Một thập kỷ thử sức và thất bại trên thị trường smartphone của Microsoft
Ngày nay, Microsoft coi thị trường smartphone là cơ hội để bán ứng dụng và dịch vụ, không phải điện thoại.
Ngày nay, Microsoft đang là một nhà cung cấp các ứng dụng trên iOS của Apple và Android của Google, nhưng trước đây, họ từng là đối thủ của nhau. Thậm chí trước khi thế hệ Windows Phone ra đời, Microsoft đã tham gia vào thị trường phần cứng di động với hai mẫu máy Kin, sau khi Windows Mobile lụi tàn.
Bạn có thể đọc câu chuyện về Kin tại đây , còn bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào những gì đã xảy ra trong một thập kỷ sau đó. Có vẻ như số phận của Kin đã được định đoạt ngay từ đầu, kể từ khi hệ điều hành Windows Phone 7 được công bố vào đầu năm 2010.
Giao diện Metro trên các thiết bị Zune 2, Zune HD và Windows Phone 7
Ban đầu, Microsoft nghĩ rằng họ có thể sử dụng cùng một kế hoạch như với Windows Mobile và PC, đó là cấp phép phần mềm, để những công ty khác lo sản xuất phần cứng. Microsoft đã đặt ra một số yêu cầu khó chịu đối với phần cứng, khiến các thiết bị WP7 đời đầu bị hạn chế nhiều mặt. Ví dụ: ban đầu chỉ độ phân giải WVGA (480 x 800px) được hỗ trợ. Ngoài ra còn có một danh sách các chipset cụ thể được phê duyệt, khiến thiết bị WP7 tụt hậu so với Android trong cuộc đua về số lượng lõi CPU.
Lúc ra mắt, WP7 bị đánh giá là một hệ điều hành thiếu hoàn thiện một cách nghiêm trọng, không có tính năng copy/paste, không đa nhiệm, không có trình quản lý tệp trên toàn hệ thống, không có chia sẻ Internet, v.v…
Giao diện theo dạng Hub là ý tưởng chính trên WP7
Bất chấp tất cả những điều đó, cuối năm 2010, những chiếc điện thoại WP7 đầu tiên đã được tung ra thị trường, chúng đến từ một số nhà sản xuất khác nhau – HTC, Samsung, LG và thậm chí cả Dell. Tất cả họ trước đó đều đã sản xuất thiết bị Android, nhưng bây giờ nhà sản xuất hệ điều hành thống trị trên máy tính (và một trong những hệ điều hành di động nổi bật của nhiều năm trước) đã tham gia cuộc chiến, do đó các hãng điện thoại sẽ không muốn đứng ngoài cuộc.
Microsoft sẽ đánh dấu sự kết thúc của hệ điều hành Android non trẻ và sự sụp đổ của iOS hùng mạnh? Có vẻ các nhân viên của Microsoft đã nghĩ vậy khi họ tổ chức một… đám tang cho iPhone, họ rất chắc chắn về sự thành công của Windows Phone.
Hãy xem qua những chiếc Windows Phone 7 đầu tiên. Ta có HTC HD7, phiên bản kế nhiệm của HD2 huyền thoại. Ngoài ra còn có HTC 7 Pro, với bàn phím QWERTY trượt, HTC 7 Surround có một loa trượt, đây là một lựa chọn kỳ lạ, vì các phiên bản đầu tiên của WP7 không thật sự phù hợp cho tín đồ âm nhạc.
Trong khi HTC sản xuất hầu hết các mẫu WP7 đầu tiên, thì vẫn có những hãng khác tham gia sử dụng hệ điều hành của Microsoft. Ví dụ Omnia từ Samsung, phiên bản gốc của chiếc điện thoại này từng là một trong những thiết bị Windows Mobile ấn tượng nhất. LG cũng sử dụng thương hiệu smartphone nổi tiếng Optimus cho WP7, với LG E900 Optimus 7. Dell Venue Pro trông giống như một chiếc điện thoại doanh nhân với bàn phím trượt dọc và dường như nhắm đến việc đánh bại BlackBerry.
