Một thoáng sông Đồng Nai êm đềm
Mặc dù phải chịu nhiều tác động khác nhau từ con người, thời tiết nhưng sông Đồng Nai vẫn miệt mài ngày đêm bồi đắp phù sa cho đôi bờ và không quên giữ lại chút bình yên cho riêng mình.
Năm 1698, Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh ngược dòng sông Đồng Nai, cập cảng Cù Lao Phố lập nên vùng đất Nam Bộ. Ngày nay, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, còn được gọi là Đình Bình Kính đặt tại phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, ngay bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa.
Những vùng đất chảy qua, sông Đồng Nai đồng hành với những con người gắn liền sông nước.
Từ bao đời, sông Đồng Nai trở thành nơi nương náu của cư dân đôi bờ.
Cả một đời gắn liền với sông nước, anh Nguyễn Văn Hiện chỉ thật sự là chính mình khi về với dòng sông Đồng Nai hiền hòa.
Những chuyến đò ngang nối đôi bờ hạnh phúc.
Video đang HOT
Có một vùng sông nước bình yên ven TP HCM.
Con sông hiển hòa chở đầy phù sa.
Lặn bắt tôm càng xanh, thú vui của những người yêu sông nước.
Sông Đồng Nai, nơi có hàng ngàn góc bình yên cho chúng ta tìm về.
Trước đi đổ ra biển Đông, sông Đồng Nai đã kịp vẽ cho mình những khung cảnh tuyệt đẹp.
Lãng mạn một khúc Đà Giang
Sông Đà "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" vắt qua vùng đất Tây Bắc tạo lên những thắng cảnh kỳ vĩ. Dữ dội, hung hiểm là thế nhưng Đà Giang cũng có lúc êm đềm, lãng mạn đầy quyến rũ
Một ngày mùa đông, tuy hơi lạc mùa một chút nhưng vì cảm hứng dâng lên, chúng tôi rủ nhau đến thăm Đà Giang, đoạn chảy ra huyện Đà Bắc và Mai Châu của tỉnh Hòa Bình và lạc vào một miền sơn - thủy đẹp như tranh.
Bình minh trên sông Đà
Đón đợi bình minh
Dừng lại ở đèo Đá Trắng uống nhanh ngụm nước trà nóng cho bớt run, cả nhóm tìm đường xuống cung Ba Khan - Tân Mai (huyện Mai Châu). Những cánh đồng ngô bạt ngàn chỉ còn trơ gốc với vài cuống lá úa tàn trong gió bắc. Xuống gần vùng thủy địa, không khí càng thêm phần lạnh lẽo. Cái rét mùa đông dường như làm làn nước sông Đà se lại màu xanh ngọc bích.
Mấy kẻ lãng du chui vội vào trong khu homestay ở xóm Suối Lốn (xã Tân Mai) để nghỉ ngơi, nạp năng lượng lấy sức cho hôm sau.
Sáng sớm trời đất mờ mờ nhân ảnh, những màn sương giăng kín mặt nước Đà Giang. Từ ô cửa căn gác khu trọ nhìn ra một khúc sông mênh mông, lạnh lẽo khiến tôi se sắt tâm hồn. Sương nhiều như vậy chứng tỏ hôm nay có nắng, mấy kẻ trốn nhà hò nhau để lấy động lực chui khỏi chăn đi đón bình minh.
Ngồi trên mỏm đá tự sướng với một khúc Đà Giang
Xóm nhỏ bình yên giữa màu xanh bên dòng sông
Khúc sông Đà từ mạn xã Tân Mai, Phúc Sạn (huyện Mai Châu) nhìn ra xã Tiền Phòn (huyện Đà Bắc) mênh mông nên người ta gọi là vùng lòng hồ. Sáng tinh mơ đi dọc cung đường ven dòng sông, ta sẽ thấy cuộc đời này có quá nhiều thứ đáng để dậy sớm hưởng thụ.
