Một tuần, hơn 2000 ca mắc mới tay chân miệng
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chính thức xác nhận bé gái 3 tuổi tại Hà Nội tử vong là do bị tay chân miệng thể nặng do vi rút EV 71 gây ra. Cục cũng thông báo, trong tuần qua có thêm hơn 2000 ca tay chân miệng mới được ghi nhận.
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trong tuần 38/2011 cả nước ghi nhận 2.085 trường hợp mắc tay chân miệng tại 45 địa phương, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Hà Nội.
Trường mầm non số 5, phường Ngọc Hà nơi bệnh nhi đầu tiên tại Hà Nội tử vong vì tay chân miệng đã được khử khuẩn, xử lý ổ dịch. Ảnh: H.Hải
Bệnh nhi nữ này khởi bệnh ngày 16/9/2011 với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt nên được đưa đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn và được chẩn đoán theo dõi sốt vi rút, cho điều trị ngoại trú. Ngày 17/9/2011 trẻ không hết sốt, xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay nên được gia đình đưa đến khám và nhập Bệnh viện Nhi TƯ tại đây bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm kết quả dương tính với EV71 , đến 11h30 ngày 20/9/2011 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán bệnh tay chân miệng.
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã tiến hành điều tra dịch tễ tuy nhiên chưa xác định được rõ nguồn lây. Đồng thời đã tiến hành lấy 12 mẫu bệnh phẩm ngoáy họng của người nhà bệnh nhân (10 người), cô giáo lớp C2 nơi bệnh nhân theo học gửi Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ làm xét nghiệm hiện chưa có kết quả và đã xử lý ổ dịch theo đúng quy định.
Như vậy, tích luỹ từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc tay chân miệng tại 61 địa phương trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Trong đó, các ca mắc, chết vẫn tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Cục Y tế dự phòng nhận định, dcịch bệnh tay chân miệng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới (tháng 9-11). Bộ Y tế hiện vẫn đang thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh.
Hồng Hải
Theo dân trí
Dịch tay chân miệng vẫn lan nhanh do tuyên truyền "lệch"
Trong khi 80% người bệnh bị tay chân miệng lây tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con thì việc tuyên truyền biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh vẫn chưa được chú ý. Rõ ràng, tuyên truyền phòng bệnh "lệch" cũng góp phần để dịch bệnh không được kiềm chế.
Nhiều cha mẹ đưa con đi khám bệnh hoàn toàn không hiểu gì về bệnh TCM
Tuần vừa rồi diễn ra 2 sự kiện: Tại một cuộc họp, Bộ Y tế đánh giá "các cơ sở y tế dự phòng đã chủ động trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong phạm vi, địa bàn được công bố, củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh, xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo dịch sớm, chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện các nguy cơ ô nhiễm và bệnh dịch... Kết quả đã không để các dịch bệnh lớn xảy ra...".
Sự thực có đúng như kết luận khi đồng thời, Bộ Y tế cũng báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ về tình hình bệnh tay - chân - miệng (TCM)? Theo đó, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khi đã lan tới 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 52.321 trường hợp mắc bệnh và 109 trường hợp tử vong.
Hai tháng trở lại đây, lượng người mắc bệnh duy trì ở mức cao với hơn 2.000 ca mỗi tuần. Ngày 20/9, Hà Nội đã có trường hợp bệnh nhi đầu tiên tử vong do bệnh này, càng cho thấy, việc chống dịch phải được nhìn nhận một cách thẳng thắn.
Vẫn biết, phòng chống bệnh TCM là rất khó khăn, do hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất khó lường. Nhưng việc dịch bệnh lan rộng và nhanh, đã cho thấy, có vẻ như, công tác y tế dự phòng "có vấn đề".
Công tác giám sát dịch TCM của các trung tâm y tế dự phòng tại các địa phương chưa thường xuyên cập nhật thông tin, còn bỏ qua các yếu tố dịch tễ và nguy cơ. Phần lớn cán bộ hoạt động về y tế dự phòng chưa được đào tạo chuyên sâu, nhất là mảng dịch tễ học, nên thiếu khả năng phân tích, đánh giá. Có nơi còn chủ quan trước dịch bệnh.
Chính quyền nhiều địa phương còn thờ ơ, khi hầu hết đều coi đây là việc của ngành Y tế, dẫn đến không chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Đó cũng là nguyên do để ý thức về mức độ nguy hiểm của dịch TCM trong cộng đồng, nhất là các cơ sở giáo dục trẻ nhỏ, còn hạn chế.
Bên cạnh đó, mặc dù Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị cùng nhiều phương tiện, thuốc men phục vụ công tác phòng chống dịch, nhưng hiện tượng lây chéo giữa các bệnh viện, nhất là tuyến cơ sở, chưa được quản lý tốt. Việc lây nhiễm bệnh khi nằm viện điều trị là điều không ai có thể nghi ngờ và là thách thức trong việc ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu số người mắc, tử vong.
