Một tân kỹ sư tốt nghiệp đại học loại giỏi chỉ sau 3,5 năm
Chỉ sau 3,5 năm học, Nguyễn Phú Cường đã trở thành gương mặt hiếm hoi của Trường ĐH Bách khoa khi tốt nghiệp đại học với số điểm lên đến 8,16.
Sáng 24-4, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho hơn 1.100 tân tiến sỹ, thạc sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư và cử nhân.
Trong đó, có năm tiến sĩ, 206 thạc sĩ và trên 900 tân kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân.
Đặc biệt, nhà trường cũng vinh danh và khen thưởng cho một tân kỹ sư có thành tích học vượt. Đó là Nguyễn Phú Cường, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, (khoa Điện – Điện Tử), khóa 2017.
Phú Cường tốt nghiệp loại giỏi với số điểm đạt 8.16, đã có thành tích hoàn thành chương trình trước một học kỳ. Hiện Phú Cường đang làm việc tại một công ty về nền tảng quảng cáo trực tuyến lớn tại Việt Nam.
Theo nhà trường, Phú Cường là một trong rất ít trường hợp khi vừa học vượt vừa tốt nghiệp loại giỏi. Bởi ở nhóm ngành kỹ thuật, chương trình học khó và nặng, đòi hỏi phải có sự đam mê và đầu tư học cũng như nghiên cứu nghiêm túc.
Video đang HOT
Tân kỹ sư Nguyễn Phú Cường được vinh danh tại lễ tốt nghiệp sáng 24-4
Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng trường, PGS.TS Mai Thanh Phong, cho biết trong 64 năm qua, trường đã đào tạo được hơn 200.000 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sĩ và tiến sĩ. Đây là năm đầu tiên trường thực hiện tự chủ đại học.
Từ đây, trường tiếp tục có nhiều đổi mới về quản trị, cơ chế hoạt động, về chương trình đào tạo, năng lực nghiên cứu, cơ sở vật chất. Trường sẽ thành lập thêm các đơn vị liên quan đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và quản lý để hỗ trợ cho việc đào tạo kỹ năng toàn diện cho sinh viên.
“Tôi tin tưởng rằng sự đổi mới và quyết tâm, trường sẽ tạo điều kiện cho các sinh viên ngày càng được thụ hưởng môi trường đào tạo tốt hơn cả về chất lượng chuyên môn và cơ sở vật chất để không chỉ giỏi kỹ thuật công nghệ mà còn giỏi quản trị, đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ, các công ty công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội” – PGS.TS Mai Thanh Phong nói.
Theo thống kê mới nhất từ ban đảm bảo chất lượng của trường, trong năm 2020, 98,05% sinh viên Trường ĐH Bách khoa tốt nghiệp có việc làm trước hoặc ngay khi tốt nghiệp.
Hiện trường có 29 chương trình đào tạo được công nhận chất lượng bởi các tổ chức kiểm định uy tín thế giới như ABET, CTI, AUN-QA. Mới đây nhất, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) đã công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 51 nhóm ngành đào tạo năm 2021. Trong đó, ngành Kỹ thuật Dầu khí của trường vinh dự là ngành học duy nhất tại Việt Nam được xếp vào 101-150, là thứ hạng cao nhất của các đại học Việt Nam khi tham gia bảng xếp hạng.
Một ngành học của Trường ĐH Bách khoa TPHCM vào tốp 101-150 thế giới
Ngành Kỹ thuật Dầu khí của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM vừa vinh dự là ngành học duy nhất tại Việt Nam được xếp vào top 101-150 trong bảng xếp hạng của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS).
Sinh viên Khoa Kỹ thuật Địa chất- Dầu khí tham gia Ngày hội Kỹ thuật do Trường tổ chức (Ảnh: Thy Huyền)
Mới đây, Tổ chức giáo dục QS vừa công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 51 nhóm ngành đào tạo năm 2021. Đây là nhóm ngành thuộc 5 lĩnh vực tại 1.500 cơ sở giáo dục đại học thuộc 85 khu vực với khoảng 14.000 chương trình đào tạo ở các trường đại học.
Theo đó, ngành Kỹ thuật Dầu khí của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TPHCM và cũng là ngành học duy nhất tại Việt Nam được xếp vào 101-150, là thứ hạng cao nhất của các đại học Việt Nam khi tham gia bảng xếp hạng các ngành của thế giới.
Ngành Kỹ thuật Dầu khí thuộc khoa Kỹ thuật Địa chất - Dầu khí - Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM là đơn vị đào tạo kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật dầu khí lớn nhất tại phía Nam. Ngoài chương trình đào tạo chính qui, trường cũng là cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Kỹ thuật Dầu khí đầu tiên của Việt Nam (từ năm 2013).
Đến nay, trường đã hoàn tất đào tạo gần 2.000 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành Dầu khí của Việt Nam và thế giới. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa còn mời nhiều cán bộ thỉnh giảng là các chuyên gia đầu ngành của các công ty dầu khí, công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, các Liên đoàn Địa chất, các Viện nghiên cứu và các trường đại học khác.
Song song đó, để hỗ trợ công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, Khoa đã phát triển một hệ thống phòng thí nghiệm với những trang thiết bị hiện đại nhất bao gồm: PTN Địa kỹ thuật, PTN Địa môi trường, Microscopic Lab và GEOPET Simulation Lab...
TS. Bùi Trọng Vinh - Trưởng khoa Kỹ thuật Địa chất - Dầu khí cho biết, đây là đánh giá khách quan cho sự cố gắng liên tục gần 20 năm của ngành Kỹ thuật Dầu khí. Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự và được khích lệ khi được một tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao.
Kết quả này đạt được không chỉ nhờ sự nỗ lực của riêng ngành Kỹ thuật Dầu khí mà còn có sự đóng góp của các thế hệ cán bộ giảng viên, sinh viên và cộng tác từ nhiều đơn vị đào tạo - nghiên cứu Dầu khí mà Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã cùng hợp tác.
QS Ranking được giới giáo dục đại học thế giới nhìn nhận là hệ thống xếp hạng đại học thế giới uy tín, khách quan. Được biết, bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: Uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation); Uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation); Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper); Chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.
Đổi mới giáo dục Đại học không thể "bình mới rượu cũ" Đứng trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục Đại học Việt Nam phải có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất và lượng phục vụ công cuộc đổi mới, hội nhập toàn cầu chứ không thể đổi mới kiểu "bình mới rượu cũ". Cách đây 20 năm giáo dục Đại học Việt Nam đã...