Đến năm 2011, Microsoft đã hợp tác với Nokia để phát triển smartphone chạy Windows Phone. Dòng Lumia “chào sân” với Lumia 800 và 710. Vì gã khổng lồ Phần Lan quá vội vàng nên họ đã sử dụng lại phần lớn phần cứng của Nokia N9 khi sản xuất Lumia 800.
Lumia 800
Cả hai đều được cung cấp sức mạnh bởi Snapdragon S2, một trong số ít chipset trong danh sách được Microsoft phê duyệt. Với một lõi CPU, nó có vẻ hơi thiếu sức mạnh vào thời điểm cuối năm 2011, khi vào tháng 5 năm đó, LG Optimus 2X đã lọt vào sách kỷ lục Guinness với tư cách là điện thoại lõi kép đầu tiên.
Lúc này, Microsoft đã phát hành một phiên bản WP7 mới có tên là Windows Phone 7.5 “Mango”. Đến tháng 9, nó đã được tung ra cho các thiết bị cũ hơn và hai chiếc Lumia đã đi kèm với hệ điều hành này thay vì 7.0.
WP 7.5 là phiên bản hoàn thiện hơn của WP7, nó đã bổ sung các tính năng quan trọng như đa nhiệm và chức năng điểm phát Wi-Fi, cùng với các tính năng nhỏ hơn như cho phép bạn chọn một file để làm nhạc chuông. Đến giữa năm 2012, mọi người dùng buộc phải sử dụng phiên bản này vì Windows Marketplace yêu cầu phiên bản 7.5 mới cho phép tải xuống.
Phiên bản gốc 7.0 rõ ràng là chưa hoàn thiện, nhưng tiếp theo vào năm 2012, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều – Windows Phone 8 đã được công bố vào tháng 6 và ngay sau đó Microsoft xác nhận rằng các thiết bị cũ hơn sẽ không được cập nhật, khiến chúng bị mắc kẹt trên phiên bản 7 cũ kỹ.
WP8
Mặc dù có những điểm tương đồng về giao diện, nhưng bên trong hai hệ điều hành rất khác nhau – WP7 dựa trên lõi Windows CE (đã được sử dụng trên Windows Mobile trước đó), WP8 dựa trên Windows RT mới (hỗ trợ máy tính bảng Windows 8). Đây là những gì đã cho phép hỗ trợ đa lõi, đồ họa vượt trội với màn hình độ phân giải cao hơn, NFC và hơn thế nữa.
Video đang HOT
Để “an ủi”, các điện thoại cũ hơn đã nhận bản cập nhật Windows Phone 7.8, nâng cấp giao diện người dùng, nhưng không giải quyết được các hạn chế cốt lõi của hệ điều hành.
Tiếp theo là về ứng dụng. Bất kỳ hệ điều hành mới nào đều bắt đầu với một bộ ứng dụng hạn chế, điều này đương nhiên sẽ dẫn đến khó khăn vì ứng dụng là phần quan trọng nhất trên smartphone. Tuy nhiên, WP8 khác với WP7 đến mức phần mềm được phát triển cho điện thoại từ năm 2010 và 2011 sẽ không chạy trên điện thoại mới, buộc các nhà phát triển phải làm lại từ đầu.
Bước sang năm 2013, Microsoft chính thức công bố mua lại bộ phận Thiết bị & Dịch vụ của Nokia. Thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ euro đã đưa Microsoft trở thành nhà sản xuất thiết bị Windows Phone hàng đầu khi các thương hiệu khác đã hạn chế tham gia.
Thỏa thuận này hoàn tất vào năm 2014 và vào tháng 10, thương hiệu “Nokia Lumia” đã được đổi thành “Microsoft Lumia”. Các nhà sản xuất khác vẫn tham gia cuộc chơi Windows Phone, nhưng Lumia đã chiếm 90% số điện thoại sử dụng nền tảng này vào thời điểm đó.
