Một trường ngoài công lập không thu học phí 3 tháng
Cùng với việc không thu bất kỳ khoản phí nào trong 3 tháng, lãnh đạo trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) quyết định vay tiền ngân hàng để trả lương cho giáo viên.
Nhà trường chủ động dạy học online
Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị về dạy học trực tuyến của trường, bà Văn Liên Na – Phó Hiệu trưởng trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, đến nay hoạt động này đã ổn định, đi vào nền nếp. Các em HS rất phấn khởi khi ở nhà tránh dịch, lại được học theo phương pháp mới ứng dụng CNTT nên hào hứng tham gia đạt 100%.
Khi nhận được lương của nhà trường, cô Trần Thị Thành đã mua ngay cái máy tính để bàn to, thay cho laptop phục vụ cho việc dạy học trực tuyến.
Bà Liên Na bộc bạch, trong những ngày đầu HS nghỉ học tránh dịch, để không bị giãn đoạn kiến thức, các giáo viên đã chủ động áp dụng những phần mềm miễn phí trên mạng để tổ chức ôn tập. Đối với HS cấp THCS không được phép sử dụng smatphone ở trường, khi nghỉ tránh dịch, phần lớn không có điện thoại. Về việc này, phụ huynh đề nghị lập group, hàng ngày giáo viên giao bài, cha mẹ (CM) HS lấy xuống và chuyển cho con làm rồi gửi lại cho thầy cô. Khi thầy cô chấm bài xong có chữa bài, nhận xét, giải thích trên nhóm, như thế CMHS giám sát được các con.
Nhưng có một vấn đề, giáo viên sử dụng phầm mềm Classroom gặp trục trặc, cứ 40 phút lại bị thoát ra, đường truyền không tốt. Đến giữa tháng 3, khi Bộ GD&ĐT có quyết định công nhận kết quả học trực tuyến, trường Lương Thế Vinh đã mua bản quyền phần mềm Classroom để dạy học online. Ban lãnh đạo trường cũng xây dựng một hệ thống học trực tuyến riêng phục vụ cho chiến lược lâu dài của nhà trường.
Với việc dạy trực tuyến, lúc đầu các thầy cô nhiều tuổi gặp khó khăn nhưng nhà trường đã có giải pháp kịp thời. Cô Trần Thị Thành – Giáo viên Ngữ văn bậc THCS chia sẻ: “Chúng tôi không ngạc nhiên khi trường chủ trương dạy học online. Nhưng lúng túng nhất là mình không còn trẻ, tiếp cận CNTT khó hơn. Tuy nhiên, chúng tôi đã chủ động họp tổ giáo viên, đề nghị các thầy cô trẻ hướng dẫn và đến nay thực hiện tốt”.
Cô giáo Trần Thị Thành còn cho hay, việc dạy học trực tuyến, giáo viên tương tác được với HS, kiểm tra bài làm, yêu cầu các em phát biểu. Về phía HS hăng hái bật mic góp ý, không khí lớp học rất vui vẻ và sôi động. “Việc học online trong tình hình hiện nay là phương pháp tốt nhất, đã dần phù hợp với HS. Chúng em rất vui khi nhà trường kích hoạt gói học Zoom không giới hạn, HS được học đến khi kết thúc bài, chứ không phải giới hạn trong 1 tiết 45 phút” – Nguyễn Đức Trung – HS lớp 12I3 nhận xét.
Video đang HOT
Không thu các khoản phí, để cùng sẻ chia
Phó Hiệu trưởng Văn Liên Na nhận định, hiệu quả ban đầu của việc dạy học trực tuyến là tốt. Giáo viên chủ nhiệm cũng theo sát được HS từng giờ, có gì không ổn sẽ chấn chỉnh ngay. Nhiều phụ huynh, HS đã có những phản hồi tích cực. “Ban đầu HS hơi chập chững, đến giai đoạn này, việc học online tương đối ổn nên học rất sôi nổi. Chúng tôi mong muốn thầy cô cố gắng đúc rút kinh nghiệm để việc dạy học trực tuyến hứng thú, đạt hiệu quả hơn” – ông Trần Doãn Hùng – Phụ huynh HS lớp 8 và 12 nhận xét.
