Một thiên thể đầy ngọc hồng lựu đang quay quanh Trái Đất?
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một kho ngọc hồng lựu tuyệt đẹp đang ẩn mình rất gần địa cầu.
Nghiên cứu mới từ Đại học Ehime (Nhật Bản) đã phơi bày cấu trúc bên trong của Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên chính thức duy nhất của Trái Đất, và đưa ra những kết luận bất ngờ.
Bằng các thí nghiệm áp suất cao, họ kết luận rằng sự hiện diện của garnet là câu trả lời hợp lý nhất để giải thích dữ liệu địa chấn bất thường quan sát được ở độ sâu 740-1260 km dưới bề mặt Mặt Trăng, cho thấy vai trò quan trọng của nó trong cấu trúc và động lực của thiên thể.
Ngọc hồng lựu nằm trong phần dưới của lớp phủ Mặt Trăng – Ảnh: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐỘNG LỰC HỌC, ĐẠI HỌC EHIME
Garnet được người Việt Nam gọi bằng một cái tên rất đẹp khác là ngọc hồng lựu, là một loại đá quý rất được ưa thích trong lĩnh vực chế tác trang sức, đồ mỹ nghệ.
Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã sử dụng một số mẫu vật từ Mặt Trăng cũng như dữ liệu địa chấn mà các tàu vũ trụ hoạt động trên thiên thể này từng ghi nhận.
Video đang HOT
Từ đó, họ lập một mô phỏng về các điều kiện nội tại của Mặt Trăng.
Quá trình này cho thấy sâu bên trong mặt trăng, ở phía dưới của lớp phủ, tức phần gần ranh giới với lõi thiên thể, là một lớp vật liệu giàu ngọc hồng lựu.
Những kết quả này cung cấp nhiều chi tiết giúp giải thích cách Mặt Trăng đã hình thành và thay đổi qua thời gian 4,5 tỉ năm, kể từ khi kết tụ lại từ mảnh vỡ của Trái Đất nguyên thủy và hành tinh Theia từng lao vào Trái Đất.
Phát hiện này cũng một lần nữa chứng minh sự tương đồng về vật chất giữa vệ tinh này và địa cầu, khẳng định thêm giả thuyết rằng cả hai đều hình thành từ những phần vỡ nát của Trái Đất nguyên thủy và Theia sau va chạm.
Bởi lẽ, ngọc hồng lựu cũng được tìm thấy nhiều trên Trái Đất, cũng nằm sâu trong lớp phủ.
Chúng ta có được các món trang sức từ loại đá quý này là nhờ hoạt động kiến tạo mãnh liệt và núi lửa đôi khi khiến vật liệu sâu trào lên mặt đất, như ngọc hồng lựu, hồng ngọc hay kim cương.
Tuy vậy, cả hai vẫn có khác biệt cơ bản bởi Trái Đất về là một khối cầu vững chắc sau va chạm, chỉ được bổ sung thêm một ít vật liệu từ Theia.
Trong khi đó, Mặt Trăng chỉ hình thành sau đó, khi các mảnh vỡ từ hai hành tinh quay quanh quỹ đạo Trái Đất một thời gian và kết tụ lại.
Bí mật "lạnh người" mới về cách Trái Đất ra đời
Thứ giúp sự sống tồn tại trên Trái Đất hóa ra có nguồn gốc từ cái c.hết của một loại hành tinh chưa toàn vẹn của "vùng âm u" trong hệ Mặt Trời.
Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Heidelberg (Đức) đã đưa ra một lát cắt bất ngờ về buổi bình minh của hệ Mặt Trời, khi Trái Đất hoàn tất bước cuối cùng trong giai đoạn hình thành: Sở hữu nước - một trong những điều kiện tối quan trọng cho sự sống.
Theo SciTech Daily, một thiên thạch có tên gọi là "Flensburg" rơi xuống bề mặt Trái Đất vào ngày 12-9-2019 đã "kể chuyện".
Thiên thạch Flensburg ẩn chứa bí mật về thời kỳ Trái Đất đang hình thành - Ảnh: Carsten Jonas
Flensburg là một loại thiên thạch chondrite carbon hiếm có, chứa các khoáng chất chỉ có thể xuất hiện khi có nước.
Nó đã dẫn đường về một thiên thể mẹ đặc biệt, ra đời chỉ sau khi hệ Mặt Trời hình thành.
Đó là một loại vật thể gọi là "vi thể hành tinh", ngày nay đã không còn tồn tại.
Từ lâu, đã có lý thuyết cho rằng các vi thể hành tinh này là khởi đầu của các hành tinh ngày nay: Chúng liên tục va chạm, nát vỡ rồi kết tụ, cho đến khi thành những khối đủ lớn và ổn định, để trở thành những hành tinh thực sự.
Vào thời kỳ sơ khai của Thái Dương hệ, các vi thể hành tinh này trú ngụ ở vùng tăm tối ngoài rìa của hệ, có thể bảo tồn nước liên kết trong các tinh thể.
Các mô hình được chấp nhận rộng rãi cho thấy vào thời kỳ đó, Sao Mộc chưa thành hình hoàn toàn và di chuyển đến vị trí ngày nay, tạo ra khoảng trống không thể vượt qua giữa khu vực hệ Mặt Trời bên trong và hệ Mặt Trời bên ngoài.
Vì vậy, các vật thể nhỏ bé từ khu vực lạnh giá bên ngoài hoàn toàn có thể di chuyển sâu vào trong.
Trong quá trình kết tụ từ đĩa t.iền hành tinh, Trái Đất của chúng ta đã hấp thụ những mảnh vỡ "đi lạc" từ cái c.hết của các vi thể hành tinh giàu nước đó.
Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng sự sống của hệ sao, Trái Đất dễ dàng giữ lại nước ở trạng thái lỏng.
Theo bài công bố trên Scientific Reports, phát hiện này không chỉ làm rõ hơn lịch sử địa cầu mà còn đem đến những hy vọng mới về một "Trái Đất thứ hai".
Vì nguồn gốc của các vi thể hành tinh trong các hệ sao khác cũng sẽ dựa trên cùng các định luật vật lý như hệ Mặt Trời chúng ta, các nhà khoa học cho rằng cũng có thể có các hành tinh hình thành theo cách tương tự Trái Đất ở các vùng không gian khác.
Điều đó sẽ giúp chúng có thể đáp ứng các điều kiện tiên quyết cho nguồn gốc của sự sống, theo GS Mario Trieloff, đồng tác giả.
Phát hiện sinh vật lạ 550 triệu t.uổi ở Trung Quốc Sinh vật lạ lùng ở tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc thuộc về thời kỳ gọi là "những năm bị mất", có thể giải thích sự tiến hóa ban đầu của động vật địa cầu. Theo SciTech Daily, sinh vật lạ ở Trung Quốc được các nhà khoa học từ Viện Địa chất và cổ sinh vật học Nam Kinh (thuộc Viện hàn...