Microsoft tiếp tục phát triển hệ điều hành của mình và vào năm 2015, họ đã công bố Windows 10, từng được cho là phiên bản cuối cùng của Windows. Chỉ một ngày sau, hãng đã công bố phiên bản di động của hệ điều hành này, cùng với một số thay đổi thương hiệu, bỏ “Phone” và quay trở lại “Mobile” – Windows 10 Mobile.
Dù có cố gắng, nhưng bước sang năm 2015, Lumia cũng cạn kiệt sức lực trong cuộc chiếc smartphone, nhưng ít nhất nó cũng để lại ấn tượng trước khi ra đi. Lumia 950 và 950 XL ra mắt vào cuối năm 2015 là những điện thoại Windows tốt nhất từng được sản xuất. Tuy nhiên, tổng cộng chỉ có một số ít Lumia được bán với Windows 10 Mobile, hai chiếc còn lại là Lumia 550 và 650.
Lumia 650 ra mắt vào năm 2016 chính là chiếc Windows Phone cuối cùng. Vào năm 2017, Microsoft đã bắt đầu khai tử WP8.1, hãng cho biết các bản sửa lỗi và bản vá bảo mật sẽ tiếp tục phát hành, nhưng sẽ không có tính năng mới nào cho các điện thoại 8.x.
Vào tháng 1 năm 2019, Microsoft bắt đầu khuyến nghị người dùng Windows Phone chuyển sang Android hoặc iOS. Vào tháng 12, hãng chính thức rút chân khỏi cuộc chiến hệ điều hành di động, chỉ hứa hỗ trợ ứng dụng Office cho các thiết bị hiện tại cho đến tháng 1 năm 2021.
Tuy đã từ bỏ việc tạo ra hệ điều hành di động riêng, nhưng Microsoft vẫn chưa rời khỏi thị trường smartphone. Vào năm 2020, hãng đã trình làng Surface Duo hai màn hình chạy Android, nhưng Microsoft đã tùy chỉnh rất nhiều giao diện với những ý tưởng về tính năng đa nhiệm chia đôi màn hình. Tiếp theo là Surface Duo 2, thế hệ này đã cải thiện một số lỗi của phiên bản tiền nhiệm, nhưng vẫn chưa thể giúp Microsoft trở thành một đối thủ nặng ký trên thị trường.
Microsoft được cho là có kế hoạch ra mắt chiếc Surface Neo với hai màn hình 9 inch và chạy Windows 10X thay vì Android. Tuy nhiên, dự án đã trì hoãn và sau đó lặng lẽ bị hủy bỏ, số phận Windows 10X cũng vậy.
Một số tính năng của Windows 10X đã được phát hành cùng với Windows 11. Windows 11 có thể chạy các ứng dụng Android ARM trên PC x86 và nó có thể chạy các ứng dụng Windows x86 trên phần cứng ARM. Microsoft cuối cùng cũng có hệ điều hành thống nhất mà họ hằng mơ ước, nhưng không phải là thứ sẽ tạo ra sự khác biệt cho tham vọng smartphone của họ. Ngày nay, Microsoft coi thị trường smartphone là cơ hội để bán ứng dụng và dịch vụ, không phải điện thoại.
12 sản phẩm không thành công của Microsoft
Microsoft là một công ty rất thành công, nhưng trên con đường của mình, hãng cũng có không ít thất bại.
Thị trường đìu hiu khiến Samsung tồn kho tới 50 triệu smartphone chưa bán Trận chiến giữa Apple và nhà chức trách toàn cầu được dự đoán khốc liệt iFan sốc khi TopZone không chỉ giảm nửa giá mà còn tặng khách hàng cả iPhone 13 Pro Max miễn phí
Hầu hết chúng ta bước vào lĩnh vực kỹ thuật số là nhờ các sản phẩm của Microsoft, công ty đã mang nhiều thế hệ người dùng đến với PC. Thậm chí ngày nay, hệ điều hành Windows vẫn được hơn một tỷ người trên toàn thế giới sử dụng. Ngoài Windows, Microsoft và thương hiệu Xbox đã từng là động lực đằng sau sự phát triển của ngành công nghiệp game, Office là bộ ứng dụng công việc được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Internet Explorer từng là cửa ngõ vào Internet cho 95% người dùng trực tuyến.
