Một trường lấy điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2021 ba môn đều xấp xỉ 10, nghe qua thì hoảng hồn nhưng xem tên ngành học thì lại rất hợp lý
Một ngành học hội tụ toàn “quái kiệt” thì việc lấy điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2021 “chạm đỉnh” cũng là điều dễ hiểu.
Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Năm 2021, xét tuyển học bạ vẫn là “mắt xích” quan trọng trong bức tranh xét tuyển đại học của thí sinh và định hướng tuyển sinh của các trường.
Với phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM , năm nay, thí sinh phải đạt 9,5 điểm/môn trở lên mới có thể trúng tuyển ngành Khoa học máy tính (định hướng Trí tuệ nhân tạo) của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM). Theo đó, điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 năm học THPT của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký cộng với điểm ưu tiên.
Điểm chuẩn các ngành đều khá cao, trong đó ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Khoa học máy tính (hướng Trí tuệ nhân tạo) với 28,5 điểm.
Điểm chuẩn 3 môn 28,5 là một con số khá giật mình với nhiều người, tuy nhiên trên thực tế, ngành Khoa học máy tính những năm gần đây luôn được xem là ngành hot nhất với tỉ lệ chọi “sứt đầu mẻ trán”.
PGS. TS Nguyễn Phong Điền (Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội) từng khẳng định, ngành Công nghệ thông tin (với 3 lĩnh vực đào tạo chính bao gồm: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin truyền thông), sự cạnh tranh của ngành đòi hỏi mức điểm đầu vào cao kỷ lục: “Nếu ra khỏi phòng thi, các em chắc chắn ba môn đều đạt điểm 10 thì hẵng suy nghĩ về việc nộp hồ sơ vào ngành này của trường. Tôi hiểu con số này rất cao nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa mong muốn và năng lực của mình”.
Ngành Khoa học máy tính là gì?
Cuộc cách mạng 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Công nghệ thông tin được coi là giải pháp căn bản, là chìa khóa để chuyển đổi số trong thời gian tới. Chính vì vậy, sức nóng của ngành vẫn giảm. Dự báo trong vòng 5 năm tới, Việt Nam sẽ cần khoảng 1 triệu nhân lực cho ngành CNTT.
Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Người nghiên cứu khoa học máy tính là các nhà khoa học. Họ tập trung vào lý thuyết ứng dụng tính toán. Điều đó có nghĩa là họ trả lời được câu hỏi “vì sao” đằng sau các chương trình máy tính. Các nhà khoa học máy tính có thể thấy và hiểu được mã máy.
Tóm lại, các nhà khoa học máy tính có thể nói chuyện với máy tính. Chuyên ngành này dựa trên toán học – ngôn ngữ của máy tính. Những người theo đuổi ngành này sẽ hiểu tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn.
Mỗi môn 9,5 điểm mới vào được ngành Khoa học máy tính (định hướng Trí tuệ nhân tạo) của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Khi theo học, sinh viên sẽ có kiến thức cốt lõi ngành; có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu của một trong các định hướng của ngành Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo để phân tích thiết kế, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp tiềm năng, có năng lực xây dựng và quản trị các hệ thống thông minh.
Video đang HOT
Ngoài ra, sinh viên có các kiến thức về hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án…
Cơ hội việc làm cho ngành Khoa học máy tính
Khoa học máy tính là một chuyên ngành phát triển nhanh chóng và được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội việc làm với mức lương cao. Thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính không lo thất nghiệp và có rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở.
- Lập trình viên/kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển. Nhân viên kỹ thuật phòng Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức nhà nước.
Khoa học máy tính là một chuyên ngành phát triển nhanh chóng và được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội việc làm với mức lương cao.
- Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT; Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật…
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị CSDL, các HTTT cho các doanh nghiệp, tổ chức; Kỹ sư hệ thống thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) các doanh nghiệp, tổ chức.
