Một trường đại học Việt Nam đạt chất lượng kiểm định quốc tế
Ngày 21/7, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, vừa tổ chức lễ trao khoản tài trợ 4,65 triệu USD cho Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).
Ảnh minh họa
Đây là khoản viện trợ mới tiếp nối khoản tài trợ trị giá 7,2 triệu USD đã được FUV thực hiện thành công trong thời gian từ năm 2017 đến 2020.
Khoản viện trợ mới này sẽ hỗ trợ các hạng mục đầu tư nhằm thúc đẩy mục tiêu đạt chất lượng kiểm định quốc tế. USAID cũng sẽ hỗ trợ FUV xây dựng một chương trình đào tạo quản trị thực hành và các chương trình đào tạo khác để FUV có thể bắt đầu đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động và chuyên gia tại Việt Nam.
Ngoài ra, khoản tài trợ này cũng sẽ hỗ trợ các nỗ lực của FUV về phát triển các mối quan hệ đối tác cùng chia sẻ giá trị trong lĩnh vực công nghệ, sản xuất và dịch vụ tại Việt Nam.
Canada: Những trường đại học nhận được tài trợ "khủng" nhất năm 2019
Các khoản tài trợ giúp cho trường đại học có thêm nguồn lực đầu tư và kinh phí hoạt động. Đối với nhiều trường đại học tại Canada, khoản thu nhập bổ sung này chiếm tới gần 5% tổng giá trị tài sản.
Video đang HOT
Phần lớn tài trợ đều gắn liền với những hướng dẫn về hạng mục chi tiêu đối với từng khoản tiền của mỗi năm. Thậm chí, có những nhà tài trợ còn giới hạn việc chi tiêu của các trường bằng thỏa thuận riêng.
Ví dụ như, các nhà tài trợ có thể quyết định phần trăm số tiền sẽ được dùng cho học bổng tài năng hoặc những học bổng theo nhu cầu. Một phần khác được dùng để có thể mời được những giáo sư hoặc nhà giáo dục hàng đầu thế giới đến giảng dạy tại trường.
Ngoài những quy định giới hạn trên, các trường hoàn toàn có thể sử dụng phần còn lại được phân bổ như một khoản thu nhập tiêu chuẩn của trường.
Đại học Toronto, ngôi trường nhận được nhiều tài trợ nhất năm 2019 (Ảnh: University of Toronto)
Thu nhập đầu từ bằng tiền tài trợ có thể giúp giảm đáng kể học phí cho sinh viên bởi lẽ các trường đã có một nguồn thu sẵn sàng.
Ví dụ, nếu khoản tài trợ dành cho trường sinh lợi tổng cộng 150 triệu đô và giới hạn chi tiêu là 5%, điều này có nghĩa là trường đã có sẵn một khoản thu trị giá 7,5 triệu đô.
Trong đó, nếu ban đầu số tiền 5,5 triệu đô là dành cho các loại quỹ tài trợ, thì 2 triệu đô có thể được sử dụng để trả các khoản nợ hoặc thanh toán chi phí, các khoản tiết kiệm còn lại có thể dành để hỗ trợ sinh viên.
Tuy nhiên, bởi vì các trường đại học phụ thuộc vào lợi nhuận đầu tư từ thu nhập bổ sung, đôi khi sẽ có rắc rối phát sinh nếu việc đầu tư không sinh lời. Vì vậy, phần lớn các khoản tài trợ được quản lý bởi những chuyên gia để đảm bảo việc đầu tư phù hợp với chính sách phân bổ nói trên.
Dưới đây là 10 ngôi trường tại Canada nhận được nhiều tài trợ nhất năm 2019 (đơn vị tính: đô la Canada)
1. Đại học Toronto: 2,38 tỷ
2. Đại học British Columbia: 2,182 tỷ
3. Đại học McGil: 1,65 tỷ
4. Đại học Alberta: 1,3 tỷ
5. Đại học Calgary: 1,2 tỷ
6. Đại học Queen: 1,085 tỷ
7. Đại học Western: 746,5 triệu
8. Đại học McMaster: 727,4 triệu
9. Đại học Dalhousie: 481,4 triệu
10. Đại học Victoria, Toronto: 473,9 triệu
VNG chia sẻ các giải pháp công nghệ ra thị trường quốc tế Ngài Gareth Ward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam đã ghé thăm Công ty cổ phần VNG (VNG) để trao đổi và khai thác các tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ. Đại sứ Vương quốc Anh Gareth Ward trong buổi gặp gỡ tại VNG Chuyến thăm và làm việc của ngài Đại sứ nhằm mục...