Microsoft thật sự đã có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, dù thành công đến mấy, gã khổng lồ này cũng đã có không ít thất bại trong những năm qua.
1. Microsoft Band
Chiếc vòng đeo tay thông minh này từng được cho là một sản phẩm rất có tiềm năng, nhưng khi Microsoft ra mắt phiên bản tiếp theo mà không giải quyết những vấn đề tồn đọng thì số phận của chiếc vòng tay này đã được định đoạt. Thật đáng tiếc, vì Band được tích hợp các tính năng thể dục và chức năng của smartwatch, đồng thời tương thích cả trên các điện thoại Android, iOS và Windows.
Điểm yếu lớn nhất của Band được cho là bởi độ kém thoải mái khi đeo, một yếu điểm dường như có thể dễ dàng sửa chữa. Tuy nhiên, khi Microsoft phát hành Band 2, nó chỉ đỡ khó chịu khi đeo hơn một chút. Sau đó là vấn đề về độ bền khi chất liệu cao su dễ bị nứt.
Microsoft đã lặng lẽ chuyển sang loại dây đeo dày hơn, bền hơn, nhưng không bổ sung khả năng kháng nước hoặc cải thiện thời lượng pin. Thiết bị cũng không hề rẻ và sau hai năm ngắn ngủi, Band đã bị khai tử vào năm 2016.
2. Microsoft Bob
Trước khi chiếc kẹp giấy Clippy thân thiện trở thành "linh vật" của Microsoft, đã có Bob, một trợ lý mặt cười màu vàng và chú chó Rover. Bob là phần mềm với giao diện người dùng được gam màu hóa nhằm giúp những người mới sử dụng máy tính làm quen với Windows. Ví dụ: bút và giấy đại diện cho bộ xử lý văn bản hoặc đồng hồ là phần mềm lịch.
Điều này rất hữu ích vào thời điểm một số người không có kinh nghiệm sử dụng máy tính. Tuy nhiên, Bob đã bị chỉ trích gay gắt vì ký tự khó chịu và giao diện quá phức tạp. Nó có doanh số kém và bị ngừng sản xuất một năm sau khi ra mắt. Ít nhất thì nó cũng đã truyền cảm hứng cho Clippy.
3. Windows Me
Một cái tên dễ thương cũng không thể cứu Windows Me khỏi mang danh là bản Windows tồi tệ nhất từ trước đến nay. Được phát hành vào năm 2000 dưới dạng bản cập nhật thứ ba cho Windows 98, Windows Millennium Edition (hay Windows Me), được coi là bản phát hành giữa Windows 98 và XP.
Ban đầu, các đánh giá dành cho Windows Me còn đa dạng, một số trang web ca ngợi hệ điều hành này vì khả năng tương thích phần cứng và phần mềm được cải thiện hơn so với Windows 2000 (được phát hành như một HĐH dành cho doanh nghiệp bảy tháng trước đó). Những nhà đánh giá khác, như Dan Tynan của PCWorld lại chỉ trích độ tin cậy kém của Me và chế nhạo đây là một "Phiên bản sai lầm" (Mistake Edition).
Cuối cùng, Windows Me chỉ là cầu nối giữa Windows cũ và Windows mới, và không đủ để làm người dùng cảm thấy cần chi tiền cho một hệ điều hành chỉ tồn tại trong vòng một năm. Dù là một thất bại, Windows Me đã cải thiện tốc độ khởi động và giới thiệu một số tính năng vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, bao gồm bảo vệ tệp hệ thống, tự động cập nhật, ngủ đông, Movie Maker, chia sẻ ảnh, khôi phục hệ thống, v.v.
