Một tuần là có việc
Để được nhận vào dạy ở các trung tâm Anh ngữ ở VN, nhiều giáo viên người nước ngoài cho biết chỉ cần có bằng đại học và chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế.
Thầy giáo Mark Cooper, người Anh, dạy tiếng Anh tại cơ sở Apollo (Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) – Ảnh: Apolo cung cấp
Thông tin tuyển dụng giáo viên người nước ngoài của nhiều trường học và trung tâm Anh ngữ uy tín tại VN công khai quy định ứng viên phải là người bản xứ của nước dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, có bằng đại học, chứng nhận TESOL (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho những người không phải bản xứ), CELTA (chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người lớn) hoặc tương đương. Lý lịch trong sạch và thâm niên kinh nghiệm giảng dạy cũng là những yêu cầu hàng đầu. Đó là chưa kể quy trình tuyển dụng được thông báo rõ là qua nhiều bước sát hạch.
Không quá khắt khe
Tốt nghiệp ngành phát triển quốc tế và cộng đồng tại một trường đại học công lập ở Mỹ, một cô gái Mỹ (xin không nêu tên) cho biết trước khi sang VN, cô tham gia một khóa học tại quê nhà để lấy chứng chỉ CELTA (Certificate in English language teaching to adults) chứng nhận khả năng giảng dạy tiếng Anh cho người lớn do Đại học Cambridge cấp và có giá trị quốc tế.
Video đang HOT
Trong tuần đầu tiên ở TP.HCM, cô nộp đơn xin vào giảng dạy tại một trung tâm Anh ngữ có tiếng tăm và nhanh chóng được chấp nhận sau khi trải qua hai cuộc phỏng vấn ngắn gọn và dạy thử một lớp dành cho trẻ em. “Tổng thời gian từ lúc nộp đơn đến khi được tuyển dụng chưa đầy một tuần” – cô gái Mỹ cho biết.
Sau một thời gian làm thiết kế đồ họa ở Mỹ, V.Phan sang VN tìm cơ hội giảng dạy tiếng Anh và tính đến nay cô gái người Mỹ gốc Việt này đã kinh qua bốn trung tâm ngoại ngữ. V.Phan cho biết cô phải nộp các loại giấy tờ và quá trình xin việc cũng không quá khó khăn. Cô trải qua một cuộc phỏng vấn, dạy thử trên lớp khoảng một giờ, rồi bàn chuyện lương bổng và được nhận. V.Phan tiết lộ: “Chất lượng giảng dạy trong các lớp dạy thử như thế này sẽ góp phần quyết định mức lương của từng giáo viên khi ứng tuyển”.
Ông Philip G., người Anh, từng làm nhiều nghề trước khi kiếm được chỗ dạy tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ khá nổi tiếng ở TP.HCM. Philip G. cho biết quá trình xin việc của ông khá nhẹ nhàng: phỏng vấn rồi dạy thử và được nhận. “Tôi tham dự một buổi phỏng vấn, sau đó dạy nhân viên của họ (đóng giả học viên) trong khoảng 30 phút rồi bổ sung những giấy tờ cần thiết và nhận lớp. Tất cả kéo dài khoảng một tuần” – Philip nhớ lại.
Pierre Woussen, phụ trách tuyển dụng nhân sự người nước ngoài (Trung tâm ngoại ngữ ILA, TP.HCM), cho biết: “Dựa trên sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc, mỗi năm chúng tôi chọn ra những người phù hợp từ hàng ngàn ứng viên thuộc mọi độ tuổi và quốc tịch.
Họ phải là những người nói tiếng Anh bản ngữ, có bằng đại học và chứng nhận giảng dạy tiếng Anh. Ngoài ra, họ còn được lựa chọn thông qua những công việc chuyên môn đã làm, thành tích hoạt động ngoại khóa và quá trình tham gia công tác tình nguyện. Vòng phỏng vấn là lúc chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tính cách của các ứng viên phù hợp. Đồng thời, chúng tôi còn đánh giá họ qua cách xử lý những tình huống giảng dạy thực tiễn”.
Giám đốc học thuật Trung tâm Giáo dục và đào tạo Úc (ACET) tại TP.HCM cho rằng chênh lệch về chất lượng giữa giáo viên người Việt và nước ngoài đang dần thu hẹp khi ngày càng có nhiều giáo viên nước ngoài sinh sống lâu dài tại VN, đồng thời giáo viên người Việt cũng được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài liệu, phương pháp và chương trình đào tạo giống như giáo viên nước ngoài.
Lấy chứng chỉ quốc tế ngay tại VN
Nếu như trước đây giáo viên nước ngoài phải học để lấy chứng chỉ TESOL hay CELTA ở các nước khác trước khi đến VN, thì giờ đây họ có thể kiếm được các chứng chỉ đó ngay tại VN do đã có một số đơn vị đứng ra tổ chức. Chi phí lấy chứng chỉ CELTA hay TESOL ở VN rẻ hơn ở Mỹ và cũng kéo dài khoảng một tháng với đầy đủ lý thuyết và thực hành.
