Một tiện ích trên Chrome bí mật đào tiền ảo
Một tiện ích trên Chrome với ghi nhận hơn 105.000 người đang dùng đã bí mật đào tiền ảo bất cứ khi nào người dùng mở trình duyệt.
Tiện ích mở rộng Archive Poster có đến hơn 105.000 người dùng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo Bleeping Computer, tiện ích mở rộng có tên Archive Poster, được quảng cáo là dùng chỉnh sửa lại Tumblr giúp người dùng dễ dàng chia sẻ, đăng tải lại những bài viết trên nền tảng blog này.
Theo một nhà nghiên cứu bảo mật sống tại Mỹ thông tin cho Bleeping Computer, mã Javascript này đã bí mật khởi động tiến trình trộm tài nguyên CPU để thực hiện đào tiền ảo.
Video đang HOT
Đi sâu hơn, phần mở rộng này đã tích hợp Coinhive vào trong ít nhất 4 phiên bản gần nhất. Dù vậy khi người dùng báo cáo lên Google, có vẻ như hãng không mấy quan tâm. Nhưng sau đó Extension này đã bị gỡ bỏ khỏi Chrome Web Store.
Vấn nạn các lập trình viên nắm giữ các tiện ích mở rộng được nhiều người dùng trên Chrome Web Store rồi âm thầm cài mã khai thác tiền mã hóa ở các bản cập nhật tiếp theo đang được cộng đồng người dùng internet liên tiếp cảnh báo. Việc âm thầm sử dụng tài nguyên người dùng để khai thác tiền mã hóa có thể làm máy tính người dùng luôn trong trạng thái CPU hoạt động hết công suất, với laptop nó gây nóng và hao pin.
Đối với trường hợp của tiện ích mở rộng Archive Poster, vẫn chưa rõ trường hợp này là cố tình cài mã hay tác giả là nạn nhân của tin tặc.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Người dùng Việt Nam mất 12.300 tỷ đồng vì virus máy tính
Mức thiệt hại này cao hơn hẳn so với các năm trước, một phần do sự lây lan của virus tống tiền, mã độc đào tiền ảo...
Theo thống kê của Bkav, trong năm 2017, virus máy tính khiến người dùng Việt Nam thiệt hại 12.300 tỷ đồng, tương đương 540 triệu USD, vượt con số 10.400 tỷ đồng năm ngoái.
Năm nay, các phần mềm tống tiền (ransomware) trở thành nỗi ám ảnh, điển hình là mã độc WannaCry lây lan ở hơn 150 nước hồi tháng 5. Tại Việt Nam, hơn 1.900 máy tính nhiễm WannaCry và hơn 52% máy tính tồn tại lỗ hổng có thể bị tấn công bởi mã độc này. Sau đó là sự xuất hiện của biến thể Petya và Bad Rabbit làm tê liệt hàng loạt ngân hàng, sân bay, máy ATM và nhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới. Số tiền chuộc khổng lồ là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của mã độc tống tiền. Thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav cho thấy, 11,22% lượng email lưu chuyển trong năm 2017 có mục đích phát tán ransomware.
Ảnh minh hoạ: CNN
Năm 2017 cũng chứng kiến cơn sốt tiền ảo, thúc đẩy hacker thực hiện hàng loạt các hình thức tấn công nhằm biến máy tính người dùng thành công cụ đào tiền. Mới nhất, mã độc đào tiền ảo ẩn dưới dạng file .zip đã bùng phát trên Facebook từ ngày 19/12 và ước tính đã có hơn 23.000 máy tính tại Việt Nam nhiễm virus này.
Các thiết bị kết nối Internet (IoT) như Router Wi-Fi, Camera IP... cũng trở thành đích nhắm của tin tặc. Một trong những nguyên nhân là các nhà sản xuất thường để mật khẩu quản trị mặc định và không khuyến cáo khách hàng đổi thông số của thiết bị trước khi bắt đầu sử dụng. Trong khi đó, người dùng vốn ít có thói quen quan tâm đến an ninh của thiết bị và không đổi mật khẩu mặc định. Một nghiên cứu của Bkav cho thấy có tới 76% camera IP tại Việt Nam hiện vẫn dùng tài khoản và mật khẩu được nhà sản xuất cài đặt sẵn.
Năm 2018 được dự đoán tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ các cuộc tấn công phát tán mã độc nhằm thu lợi bất chính như mã độc mã hóa tống tiền ransomware, mã độc đào tiền ảo... Trong khi đó, Facebook vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các hành vi lừa đảo và lan truyền tin tức giả mạo.
Minh Minh
Theo VNE
Trình duyệt Opera mới giúp chống mã độc đào tiền ảo Phiên bản trình duyệt web Opera 50 đã được tích hợp khả năng chống các đoạn mã độc đào tiền ảo tự động, vốn đang được một số tin tặc lợi dụng hiện nay. Trình duyệt Opera tự tải danh sách NoCoin nhằm ngăn website chạy script đào tiền ảoẢNH: GHACKS Theo Ghacks, hậu quả của các hoạt động giao dịch tiền ảo...