4. Zune
Dù được ưa thích bởi nhiều người, cuối cùng thì Zune cũng không thể theo kịp iPod. iPod đã quá thành công khi Microsoft phát hành Zune.
Zune là thiết bị nghe nhạc rất tốt, vẫn có các tính năng độc đáo của riêng mình, ra mắt với chip Wi-Fi trước iPod. Microsoft cũng ra mắt dịch vụ nghe nhạc Zune Pass giá 15 USD / tháng. Zune HD cũng là một trong những thiết bị đầu tiên có màn hình OLED.
Tuy nhiên, Zune lại cồng kềnh hơn iPod, nó không có hệ sinh thái ứng dụng và phụ kiện tốt như Apple, đồng thời hỗ trợ codec video cũng bị hạn chế. Thất bại của Zune cũng có thể nằm ở những sai lầm tiếp thị Microsoft không thể thu hút được sự chú ý khách hàng, họ vẫn tìm đến các cửa hàng của Apple.
5. Groove Music
Zune Music Pass được đổi tên thành Xbox Music vào năm 2012, một nỗ lực của Microsoft nhằm biến Xbox trở thành nền tảng đa phương tiện, nhưng không thành công, vì vậy trước khi phát hành Windows 10, công ty đã đổi thương hiệu dịch vụ một lần nữa thành Groove.
Vào thời điểm Groove xuất hiện, nỗ lực thâm nhập dịch vụ phát nhạc trực tuyến của Microsoft đã thất bại. Trong vòng vài năm, công ty đã ngừng dịch vụ phát trực tuyến, chuyển hướng người dùng đến Spotify. Sau đó, công ty đã đóng cửa ứng dụng Groove Music trên iOS và Android.
Groove Music tồn tại thêm một thời gian nữa với tư cách là trình phát đa phương tiện trước khi bị thay thế vào năm nay bằng ứng dụng Windows 11 "Media Player" mới, là phiên bản kế nhiệm của Windows Media.
6. Microsoft Kin
Chiếc điện thoại yểu mệnh này được sản xuất nhằm mục đích phục vụ mạng xã hội. Có hai mẫu là Kin One và Kin Two. Mẫu thứ nhất có hình quả trứng giống như Tamogachi và mặt trước trượt lên để lộ bàn phím bên dưới, trong khi Kin Two có hình dạng trượt ngang như Motorola Droid hay Danger Hiptop (T-Mobile Sidekick). Microsoft đã mua Danger với giá 500 triệu USD vào năm 2008 và Kin là sản phẩm kế thừa cho Hiptop.
Trong Khi Hiptop, hay Sidekick, phát triển mạnh từ năm 2002 đến năm 2010, Kin đã bị bỏ rơi chỉ sau hai tháng. Verizon đã gửi tất cả các máy chưa bán được trở lại Microsoft, ngưng hoàn toàn bán trực tuyến.
Sự thất bại của Kin được cho là bởi quá trình phát triển sai lầm, Microsoft sử dụng Windows CE thay vì gắn bó với nền tảng Sidekick mà họ đã mua lại với một số tiền lớn, sự thay đổi này khiến dự án bị chậm trễ 18 tháng.
Việc điện thoại có màn hình nhỏ, thiếu các ứng dụng quan trọng (và không thể tải xuống ứng dụng của bên thứ ba) càng khiến nó trở nên kém hấp dẫn, hệ điều hành Windows CE bị đánh giá là lộn xộn, không trực quan.
7. Windows Phone (và Lumia)
Câu trả lời của Microsoft dành cho iOS và Android là Windows Phone, một hệ điều hành smartphone đơn giản, dễ sử dụng, đáp ứng nhanh hơn nhiều so với bất kỳ điện thoại Android nào vào thời điểm đó.
Vấn đề lớn nhất đối với Windows Phone là thiếu ứng dụng. Microsoft không thể kêu gọi các nhà phát triển chuyển ứng dụng của họ sang hệ điều hành này. Do đó, sở hữu Windows Phone đồng nghĩa với việc bỏ lỡ các ứng dụng cực kỳ phổ biến như Instagram và YouTube.