- Kỹ sư dữ liệu tại các công ty phân tích, xử lý, cung cấp dịch vụ trên dữ liệu; Kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phân tích dữ liệu cung cấp giải pháp cho các bài toán phức tạp dựa trên dữ liệu lớn.
- Kỹ sư phụ trách nghiên cứu và phát triển các phần mềm điều khiển robot, xe tự lái, giám sát giao thông…Kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm tối ưu hoá sản xuất, phân phối hàng hoá…
Ngành Khoa học máy tính có mức lương như thế nào?
Mức lương ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Càng có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, lên tầm chuyên gia thì mức lương bạn nhận được sẽ càng cao. Thực tế có những chyên gia giàu kinh nhiệm có thể nhận mức lương lên tới 162.000 USD (khoảng 3,7 tỷ đồng) mỗi năm, tương đương 13,500 USD (khoảng 312 triệu đồng) mỗi tháng. Với bất kỳ công việc nào cũng vậy, bạn có chuyên môn càng cao thì mức lương cũng tương xứng với năng lực thực sự.
Các trường đại học xét điểm đánh giá năng lực như thế nào?
Không chỉ điểm sàn, điểm chuẩn đánh giá năng lực dự báo ở một số ngành học năm nay cũng sẽ tăng mạnh hơn.
Từ ngày 4-5, ĐH Quốc gia TP.HCM đã bắt đầu mở cổng đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) bằng điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2021. Các trường/khoa trong và ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã lần lượt công bố điểm sàn (điểm nhận hồ sơ) với mức điểm nhỉnh hơn so với năm trước.
Chỉ trúng tuyển một nguyện vọng
Theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2021 sẽ có hai đợt thi ĐGNL. Đợt 1 đã diễn ra vào ngày 28-3 vừa qua với hơn 68.400 thí sinh dự thi. Đợt 2 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 18-7.
Tuy nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ mở cổng đăng ký xét tuyển vào 11 đơn vị thành viên của ĐH này trong một đợt duy nhất, từ ngày 4-5 đến hết 15-6 qua cổng thông tin của kỳ thi. Kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được dùng để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.
Các đơn vị xét tuyển gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang, Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre, Viện Đào tạo quốc tế IEI, Khoa y và Khoa chính trị - hành chính.
Phía ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết mỗi thí sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng (NV)/đơn vị và không giới hạn số lượng đơn vị đăng ký.
Riêng đối với các thí sinh dự thi cả hai đợt, kết quả đợt nào cao điểm hơn sẽ được hệ thống chọn xét tuyển đợt đó.
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng lưu ý các NV phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (NV1 là NV cao nhất). Thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào một NV ưu tiên cao nhất trong danh sách các NV đã đăng ký.
Về việc điều chỉnh NV, theo ĐH Quốc gia TP.HCM, thí sinh được điều chỉnh NV như thêm, hủy hoặc thay đổi thứ tự NV trong quá trình đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này chỉ thực hiện được trước khi thí sinh quyết định thanh toán lệ phí. Do đó, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng các NV đăng ký.
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, thời gian công bố kết quả xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL dự kiến sẽ từ ngày 28-7 đến 10-8.
TS Nguyễn Quốc Chính (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM dành khoảng 40% tổng chỉ tiêu của ngành/nhóm ngành/chương trình cho phương thức này.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực năm 2021 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Ảnh: PHẠM ANH
Đ iểm sàn nhiều ngành 750-850 điểm
Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, đã có 72 trường ĐH-CĐ đăng ký sử dụng điểm thi ĐGNL để xét tuyển đầu vào năm nay. Trong đó có 11 đơn vị của ĐH Quốc gia TP.HCM và năm trường CĐ.
Được biết, kết quả thi của hơn 68.000 thí sinh trong đợt 1 vừa qua khá cao. Điểm trung bình là 688 điểm (theo thang điểm 1.200), có 2.776 thí sinh đạt trên 900 điểm và có hơn 9.600 em đạt từ 801 đến 900 điểm.
