Một thế hệ sinh viên Mỹ phải “mua chữ” từ các nước nghèo
Một nghiên cứu cho thấy, các “cây bút” tiểu luận thành công ở Kenya có thể kiếm được tới 2.000USD/tháng, cao hơn khoảng 300USD so với mức GDP đầu người mỗi năm ở nước này.
Ảnh minh họa.
Báo cáo mới đây của Thời báo New York đã tiến hành khám phá “ngành công nghiệp” cho thuê tiểu luận, được thực hiện bởi những người nói tiếng Anh ở các nước đang phát triển, nhằm phục vụ nhu cầu viết bài luận cho sinh viên ĐH Mỹ.
Hàng triệu bài tiểu luận đã và đang được sản xuất tại các quốc gia như Kenya, Ấn Độ và Ukraine mỗi năm để bán lại cho các sinh viên Mỹ. Mary Mbugua, một sinh viên ĐH ở Nyeri, Kenya, nói với tờ NYT rằng cô bắt đầu viết bài để có nguồn thu nhập vững chắc hơn, mặc dù cô biết đó là “gian lận”.
“Không còn cách nào khác. Chúng tôi phải kiếm sống”, Mbugua nói.
Video đang HOT
Báo cáo lưu ý rằng các “cây bút” tiểu luận thành công ở Kenya có thể kiếm được tới 2.000USD/tháng, cao hơn khoảng 300USD so với mức GDP đầu người mỗi năm ở quốc gia này. Tuy nhiên, chính Mbugua cũng đặt câu hỏi về chất lượng giáo dục ở các quốc gia phát triển hiện nay như Mỹ.
“Mọi người nói rằng hệ thống giáo dục ở Mỹ, Anh và các quốc gia khác đang ở đỉnh cao”, Mbugua dẫn lời trước khi khẳng định chắc chắn rằng “những học sinh ở đó không giỏi hơn chúng tôi”.
Tình trạng gian lận dựa vào các “nhà máy tiểu luận” là một hiện tượng đang phát triển trên toàn cầu, khi nó chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Báo cáo cho thấy, tỷ lệ là 1/6 người, tương đương khoảng 31 triệu sinh viên, đã tham gia.
Business Insider trước đây cũng đã báo cáo rằng mạng lưới các dịch vụ gian dối ở trường học tại Mỹ hiện có khả năng lớn hơn nhiều so với vụ bê bối tuyển sinh ĐH bị phanh phui hồi đầu năm nay ở nước này.
Điểm chung của các dịch vụ như “nhà máy tiểu luận” là họ tuyên bố sẽ cung cấp các bài luận gốc – nghĩa là “không đạo văn” – bao gồm bài thi học kỳ, luận văn, bài phát biểu và các bài tập khác, với giá cả ở mức ít nhất là 13USD/trang.
Các nhà lập pháp ở Mỹ và trên toàn thế giới gần đây đã bắt đầu vào cuộc nhằm trấn áp các dịch vụ gian lận. Bất chấp thực tế rằng gian lận là bất hợp pháp ở 17 tiểu bang của Mỹ, các hành vi vẫn rất khó bị phát hiện và luật pháp hiếm khi được thực thi. Nhiều điều luật tương tự cũng đang được thả nổi ở New Zealand, Australia và Ireland.
Theo kinhtedothi
Nhiều trường đại học có thể đóng cửa trong 20 năm tới
Nhiều trường đại học ở Mỹ đang đối diện với tình trạng thu không đủ bù chi do số lượng sinh viên ngày càng giảm.
Cơ sở của Đại học Green Mountain đang rao bán sau khi đóng cửa - Ảnh chụp màn hình CBS
Theo Đài CBS, Đại học Green Mountain ở bang Vermont (Mỹ) vừa đóng cửa sau 185 năm hoạt động.
Nhiều trường đại học khác như Đại học St. Jospeph, Atlantic Union... cũng chịu chung số phận do thiếu sinh viên nhập học.
Chuyên gia giáo dục Michael Horn tại Đại học Harvard dự báo 25% các trường đại học ở Mỹ cũng sẽ đóng cửa trong vòng 2 thập niên tới. "Các trường sẽ đóng cửa, sáp nhập, thậm chí một số sẽ tuyên bố phá sản để tái đầu tư. Điều này sẽ diễn ra trên khắp nước Mỹ", ông nhận định.
Theo chuyên gia này, nguyên nhân một phần do nhiều gia đình sinh ít con sau đợt suy thoái năm 2008 nên ngày càng có ít học sinh tốt nghiệp phổ thông và học lên đại học.
Tại Đại học Green Mountain, ông Robert Allen trở thành chủ tịch của trường vào năm 2016 đã nhanh chóng nhận ra vấn đề: "Tôi là một nhà toán học và tài chínhnên tôi nhận ra rằng chúng tôi sẽ bị thiếu hụt sinh viên".
Năm ngoái, toàn trường chỉ có 427 sinh viên khiến trường thu không đủ bù chi. "Năm ngoái, chúng tôi không có lấy 1 sinh viên trả học phí toàn phần. Học phí là 36.500 USD và trung bình mỗi sinh viên chỉ trả hơn 12.000 USD", ông Allen nói.
Không tìm được trường để sáp nhập, ông Allen tuyên bố khóa 184 sẽ là khóa cuối tốt nghiệp của Đại học Green Mountain. Bên cạnh đó, ông Horn dự báo sẽ có những chương trình học nhanh và rẻ hơn, cũng như nhiều chương trình học qua mạng.
Theo Thanh niên
Sinh viên Trung Quốc trở thành "nạn nhân" trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc Năm học 2017 - 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con sô cao ân tượng nêu so với con sô 100 nghìn trước đó 1 thâp kỷ. Quá muốn tận hưởng cuộc sống du học ở Mỹ, cô gái Vivian 19 tuổi người Trung Quốc mới đây đã đi tàu 4...