Tiết lộ bí ẩn của những xá.c ướ.p Ai Cập ‘la hét’
Một số xá.c ướ.p Ai Cập có khuôn mặt la hét. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người này đã chế.t trong đa.u đớ.n và cái miệng mở lớn có thể là “sự trừng phạt”.
Nhiều nhà nghiên cứu tìm cách lý giải khuôn mặt la hét của xá.c ướ.p Ai Cập.
Tại sao một xá.c ướ.p Ai Cập lại có khuôn mặt la hét giống như bức tranh The Scream của Edvard Munch? là câu hỏi khiến các nhà nghiên cứu bối rối từ lâu. Bây giờ, chúng ta tiến gần đến câu trả lời khi một nhóm nghiên cứu cho rằng người phụ nữ được ướp xác có thể đã chế.t trong đa.u đớ.n, theo The Guardian.
Người phụ nữ này được cho là đã được chôn cất cách đây khoảng 3.500 năm và được phát hiện vào năm 1935 trong một chiếc quan tài gỗ bên dưới lăng mộ của Senmut – kiến trúc sư vĩ đại dưới thời trị vì của nữ Pharaoh Hatshepsut. Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra một phòng chôn cất mẹ của Senmut, Hat-Nufer, cũng như các ngôi mộ riêng lẻ của họ hàng bà.
Tiến sĩ Sahar Saleem, giáo sư khoa X-quang tại Đại học Cairo, cho biết: “Mặc dù không có tên nào được ghi trên xá.c ướ.p, có khả năng đây là một thành viên thân thiết nên cùng chia sẻ nơi an nghỉ vĩnh hằng với gia đình này”.
Đi tìm lời giải
Bà Saleem và đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Samia El-Merghani, nói rằng họ đã sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính (CT) để “giải phẫu ảo” xá.c ướ.p cũng như các kỹ thuật bao gồm phân tích nhiễu xạ tia X để nghiên cứu da, tóc và bộ tóc giả dài màu đen.
Nhóm nghiên cứu cho biết xá.c ướ.p được bảo quản tốt, ước tính người phụ nữ này cao khoảng 1,55 m khi còn sống. Các lần chụp CT cung cấp thêm thông tin chi tiết, cho thấy bà qua đời vào khoảng 48 tuổ.i và bị viêm khớp nhẹ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu nào của vết rạch ướp xác và tất cả cơ quan nội tạng vẫn còn bên trong xá.c ướ.p.
“Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì phương pháp ướp xác cổ điển ở Tân Vương quốc Ai Cập (1550-1069 TCN) bao gồm việc loại bỏ tất cả cơ quan nội tạng, ngoại trừ tim”, bà Saleem cho biết.
Video đang HOT
Người phụ nữ được chôn cất đeo hai chiếc nhẫn bọ hung bằng bạc và vàng.
Người phụ nữ được chôn cất đeo hai chiếc nhẫn bọ hung bằng bạc và vàng.
Trong tầng lớp trung lưu và nghèo khó, quá trình ướp xác sơ sài có thể giữ nguyên cơ quan nội tạng. Nhưng điều này không đúng với trường hợp xá.c ướ.p được nghiên cứu.
Người phụ nữ không chỉ được chôn cất khi đeo hai chiếc nhẫn bọ hung bằng bạc và vàng, mà các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra vật liệu ướp xác bao gồm nhựa cây bách xù và nhũ hương – những thành phần nhập khẩu đắt tiề.n có thể hỗ trợ việc bảo quản th.i th.ể.
Các phân tích cho thấy trên tóc của người phụ nữ này có cây bách xù và cây lá móng, trong khi bộ tóc giả được làm từ sợi cây chà là bện lại và có dấu vết của cây bách xù, nhũ hương cũng như nhiều loại khoáng chất khác nhau. Theo tiến sĩ Saleem, những chất này có thể làm cứng các sợi và mang lại cho bộ tóc màu đen mượt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình ướp xác, làm tóc giả và hoạt động buôn bán vật liệu ướp xác thời cổ đại, mà còn chỉ ra rằng việc miệng người phụ nữ mở lớn không phải do những người ướp xác bất cẩn.
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng biểu hiện của người phụ nữ này có thể là do một dạng co cứng t.ử th.i hiếm gặp (rigor mortis).
“Chúng tôi cho rằng miệng người phụ nữ mở rộng có thể là do một cái chế.t đa.u đớ.n hoặc căng thẳng về mặt cảm xúc và co cứng t.ử th.i khiến khuôn mặt của bà đông cứng lại khi chế.t. Những người ướp xác không thể đóng miệng lại và quyết định ướp xác cơ thể co cứng trước khi nó phâ.n hủ.y”, bà Saleem cho biết.
Những xá.c ướ.p “la hét”
Tuy nhiên, nguyên nhân t.ử von.g vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng một số chuyên gia khác lại cho rằng biểu hiện la hét có thể là kết quả của quy trình chôn cất hoặc những thay đổi sau khi chế.t.
Salima Ikram, giáo sư tại Đại học Mỹ ở Cairo, không đồng ý với cách lý giải của nhóm nghiên cứu.
“Tôi không thực sự nghĩ rằng cơn co cứng này là thứ mà người ướp xác muốn giữ lại mãi mãi. Vì vậy, tôi nghĩ biểu hiện xuất phát từ một thứ gì đó khác”, bà cho biết.