Vì vậy, với các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, do mỗi trường dành khá nhiều chỉ tiêu, trung bình 15%-70% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét điểm này nên các mức điểm sàn đưa ra không biến động nhiều. Tuy nhiên, các trường cũng dự báo điểm chuẩn năm nay sẽ tăng mạnh ở những ngành "hot" và bằng hoặc tăng nhẹ ở các ngành thường so với những năm trước.
Như Trường ĐH Khoa học Tự nhiên xét tuyển 30%-60% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành cho phương thức xét điểm ĐGNL.
ThS Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - truyền thông của trường, cho biết năm nay điểm nhận hồ sơ của trường ở các ngành/nhóm ngành của trường từ 650 điểm.
Theo ThS Phùng Quán, hiện nay chưa có số liệu về đăng ký xét tuyển nhưng với số lượng hơn 70 trường ĐH-CĐ sử dụng kết quả này để tuyển sinh năm nay sẽ khiến san sẻ một số lượng thí sinh. Tuy nhiên, năm nay số lượng thí sinh đạt 800-1.200 điểm tăng nhiều so với các năm 2019, 2020. Do đó, dự báo điểm chuẩn ĐGNL của các trường trong ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tăng đặc biệt.
"Các thí sinh có xu hướng tập trung vào các ngành "hot" như nhóm ngành công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, báo chí, truyền thông, tâm lý học, các ngành nhóm ngôn ngữ... nên khả năng điểm chuẩn tiếp tục giữ ngôi đầu. Và còn thi ĐGNL đợt 2 nên điểm chuẩn các ngành còn lại có thể thay đổi tăng nhưng sẽ không tăng nhiều lắm" - ThS Quán nhận định.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm nay dành tối đa 50% tổng chỉ tiêu cho phương thức này. Điểm sàn dự kiến cũng từ 700 điểm. Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng chỉ nhận hồ sơ xét tuyển có kết quả ĐGNL năm 2021 từ 600 điểm. Trường ĐH Công nghệ thông tin xét từ 600 điểm.
Riêng các trường ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM, tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển trung bình chỉ 5%-15% tổng chỉ tiêu. Do đó, nhiều trường đã đưa ra mức điểm sàn khá cao và còn kèm những tiêu chí khác.
Như Trường ĐH Ngoại thương, đây là năm đầu tiên trường xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM và của ĐH Quốc gia Hà Nội với chỉ tiêu dự kiến là 7%.
Do đó, trường chỉ nhận hồ sơ xét tuyển từ thí sinh có kết quả bài từ 850/1.200 điểm và của ĐH Quốc gia Hà Nội đạt từ 105/150 điểm. Ngoài ra, thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7.0 trở lên.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nhận hồ sơ từ 700 điểm và yêu cầu điểm thi năng khiếu năm 2021 từ 5.0 trở lên.
Còn Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận hồ sơ từ 700 điểm, kèm với kết quả học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 phải đạt từ 6.5 trở lên.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đưa ra hai mức điểm sàn. Trong đó, cơ sở tại TP.HCM từ 650 điểm và Phân hiệu Quảng Ngãi từ 600 điểm.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng đưa ra điểm sàn cho ngành dược từ 725 điểm, các ngành còn lại từ 650 điểm.
Theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM, thời gian đăng ký thi ĐGNL đợt 2 năm 2021 kéo dài đến hết ngày 15-6.
Kỳ thi sẽ diễn ra vào sáng Chủ nhật, 18-7 tới và được tổ chức tại TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang và An Giang. Những thí sinh đã dự thi ở đợt 1 có thể đăng ký thi tiếp ở đợt 2.
Ưu tiên xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM ra sao? Năm 2021, tất cả các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM đều áp dụng phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này. Việc xét tuyển thực hiện ra sao, thí sinh cần lưu ý gì? ThS Nguyễn Hải Trường An cung cấp thông tin ưu tiên xét tuyển cho học sinh trong chương trình tư vấn...