Tin Mai, giáo viên người Mỹ gốc Việt, cho biết anh chỉ tốn khoảng 1.500 USD để có chứng chỉ CELTA sau khi theo học một khóa tại một hệ thống trường Anh ngữ nổi tiếng ở TP.HCM. Tin cho biết thêm: “Một trong những ưu đãi của hệ thống trường này là nếu như được nhận vào làm giáo viên toàn thời gian trong vòng sáu tháng sau khi hoàn tất khóa học thì họ sẽ hoàn trả 50% học phí của khóa học CELTA, xem đó như là tiền hỗ trợ giáo viên người nước ngoài bắt đầu cuộc sống mới ở VN”.
Trong suốt khóa học, Tin được phân công dạy thử tiếng Anh cho học viên và các lớp thường có người của đơn vị tổ chức dự giờ để đánh giá. Theo Tin, mỗi giáo viên tương lai phải thực hành giảng dạy ít nhất bốn lần mới đủ tiêu chuẩn để được cấp bằng. Ở trung tâm mà anh theo học để lấy chứng chỉ thì những giảng viên đứng lớp đôi khi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng giáo viên cho trung tâm. Theo lời Tin, “họ có thể nói vào với giám đốc tuyển dụng khi phỏng vấn những ứng viên đã từng theo những khóa học này”.
Còn Michael Tatarski, giáo viên người Mỹ, đã bỏ ra khoảng 2.000 USD để học một khóa lấy chứng chỉ TESOL do Tổ chức giáo dục Language Coprs (Mỹ) có văn phòng tại nhiều quốc gia tổ chức, chia sẻ: “Khóa học kéo dài một tháng, trong đó tôi học hai tuần ở Campuchia và hai tuần còn lại ở VN. Họ còn tổ chức cho chúng tôi gặp gỡ ban giảng huấn của các trung tâm Anh ngữ để tìm kiếm cơ hội giảng dạy”.
Theo tuổi trẻ
Nhận bằng đại học chỉ sau 3 năm
Tháng 12, bốn sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ nhận bằng ĐH chỉ sau ba năm học tại trường. Bí quyết của các bạn ở đâu?
Đầu năm học này, khi các bạn cùng khóa 2009-2013 bước vào năm học cuối thì Nguyễn Thị Bích Huệ (ngành quản trị kinh doanh thương mại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) đã tốt nghiệp và đang làm việc toàn thời gian cho một công ty chuyên về marketing online.
Tiết kiệm một năm
Cô SV quê Cẩm Mỹ, Đồng Nai kể khi vào năm nhất, bạn chưa biết về tín chỉ và có thể ra trường trước thời hạn. Khi nghe giảng viên nói SV tích lũy đủ tín chỉ sẽ được ra trường sớm, Huệ quyết định thử sức. "Biết tôi ấp ủ dự định học ĐH trong ba năm, anh của tôi đang học ĐH và bạn bè đều cho rằng tôi viển vông. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến từ thầy cô cố vấn học tập, cách lựa chọn, đăng ký môn học, tôi đã lập kế hoạch học tập để đi đến mục tiêu của mình" - Huệ nhớ lại.
Để hoàn thành 135 tín chỉ cho chương trình ĐH, Huệ cho biết mỗi học kỳ bạn đăng ký 25 tín chỉ. Nghỉ hè, khi bạn bè cùng lớp về quê thăm gia đình thì Huệ ở lại trường đăng ký học thêm.
Huệ cho biết: "Trước khi đến lớp, tôi tranh thủ coi bài ở nhà và dành toàn bộ thời gian để nghe giảng. Tôi thấy điều SV cần nhất ở giảng viên là kiến thức thực tế chứ lý thuyết đã có trong sách rồi.
Chính những đề thi mở, đòi hỏi SV phải tìm hiểu kiến thức từ thực tế đã cuốn hút tôi vào bài học nên tôi luôn học một cách thoải mái nhất".
Sau hai năm rưỡi "vừa học vừa chơi", vừa đi dạy kèm, tham gia câu lạc bộ phát thanh... Huệ đã hoàn thành chương trình ĐH. Sáu tháng sau đó, Huệ làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường. "Tôi đã lên kế hoạch học tập cụ thể cho mình và nay đã tiết kiệm được một năm học. Tôi có thể đi làm sớm và thực hiện tiếp những dự định khác" - Huệ nói.