Giáo sư nói thêm rằng việc làm khô trong quá trình ướp xác mất 40 ngày. “Chắc chắn họ (người ướp xác) có thể sắp xếp lại các đặc điểm của th.i th.ể trong thời gian đó”, bà Ikram nói.
Tiến sĩ Sahar Saleem nghiên cứu xá.c ướ.p “người phụ nữ la hét”.
Tiến sĩ Stuart Hamilton, nhà nghiên cứu pháp y, cho biết đã có những cuộc tranh luận về co cứng th.i th.ể, nhưng chưa thấy cách lý giải nào hợp lý. “Tôi chấp nhận ý tưởng này tồn tại, mặc dù chắc chắn là gây tranh cãi”, ông nói. Nhưng nhà nghiên cứu pháp y nói thêm rằng không cần phải giải thích mọi thứ quá phức tạp: “Tôi nghĩ rằng cái miệng chỉ mở ra và cuối cùng vẫn như vậy mà thôi”.
Mặc dù hiếm, đây không phải là xá.c ướ.p “la hét” duy nhất. Bà Saleem và các đồng nghiệp trước đây đã nghiên cứu xác của người được cho là Hoàng tử Pentawere – con trai của Pharaoh Ramesses III. Hoàng tử Pentawere đã tham gia vào một âm mưu giế.t hạ.i cha mình.
Bà Saleem cho biết: “Những người ướp xác đã không khép miệng ông ấy lại. Đó có thể là một hình thức trừng phạt, buộc ông ấy phải la hét mãi mãi”.
Di hài của Công chúa Meritamun, được cho là em gái của Pharaoh Ahmose – người trị vì từ khoảng năm 1550 đến năm 1525 TCN, cũng có biểu hiện tương tự.
Tiến sĩ Saleem và các đồng nghiệp cho biết công trình nghiên cứu trước đây của họ cho thấy Meritamun chế.t vì cơn đau tim đột ngột và dữ dội. “Cái miệng há to có thể là hiện tượng hàm tự nhiên được duy trì do co cứng cơ sau khi chế.t – cũng là tình trạng co cứng t.ử th.i – khiến những người ướp xác không thể khép miệng bà lại”, bà Saleem giải thích.
Thú mỏ vịt bạch thể cực hiếm được phát hiện ở Úc
Các nhà nghiên cứu đang đi tìm loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng tại Úc đã phát hiện ra thứ thậm chí còn hiếm thấy hơn - một con thú mỏ vịt màu trắng bơi trên dòng suối ở bang New South Wales.
Những bức ảnh và video về cá thể thú mỏ vịt đặc biệt này đã được công bố trên một tạp chí khoa học sau khi các nhà nghiên cứu nhiều lần bắt gặp nó trong vòng hai năm qua, theo tường thuật của báo The Guardian ngày 2.11.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Lou Streeting của Đại học New England (UNE) ở Úc lần đầu tiên phát hiện con thú mỏ vịt bí ẩn vào đầu năm 2021, khi cô đang tìm kiếm loài rùa Myuchelys bellii (danh pháp khoa học) có nguy cơ tuyệt chủng trên một dòng suối ở vùng Bắc Tablelands thuộc bang New South Wales (Úc).
Con thú mỏ vịt màu trắng hiếm thấy bơi trên dòng suối ở New South Wales, Úc
Cô đã nhìn thấy con thú mỏ vịt này nhiều lần kể từ đó, lần gần nhất là cách đây ba tháng, cho thấy nó dường như thiếu khả năng ngụy trang.
Thú mỏ vịt màu trắng đã từng được ghi nhận trong quá khứ, nhưng cá thể mới được công bố có một điểm khác biệt. Nó không phải là động vật bạch tạng (albino) vì chỉ một phần cơ thể của nó bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hắc tố (melanin) - sắc tố tạo màu cho lông, da và mắt.
"Nó vẫn có sắc tố. Nó có mỏ màu đen, bàn chân màu đen và một chút màu ở đuôi. Vì vậy chúng tôi cho rằng đó là một con thú mỏ vịt mắc chứng bạch thể (leucism)", cô Streeting cho hay.
Đây có thể là cá thể thú mỏ vịt bạch thể đầu tiên được giới khoa học ghi nhận.
"Việc tìm kiếm từ tài liệu khoa học, báo chí và cơ sở dữ liệu đã mang đến cho chúng tôi 12 hồ sơ khác nhau về thú mỏ vịt bạch tạng hoặc thú mỏ vịt có màu trắng không điển hình, với trường hợp đầu tiên xuất hiện từ năm 1835. Phát hiện lần này của chúng tôi có thể là hồ sơ duy nhất được biết đến về thú mỏ vịt bạch thể", cô Streeting nói.
Tổ chức Bảo tồn Úc cho biết số lượng thú mỏ vịt - loài thú đẻ trứng, có tuyến sữa nhưng không có núm vú (dù vẫn thuộc lớp động vật hữu nhũ) - đang suy giảm, với khoảng 1/4 diện tích môi trường sống của chúng đã biến mất trong vòng 30 năm qua.
Khám phá nghệ thuật chống trộm mộ đỉnh cao của người Ai Cập cổ khi xây kim tự tháp Ngoài những cái bẫy tên có sức sát thương cao, người Ai Cập cổ còn cho xây dựng những đường hầm giả nhằm đán.h lừa những kẻ trộm mộ khi xâm phạm kim tự tháp - nơi an nghỉ của các pharaoh. Ảnh minh họa. Theo Giáo sư Salima Ikram - người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu các kim tự tháp của...