Làn nước Đà Giang không hiểu sao lại xanh đến thế, từng con sóng gợn lăn tăn theo cơn gió hiu hiu. Khi người ta ngăn đập để làm thủy điện Hòa Bình khiến cả một thung lũng rộng lớn thành lòng sông và những quả núi giờ được gọi là đảo. Trước mắt tôi và những người bạn là một đại thắng cảnh sơn - thủy mà nhiều người ví von như "vịnh Hạ Long trên núi". Mặt trời dần nhô lên khỏi những mỏm núi cao nhất để hắt chùm tia sáng đầu ngày xuống mặt nước Đà Giang.
Một miền hồng hoang, đơn sơ, tinh túy của đất trời dường như đã hội tụ trước mắt du khách. Điểm xuyết vào bức tranh thiên nhiên ấy, có một vài nét cuộc sống mến yêu. Đó là những vuông nuôi cá lồng của con người đi khai hoang vùng đất mới, là vài con thuyền ngư dân đang chầm chậm nổ máy hoặc khua mái chèo lướt nhẹ trên mặt nước... Ngắm cảnh sắc bình minh tuyệt diệu, chúng tôi như quên cả bữa sáng.
Thảnh thơi du thuyền
Nắng đã lên cao ban chút hơi ấm cho mọi người, chúng tôi bắt đầu quay trở lại bến thuyền xóm Suối Lốn để lang thang một vòng trên mặt nước. Ở vùng này có rất nhiều bến thuyền du lịch: Bến thuyền ở cuối đường Âu Cơ, TP Hòa Bình; bến thuyền khu Đền Thác Bờ - xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; bến thuyền xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc...
Thuyền du lịch 2 tầng chở khách ngược xuôi sông Đà
Mọi người yên vị trên con thuyền để bắt đầu hành trình. Thuyền sắt chạy máy phành phạch rẽ nước đưa đoàn người ra khoảng rộng mênh mông. Tiến lại gần những hòn đảo, ta mới thấy hết vẻ xanh tươi của um tùm cây lá. Thỉnh thoảng lại có hòn đảo như một tảng đá trơ trọi tạo dáng oai hùng. Ngồi trên mặt nước, thả hồn vào khung cảnh cho ta cảm nhận thấy rõ mồn một vẻ đẹp thiên tạo và nhân tạo đã ban cho vùng thủy địa này. Các địa danh như: Chợ Bờ, đền Chúa Thác Bờ, đảo Dừa, khu Cối Xay Gió... đều nằm trên hành trình để khách tham quan.
Nếu không thích lòng hồ Hòa Bình, du khách cũng có thể đề nghị nhà thuyền chạy tuyến đường dài lên mạn Sơn La, Điện Biên.
Chờ hoàng hôn
Sáng dậy sớm đón bình minh thì chiều về lại thong thả chờ hoàng hôn. Chiều buông trên sông gợi trong lòng ai đó chút buồn man mác, hay một sự hoài niệm xa xăm. Hoàng hôn Đà Giang hôm ấy đẹp nao lòng. Cả một khúc sông mênh mông như nhuốm màu rực rỡ của ánh mặt trời đổi màu liên tục, lúc vàng, sau lại hồng rồi đỏ rực. Vùng trời bình yên, tĩnh lặng với những khối núi đen sẫm điệp trùng khi hàng rào khoanh lại khoảnh khắc hoàng hôn cho con người chiêm ngưỡng.
Hoàng hôn xuống dần, nhộm đỏ Đà Giang
Vẫn còn đó chiếc thuyền cho gã ngư dân miền núi buổi sáng rong thuyền trong hứng khởi giờ lặng lẽ trở về qua quãng sông quen thuộc. Mặt trời cứ xuống thấp dần, thấp dần rồi tắt hẳn tia sáng, núp dưới rặng núi mịt mùng...
Ảnh: PHONG SƠN
Những món ăn đặc sản Long An nên ăn thử qua trong chuyến du lịch Nếu có dịp về miền Tây sông nước, ghé thăm mảnh đất Long An thì nhất định bạn đừng bỏ qua những món ăn hấp dẫn trên đây. Mong rằng những chia sẻ về các món ăn đặc sản trong bài viết sẽ có thể góp phần tạo nên một chuyến đi du lịch Long An ý nghĩa nhất dành cho bạn. Miền...