"Tôi đã lên kế hoạch học tập cụ thể cho mình và đã tiết kiệm được một năm học" - NGUYỄN THỊ BÍCH HUỆ
"Lê Vũ cho rằng điều kiện kinh tế khó khăn là động lực để Vũ học vượt, ra trường sớm"
" Muốn học vượt, bạn cần xem xét đến sức khỏe, quỹ thời gian và năng lực học tập" - PHẠM THỊ TOÀN LANH
Kết hợp nhiều yếu tố
Trong khi đó, điều kiện kinh tế khó khăn là động lực lớn nhất để bạn Lê Vũ - sinh viên ngành kinh tế Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - quyết tâm phải ra trường sớm để tiết kiệm chi phí ăn học. Sau ba năm học, hiện Vũ đã đi làm công việc kinh doanh cho một công ty và chuẩn bị học thêm văn bằng hai về công nghệ sinh học.
Học nhiều hơn bình thường, Vũ còn đi làm bảo vệ buổi tối trong dịp hè để trang trải việc học. Vừa học vừa làm nhưng Vũ đã tốt nghiệp loại giỏi và luận văn tốt nghiệp của bạn đạt 8,7 điểm. Chàng SV quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi cho biết: "Học kỳ đầu tiên mình đăng ký 16 tín chỉ, thấy còn dư nhiều thời gian nên đăng ký lên 19, rồi 25 tín chỉ.
Ở năm nhất, năm hai việc học vẫn nhẹ nhàng nhưng cực nhất là năm ba. Nhiều môn học mà môn nào cũng làm tiểu luận nên nhiều đêm phải thức trắng làm cho kịp". Theo Vũ, khi quyết định học vượt, SV phải xác định năng lực học tập, quỹ thời gian của mình xem có theo nổi hay không. "Quan trọng nhất là phải có động lực để cố gắng" - Vũ kết luận.
Cùng lớp với Vũ, bạn Phạm Thị Toàn Lanh cũng đã tốt nghiệp sau ba năm học. Lanh cho rằng khi quyết định học vượt, bạn xem xét đến những khía cạnh như sức khỏe, quỹ thời gian, năng lực học tập của mình.
"Phải có kế hoạch học tập ngay từ đầu thì mới có thể hoàn thành việc học trước thời hạn - Lanh nói - Ngoài ra, cần phải có sự tư vấn thêm từ thầy cô, cố vấn học tập. Học vượt phải đi học, thực tập với anh chị khóa trên. Phải làm việc nhóm thường xuyên với lớp mới nên nhiều khi có những xung đột rất khó hòa giải".
Theo Lanh, khó khăn lớn nhất là sắp xếp thời gian hợp lý để có thể học tốt. Bạn nói thêm: "Dù đã chuẩn bị kỹ kiến thức cơ bản để vào chuyên ngành nhưng đôi khi vẫn bị quên, phải tìm tài liệu xem lại.
Vào lớp, mình thường xuyên "xí" chỗ ngồi đầu bàn để chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Buổi sáng mình đến trường học đến khi nào thư viện đóng cửa mới về. Mùa hè mình cũng ở lại trường để học thêm". Ngoài giờ học, Lanh còn tranh thủ đi phục vụ suất ăn công nghiệp để kiếm tiền trang trải việc học.
Tạo điều kiện cho SV giỏi
TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng đào tạo theo học chế tín chỉ thể hiện sự phân hóa rất cao trong SV, tạo cơ hội cho SV giỏi thể hiện và khẳng định năng lực của họ.
Số SV học vượt trong thời gian 3-3,5 năm tại trường nhiều hơn trước nhưng đồng thời số SV bị buộc thôi học cũng không ít.
Chính từ sự phân hóa ấy, TS Lý cho rằng SV phải biết lượng sức mình, đưa ra kế hoạch học tập toàn khóa học và lên kế hoạch học vượt.
Trong khi đó, TS Nguyễn Kim Quang - Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - lưu ý SV học vượt phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường nên đòi hỏi SV phải thật sự có năng lực.
Với SV có sức học trung bình, nếu đăng ký học vượt sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả có thể không cao. "SV cần cân nhắc xác định tốc độ học tập của mình. Nếu không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất dễ đuối sức và sẽ không hoàn thành tốt kế hoạch học tập. Ngược lại những SV giỏi cần được khuyến khích học vượt để họ đạt được trình độ cao ở lứa tuổi còn trẻ..." - TS Quang nói.
Theo tuổi trẻ
Chương trình Liên thông Cử nhân QTKD Quốc tế FPT Greenwich xét tuyển bổ sung Nhằm tạo cơ hội cho những sinh viên vừa tốt nghiệp Cao đẳng được tiếp cận với môi trường học tập quốc tế và sở hữu tấm bằng đại học uy tín, Trường ĐH FPT phối hợp với Đại học Greenwich (Anh quốc) tổ chức xét tuyển hồ sơ chương trình Liên thông Quốc tế chuyên ngành QTKD. Đối tượng xét tuyển của...