Theo bà Liên Na, ngay từ đầu năm học, trường Lương Thế Vinh đã bố trí dạy số tiết nhiều hơn so với trường quốc lập. Hiện nay, nhà trường sắp xếp các môn học có thời gian cách xa nhau, mỗi buổi học được giáo viên kéo dài hơn thời gian quy định để chữa bài, giải đáp thắc mắc của HS.
Ngoài ra, nhà trường thiết kế thời khóa biểu hợp lý để HS học trên truyền hình; giáo viên bộ môn cũng theo dõi để kiểm tra và giải thích chỗ HS chưa hiểu là cách để các em ôn lại bài học, nắm chắc kiến thức.
Em Nguyễn Đức Trung – Học sinh lớp 12I3 nhận xét: Học trực tuyến khi ở nhà tránh dịch là phương pháp tốt nhất, chúng em được tương tác với thầy cô.
Do vậy, khi Bộ GD&ĐT giảm tải chương trình học kỳ II thì việc dạy học trực tuyến của trường sẽ kết thúc năm học kịp so với quy định. Thậm chí, vẫn còn thời gian để giáo viên ôn luyện cho HS lớp 9 và 12 thi tyển sinh.
Mới đây, toàn thể CMHS trường Lương Thế Vinh bất ngờ khi nhận được thư của nhà trường. Trong thư, Ban giám hiệu (BGH) và thầy cô gửi lời chân thành cảm ơn sợ hỗ trợ của CMHS thời gian qua. Cùng thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với CMHS, BGH trường Lương Thế Vinh quyết định không thu bất kỳ khoản phí nào của 3 tháng HS nghỉ dịch (tháng 2, 3, 4)…
Phó Hiệu trưởng Văn Liên Na giải thích về quyết định không dễ dàng này: “Chúng tôi theo dõi sát sao diễn biến của dịch. Mỗi lần xem ti vi, thấy thông báo chỗ này, chỗ kia giải thể, nhân viên bị mất việc, chúng tôi thấy xót xa, không biết phụ huynh của mình nằm trong trường hợp nào.
Hôm trước, Hội đồng quản trị họp và rất cân nhắc bởi một bên nhà trường không có tiền, một bên là phụ huynh. Cuối cùng, chúng tôi đã quyết định không thu bất kỳ khoản phí nào trong 3 tháng. Chúng tôi muốn đoàn kết chia sẻ với CMHS để cùng nhau vượt qua giai đoạn này khó khăn này…”
Tuy nhiên, để có tiền trả lương cho giáo viên 3 tháng, nhà trường đã phải đi vay ngân hàng cộng với hỗ trợ của CMHS. Đây cũng là cách cảm ơn các thầy cô rất nhiệt tình, đầu tư rất nhiều công sức cho mỗi bài giảng, buổi lên lớp online. Nhiều thầy cô có những sáng kiến để việc dạy học online đạt hiệu quả nhất.
Không ít CMHS khác cảm thấy áy náy và phân vân khi nhà trường thông báo không thu bất kỳ khoản phí nào trong 3 tháng. Việc không thu khoản phí nào trong tháng 2, 3, 4, chắc chắn có thiệt thời vì nhà trường phải tự chủ hoàn toàn. Họ mong muốn đóng góp một phần để chung tay cùng nhà trường vượt qua giai đoạn khó khăn này. Các CMHS cũng tri ân nhà trường cùng các thầy cô không quản ngại khó khăn truyền đạt cho các con những kiến thức và tri thức làm người.
Oanh Trần
Miliket: Vẫn phương châm "sống ổn" với tăng trưởng doanh số duy trì mức 4%, song lợi nhuận đã bắt đầu sụt giảm lần đầu từ lúc chào sàn
Mặc dù vẫn có thể gọi là 'sống ổn' với thương hiệu lâu năm, tình hình tài chính không áp lực đòn bẩy, không mục tiêu mở rộng, không gánh nặng đầu tư mới... Miliket có thể sẽ ngày càng bị lãng quên trong thị trường ngày càng sôi động, cạnh tranh. Bằng chứng lợi nhuận Công ty đang có dấu hiệu suy giảm lần đầu kể từ thời điểm chào sàn, mức tăng trưởng doanh thu cũng chậm lại.
CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket (CMN) vừa công bố BCTC năm 2019, doanh thu vẫn tăng trưởng, ngược lại lợi nhuận suy giảm so với 2018 - đây cũng là năm đầu tiên Miliket đi lùi kể từ lúc chào sàn vào năm 2016.
Chi tiết, Miliket đạt ghi nhận 625 tỷ doanh thu, tăng nhẹ 4% so với năm 2018. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp Công ty thu về hơn 150 tỷ đồng, nhích nhẹ so với con số cùng kỳ là 146,5 tỷ; tỷ suất lợi nhuận gộp gần như đi ngang quanh mức 24%.
Công ty tiếp tục không vay nợ, chi phí quản lý tăng, lợi nhuận khác phát sinh ít hơn khiến Miliket chỉ còn lãi trước thuế hơn 31 tỷ (giảm so với năm ngoái), LNST cũng giảm về 25 tỷ. So với kế hoạch 691 tỷ doanh thu và 33 tỷ LNTT, Miliket kết thúc năm 2019 chưa hoàn thành chỉ tiêu, tỷ lệ thực hiện lần được vào mức 90% và 94%.
Về Miliket, được thành lập trước năm 1975, là thương hiệu từng được ưa thích bởi người dân Việt với thị phần những năm đầu sau giải phóng lên đến 90%. Sản phẩm vang bóng và để lại dấu ấn một thời trên thị trường là mì tôm giấy. Đến nay, Miliket mở rộng ngành hàng sang nhiều loại mỳ khác (chua cay...), hủ tiếu gói, phở gói, cháo gói, gia vị...
Tuy nhiên, những năm gần đây với sự trỗi dậy của những thương hiệu lớn, cùng sự xâm nhập của các doanh nghiệp ngoại, Miliket bị bỏ lại sau cuộc chơi truyền thông. Mặc dù bản cân đối tài chính khá an toàn, với lượng dư tiền dồi dào (luôn chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng tài sản), Miliket vẫn nói không với việc chi quảng cáo; mục tiêu kinh doanh Công ty theo đó là "ổn định các chỉ tiêu về doanh số, sản lượng".
Đến nay, không có số liệu thống kê thị phần chính xác của thương hiệu Miliket, tình hình kinh doanh giai đoạn 2010-2016 cũng liên tục sụt giảm. Năm 2016 sau khi lên sàn, tình hình kinh doanh có sự tăng trưởng nhẹ trở lại.
Các kênh phân phối Miliket gồm hệ thống đại lý, tiểu thương chợ, các siêu thị Co.op Mart, Vinmart, Lotte, Metro... Nhìn chung, sản phẩm mì Miliket được bắt gặp nhiều nhất đến nay tại các hàng quán lẩu. Công ty cũng phân phối ra nước ngoài gồm Mỹ, Nhật, Hàn, ASEAN...
Mặc dù vẫn có thể gọi là 'sống ổn' với thương hiệu lâu năm, tình hình tài chính không áp lực đòn bẩy, không mục tiêu mở rộng, không gánh nặng đầu tư mới... Miliket có thể sẽ ngày càng bị lãng quên trong thị trường ngày càng sôi động, cạnh tranh. Bằng chứng lợi nhuận Công ty đang có dấu hiệu suy giảm lần đầu kể từ thời điểm chào sàn, mức tăng trưởng doanh thu cũng chậm lại.
Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản Công ty đạt 244 tỷ đồng, trong đó tiền tương đương tiền và khoản tiền gửi đầu tư ngắn hạn chiếm hơn 72% với 176 tỷ đồng. Công ty hiện không có vay ngân hàng, vốn chủ vào mức 141 tỷ - gồm 25 tỷ lợi nhuận giữ lại, quỹ đầu tư phát triển hơn 13 tỷ và vốn khác hơn 54 tỷ đồng.
Tri Túc
Trả 100% lương cho giáo viên, Hiệu trưởng trường tư tiếp tục không thu học phí trong 3 tháng dịch Covid-19: "Tôi vẫn lo được cho giáo viên và nhân viên" Quyết định này của thầy đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các bậc phụ huynh học sinh. Tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến hết sức khó lường, nhiều địa phương đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh và tiếp tục việc học online tới tận 15/4. Điều này phần nào đã để...