay ấn từng vị trí trên ngực theo hướng hình tròn từ giữa ra, hoặc từ trên xuống dưới cho đến khi đã kiểm tra hết toàn bộ phần ngực. Vừa làm vừa cảm nhận xem có u sưng nổi cục bất thường không. Tiếp theo, bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp đầu vú để kiểm tra xem có dịch tiết ra không.
Nhiều phụ nữ cho rằng nếu sinh hoạt bình thường, gia đình không có tiền sử ung thư vú và bản thân chăm chỉ tập thể dục thì sẽ không sợ ung thư vú hình thành. Tuy nhiên theo Giáo sư Du Shixing, sau khi ngực của phụ nữ phát triển đầy đủ, họ đều có khả năng mắc một số vấn đề về vú. Nếu như phụ nữ trẻ thường mắc u xơ lành tính, thì những phụ nữ trên 25 tuổi lại dễ mắc ung thư vú hơn.
Đặc biệt khuyến cáo phụ nữ trên 20 tuổi (hoặc đã bắt đầu có kinh) nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để siêu âm ngực 1 đến 2 năm một lần, ngay cả khi không có triệu chứng đặc biệt hoặc bất thường nào ở ngực. Vì tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng tăng (đặc biệt là ở độ tuổi từ 40 đến 50, độ tuổi dễ mắc bệnh ung thư vú nhất). Phụ nữ lớn tuổi cần chăm sóc bản thân hơn, tốt nhất là nên sàng lọc ung thư vú hàng năm.
3 phương pháp khám sàng lọc ung thư vú hữu ích nhất
1. Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh không chỉ có thể phát hiện ung thư vú giai đoạn 0, mà còn có thể phát hiện bệnh thông qua các điểm vôi hóa bất thường hoặc khối u nhỏ tới 0,5 cm.
Nghiên cứu ở các nước châu Âu và châu Mỹ khẳng định rằng chụp nhũ ảnh thường xuyên cho phụ nữ trên 50 tuổi có thể giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú từ 20 đến 30%. Vì vậy, phụ nữ trên 40 tuổi và nhóm có nguy cơ cao trên 30 tuổi được khuyến cáo nên chụp nhũ ảnh mỗi năm 1 lần.
2. Siêu âm vú
Siêu âm vú khá nhẹ nhàng, không gây đau đớn và chi phí cũng rất rẻ. Tuy nhiên, siêu âm đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm. Ngoài ra, một số vi vôi hóa xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư vú cũng khó được tìm ra thông qua siêu âm.
3. MRI
Sử dụng MRI để kiểm tra vú có hiệu quả 100% trong sàng lọc ung thư vú, đây là phương pháp kiểm tra tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, MRI đắt tiền, mất nhiều thời gian, không phù hợp cho sàng lọc cộng đồng.
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ'
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Dù hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày nhưng nó có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.
Các thay đổi cơ thể trước kỳ "đèn đỏ" biểu hiện khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng phổ biến là đau nhức ở ngực, nặng, sưng và nhạy cảm ở núm vú. Một số người thậm chí còn cảm thấy đau ở vùng dưới cánh tay.
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân đau ngực trước kỳ kinh
Hàm lượng hormone estrogen và progesterone của bạn thường dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone quan trọng này chuẩn bị cho ngực và hệ thống sinh sản của bạn sẵn sàng mang thai.
Các mô ở ngực của bạn phản ứng với những hormone này và được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau ngực theo chu kỳ.
Nguyên nhân chính gây đau ngực trước kỳ kinh ở chị em là do tăng tiết tố estrogen, hormone nữ, khiến cứng các mô ở ngực do đó làm ngực cương lên. Tình trạng này thường diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, đây là tình trạng bình thường và không có gì đáng báo động, trừ khi ngực đau dữ dội.
Sau khi kết hôn, một số phụ nữ thường sử dụng thuốc tránh thai. Khi dừng thuốc, các hormone thay đổi đột ngột, những phụ nữ này cũng sẽ bị đau ngực trước kỳ kinh. Đây cũng là triệu chứng bình thường do thời gian dùng thuốc tránh thai thường xuyên và dừng lại đột ngột.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây triệu chứng đau ngực trước kỳ kinh như: thừa cân, lối sống không hợp lý, bê vác vật nặng, lao động quá sức. Tuy nhiên, dạng đau này không gây những ảnh hưởng lớn.
Đau ngực theo chu kỳ thường không phải là triệu chứng của ung thư vú, đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng liên quan nào khác.
Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu cho thấy trong số những phụ nữ tìm đến trung tâm y tế vì triệu chứng đau ngực, chỉ có 0,2% bị ung thư vú.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cũng như thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Điều này giúp làm rõ liệu cơn đau của bạn có mang tính chu kỳ hay không, đồng thời thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn.
Đau ngực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Gặp bác sĩ sản phụ khoa là một ý tưởng tốt để chẩn đoán chính xác và tìm hiểu thêm về cách kiểm soát sự khó chịu.
Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng, chụp quang tuyến vú, nghiên cứu siêu âm hoặc MRI (nếu bạn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn).
Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là hầu hết phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đều không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ.
Các mẹo giúp giảm khó chịu đau ngực khi "đèn đỏ"
Nếu bạn bị đau ngực đến kỳ "đèn đỏ" thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
Thay đổi loại áo nâng ngực. Thay vì mặc áo ngực có gọng, bạn nên chọn loại áo lót thoải mái và hỗ trợ tốt để giảm đau ngực.Thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế muối, caffeine và rượu trước ngày sắp bị vì dễ dẫn đến tình trạng giữ nước có thể gây viêm ở ngực. Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.Chườm lạnh. Chườm lạnh hoặc chườm đá có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát chấn thương. Chườm túi nước đá lên ngực trong thời gian ngắn cũng làm giảm viêm và đau.Tắm nước ấm. Đang là mùa đông nên việc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước quá nóng vì nó khiến da bạn bị khô.Massage nhẹ nhàng. Tự xoa bóp sẽ giúp ích rất nhiều có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng ở ngực.Tập thể dục, bạn nên tập những bài tập ít tác động như đi bộ để giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn... Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.Hạn chế lo âu, stress. Căng thẳng có thể gây viêm tăng cao và sau đó làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở ngực. Vì vậy, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu để giúp giảm đau.
Tuổi mãn kinh gặp rắc rối khi mắc các bệnh phụ khoa Buồng trứng ở tuổi mãn kinh của phụ nữ ngừng hoạt động dẫn đến sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Đây là yếu tố thuận lợi cho các mầm bệnh tấn công và gây bệnh phụ khoa. Nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa khi mãn kinh Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn mất chức năng sinh lý hoặc kết thúc...