Hy vọng hồi sinh nền tảng này, Microsoft đã mua lại Nokia và cuối cùng phát hành các thiết bị mang thương hiệu "Microsoft Lumia", nhưng đã quá muộn, Windows Phone bị khai tử vào ngày 14 tháng 1 năm 2020.
8. Windows Vista
Sau một chu kỳ phát triển dai dẳng, Windows Vista, phiên bản tiếp theo của Windows XP, ra mắt công chúng vào năm 2007. Vista đã mang đến một số ý tưởng hay, một số ý tưởng đã được áp dụng trong Windows 11 mới nhất. Vấn đề là một số tính năng, như giao diện Aero trong suốt, lại quá tiên tiến đối với phần lớn PC trên thị trường.
Vì phức tạp, Vista thậm chí còn chậm hơn Windows 95 khi ra mắt. Hệ điều hành này yêu cầu driver mới, do đó nhiều card đồ họa và thiết bị ngoại vi không hoạt động bình thường. Cuối cùng, tỷ lệ cài đặt Vista rất thấp và Microsoft buộc phải hỗ trợ Windows XP lâu hơn dự kiến.
Vista còn khiến Microsoft bị kiện vì dán nhãn "Vista capable" trên một số máy tính trong khi chúng chỉ chạy được Vista Home Basic, phiên bản thấp nhất của hệ điều hành này. Vista đã đi vào lịch sử như một trong những thất bại lớn nhất của Microsoft.
9. Windows 8 và Windows RT
Với việc thị trường PC đang phải đối mặt với áp lực từ smartphone và tablet, Microsoft đã mạo hiểm bằng cách phát hành một hệ điều hành không giống bất kỳ phiên bản Windows nào trước đó. Đây là thời điểm mà Windows 7 chỉ mới được 3 năm tuổi.
Windows 8 là hệ điều hành được xây dựng cho cảm ứng một môi trường kết nối giữa máy tính với thiết bị di động. Tuy nhiên, thay đổi này không nhận được sự hưởng ứng từ người dùng. Giao diện ô vuông dựa trên Zune và Xbox rất khó hiểu và lạ lẫm, mất đi nút Start khiến mọi người rất khó thao tác, Windows Store chỉ có một số ứng dụng sơ sài.
Vấn đề nghiêm trọng nhất là thiếu liên kết giữa chế độ màn hình cảm ứng và chế độ máy tính truyền thống. Chúng dường như là hai hệ điều hành riêng biệt, một hệ điều hành được tối ưu hóa cho máy tính bảng và laptop màn hình cảm ứng và một hệ điều hành khác dành cho các thiết bị không cảm ứng. Nếu bạn không có màn hình cảm ứng, giao diện sắp xếp theo các ô sẽ rất phức tạp khi điều hướng; tương tự như vậy, những người không có chuột và bàn phím không thể tận dụng giao diện máy tính.
Microsoft đã giải quyết vấn đề đó với Windows 8.1, nhưng thiệt hại đã là quá lớn và Windows 8 nhanh chóng bị thay thế bởi Windows 10.
Windows RT, một phiên bản phụ của Windows 8, là một thất bại nặng nề khác. Được thiết kế như một phiên bản gọn nhẹ của Windows 8 dành cho tablet chạy trên ARM, Windows RT bị hạn chế nghiêm trọng do phụ thuộc vào một kho ứng dụng nghèo nàn. Cuối cùng, các nhà sản xuất máy tính bảng bên thứ ba đã bỏ qua hoàn toàn Windows RT và chọn cài Windows 8 đầy đủ trên thiết bị của họ.
10. Cortana
Trợ lý ảo của Microsoft vẫn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng không như vai trò mà nó sinh ra để thực hiện. Một lần nữa, Microsoft đã chậm chân khi tung ra Cortana rất lâu sau thời điểm Google Assistant, Alex của Amazon và Siri của Apple chiếm thị phần.