Nhiều cha mẹ đưa con đến bệnh viện, vẫn không biết gì về bệnh tay - chân - miệng.
Trong tháng 8 và 9/2011, Bộ Y tế đã có nhiều đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh TCM ở những nơi dịch bùng phát mạnh nhưng xem ra, hiệu quả còn mờ nhạt. Bằng chứng là dịch bệnh vẫn cứ lan rộng và gia tăng cả về số người mắc lẫn số tử vong.
Trong bối cảnh đó, một vấn đề rất quan trọng để phòng chống dịch bệnh TCM là công tác truyền thông của ngành Y tế. Từ TƯ tới các Sở Y tế địa phương, đều có bộ phận truyền thông đầy đủ với các trang thiết bị cần thiết, song có thể thấy, lĩnh vực này chưa làm tròn nhiệm vụ.
Chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã lên tiếng về sự yếu kém của công tác truyền thông trong phòng, chống dịch bệnh TCM khi đi kiểm tra dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Số mắc bệnh và tử vong phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ trong việc vệ sinh phòng chống bệnh TCM, nên nếu truyền thông đúng và hiệu quả thì dịch đã không bùng phát quá mạnh như hiện nay, cũng như ở nhiều địa phương, tỉ lệ người dân dùng hóa chất chống dịch đúng cách chỉ chiếm tỉ lệ chưa đến 30%.
Dẫu người mắc lên tới trên 5,2 vạn người với số chết cả trăm, mà số ca mắc bệnh vẫn giảm rất chậm do sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm. Đây là đánh giá của chính Bộ Y tế. Cũng vì thế, trong khi 80% người bệnh bị lây tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con, thì việc tuyên truyền biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh vẫn chưa được chú ý, mà lại chú trọng vào vệ sinh môi trường, đồ chơi trẻ em. Rõ ràng, tuyên truyền phòng bệnh "lệch" cũng góp phần để dịch bệnh không được kiềm chế.
Nhìn nhận lại tình hình, không chỉ để quy trách nhiệm, mà còn để rút kinh nghiệm cho những gì ngành Y tế và các địa phương chưa làm được trong giai đoạn vừa qua, đồng thời thấy rõ những khó khăn của công tác phòng, chống dịch TCM vẫn ngồn ngộn ở phía trước.
Do đó, nếu không mạnh tay chống dịch với các giải pháp quyết liệt hơn, để các cấp chính quyền phải vào cuộc, chắc chắn con số mắc và tử vong do TCM chưa dừng lại. Các địa phương, y tế cơ sở cần tăng cường giám sát, để kịp thời phát hiện và khoanh vùng, xử lý các ổ dịch, đồng thời lưu mẫu các trường hợp bệnh nặng có biến chứng, để xác định typ virus gây bệnh, nhằm sớm có thể đưa ra các giải pháp ứng phó trong điều trị và dự phòng.
Trao đổi với PV Báo CAND vào ngày 23/9, TS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết: Dịch bệnh TCM sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, làm gia tăng số ca mắc bệnh và tử vong. Bởi các địa phương trong cả nước đã có dịch và nhất là các tỉnh phía Nam của Trung Quốc dịch bệnh TCM cũng đang diễn biến phức tạp.
Theo Công an nhân dân
Trường MN số 5 vắng hoe sau ca tử vong vì tay chân miệng Trng mm non số 5, phng Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Ni ngày thng tấp nập với gn 500 học sinhếp mỗi ngày. Nhng hôm nay, sau 3 ngày em học sinh H.T.B.N (học sinh của trng) tử vong vì tay châ, số emến trng chỉ cò.. 52 em. Cha bằ sĩ số của mt lớp! Sá 23/9, chia sẻ với phó...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống
Có thể bạn quan tâm

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư
Sao châu á
21:16:31 22/05/2025
Kinh tế Trung Quốc giữa sóng ngầm thương mại với Mỹ
Thế giới
21:15:39 22/05/2025
Hai "bố con" chuyên chăn dắt, cưỡng đoạt tiền của nữ nhân viên karaoke
Pháp luật
21:04:40 22/05/2025
McTominay được đề cử giải Cầu thủ xuất sắc nhất Serie A 2024/25
Sao thể thao
21:03:40 22/05/2025
Hình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấm
Sao việt
21:02:13 22/05/2025
Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha
Netizen
21:00:05 22/05/2025
Cuộc nói chuyện của bố Neko Lê và "bình rượu": Ai mà nghĩ lúc ở bên con gái, nam rapper cá tính lại "biến" thành thế này!
Tv show
20:55:53 22/05/2025
5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!
Sáng tạo
20:44:17 22/05/2025
Cơn sốt phim tài liệu "Anh trai": Thu về chục tỷ, mỏ vàng cho nghệ sĩ Việt?
Hậu trường phim
20:40:25 22/05/2025
Thời trang nội địa Việt tỏa sáng tại sàn diễn Celebrating Local Pride 9
Thời trang
20:19:41 22/05/2025