Được đặt tên theo AI trong tựa game Halo đình đám, Cortana ra mắt trên chiếc Windows Phone xấu số trước khi được tích hợp trên PC vào năm 2015. Trên lý thuyết, Cortana dường như sẽ rất thành công do hàng triệu người dùng có thể truy cập vào nó chỉ bằng cách sở hữu một chiếc PC chạy Windows. Tuy nhiên, trên thực tế thì không mấy ai sử dụng đến trợ lý này.
Windows Phone bị khai tử đã khiến Cortana mất đi chỗ dựa. Việc được tích hợp vào máy tính không hữu ích bằng trở thành trợ lý đi kèm trên thiết bị di động. Microsoft đã cố gắng mở rộng phạm vi tiếp cận của Cortana với loa Harmon Kardon Invoke, nhưng trợ lý này không nhận được đủ sự hỗ trợ của bên thứ ba. Cuối cùng, Microsoft đã xóa Cortana khỏi Windows Search và mặc định tắt nó trong Windows 11.
11. Tay cầm Xbox "The Duke"
Tay cầm này to quá khổ và xấu xí. Khi Microsoft giới thiệu tay cầm cho hệ máy Xbox đầu tiên, Seamus Blackley, nhà thiết kế tay cầm, đã bị chỉ trích rất nhiều. Nguyên nhân của thiết kế này được cho là do mạch bo mạch lớn hơn dự đoán. Tay cầm Xbox lớn hơn gần ba lần so với tay DualShock của PlayStation.
Vài tháng sau khi Xbox ra mắt với tay cầm Duke, phiên bản Xbox tại Nhật Bản đã xuất hiện với tay cầm Controller S gọn gàng hơn. Microsoft nhanh chóng sử dụng tay cầm của phiên bản Nhật làm tay mặc định cho Xbox trên toàn thế giới.
12. Internet Explorer
IE là một thành công lớn cho đến khi nó trở thành "công cụ để download Chrome". Ra mắt vào năm 1995 dưới dạng một gói tiện ích bổ sung trước khi trở thành một phần của hệ điều hành Windows 95, Internet Explorer nhanh chóng trở nên nổi tiếng, đánh bại Netscape trong cuộc chiến trình duyệt trước khi đạt được thị phần cao nhất khoảng 95% vào năm 2003. Đối với những người lớn lên trong những năm 90 và đầu những năm 2000, IE là cánh cửa dẫn vào Internet - thế giới kỹ thuật số rộng lớn.
Sự sụp đổ của vị vua trình duyệt này cũng diễn ra nhanh chóng. Microsoft đã cố chấp để trình duyệt trở nên lỗi thời trong khi các đối thủ cạnh tranh như Mozilla mang đến nhiều tính năng hơn, tốc độ tải nhanh hơn và hỗ trợ các tiêu chuẩn web quốc tế. Khi trình duyệt Chrome của Google tham gia thị trường, số phận của IE đã được định đoạt.
Chrome nhanh hơn, gọn gàng hơn và được hỗ trợ tốt hơn bởi các trang web. IE từ 65% thị phần vào năm 2009 đã giảm xuống còn dưới 1% ngày nay. Cuối cùng, nó được thay thế bằng Edge, rồi sau đó là Edge Chromium, trình duyệt hiện tại của Microsoft. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2022, Microsoft ngừng mọi hỗ trợ cho Internet Explorer, kết thúc kỷ nguyên kéo dài 26 năm.
Cùng nhìn lại nghi phạm làm sụp đổ tượng đài Nokia Việc phá hoại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia trong quá khứ khiến người này trở thành đối tượng tình nghi. Stephen Elop là một doanh nhân người Canada, người trước khi dẫn dắt Nokia đã có một danh tiếng lẫy lừng. Ông là Chủ tịch Hoạt động Thực địa Toàn cầu tại Adobe. Sau đó trở thành Giám đốc...