Một số vấn đề về phát triển mô hình tài chính vi mô ở Việt Nam
Tài chính vi mô là công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững, tạo cho người nghèo biết cách “làm ăn”, tiết kiệm và trang bị những kiến thức cần thiết cho người nghèo.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tài chính vi mô ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng. Một trong số những nguyên nhân được chỉ ra là rào cản về khung khổ pháp lý. Bài viết phân tích các chính sách của nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô và đề xuất phương hướng tháo gỡ khó khăn để tài chính vi mô phát triển hơn nữa trong tương lai.
Tài chính vi mô là công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững. Nguồn: Internet.
Thực trạng phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam
Sự ra đời của tài chính vi mô (TCVM) nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế cho nhóm khách hàng nghèo, giúp họ có cơ hội phát triển, cải thiện cuộc sống, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho họ. Mục tiêu này dựa trên cơ sở thực tế, những người nghèo thường khó có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính chính thức do một số rào cản, đặc biệt là không có tài sản thế chấp khi tiếp cận với dịch vụ tín dụng chính thức. Ngoài mục tiêu trực tiếp là tạo cơ hội cho những người nghèo tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ tài chính và phi tài chính của mình, các TCTCVM còn hướng tới mục tiêu lâu dài là giúp các khách hàng của mình có đủ năng lực tiếp cận bền vững với dịch vụ tài chính chính thức.
Vì vậy, TCVM được coi là công cụ phát triển của người nghèo, chứ không đơn thuần là một dịch vụ tài chính và nó nhằm vào các mục tiêu phát triển cụ thể như: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; Năng cao năng lực cho nhóm khách hàng mục tiêu, đặc biệt là phụ nữ; Giảm bớt sự tổn thương cho người nghèo khi gặp khó khăn, rủi ro đột xuất; Giúp người nghèo phát triển bền vững. Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động tài chính vi mô (TCVM). Chỉ tính riêng giai đoạn 2017-2019, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TCVM như: Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương trình, dự án TCVM của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ; Quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức TCVM (Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018… Khung khổ pháp lý này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy TCVM ở Việt Nam trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Ở Việt Nam hiện có hơn 100 tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM chia thành 3 nhóm: (i) Các tổ chức chính thức; (ii) Các tổ chức bán chính thức; (iii) Các tổ chức phi chính thức (Bùi Thị Thúy Hằng, 2017). Các tổ chức chính thức gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các tổ chức bán chính thức bao gồm các tổ chức phi Chính phủ trong nước và quốc tế, các chương trình của các tổ chức xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…
Trong những năm qua, hoạt động TCVM tại Việt Nam được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói, giảm nghèo hữu hiệu. Theo đó, tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn khoảng 6,72% vào cuối năm 2017. Khách hàng chủ yếu của TCVM là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.
Hoạt động TCVM được đánh giá là có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh, giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận và làm quen với các sản phẩm tài chính. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu ở khu vực TCVM là khá thấp, còn các khoản vay giá trị thấp cũng giúp các tổ chức cung cấp TCVM phân tán rủi ro hiệu quả hơn (Thụy Lê, 2018).
Thực tiễn cho thấy, với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, TCVM được xem như là “vốn mồi” hữu hiệu, giúp người dân có điểm tựa vững chắc, góp phần tăng thu nhập, thoát nghèo.
Một số vướng mắc trong phát triển tài chính vi mô
Mặc dù, khung khổ pháp lý về TCVM ở Việt Nam ngày càng đồng bộ, nhưng thực tiễn hoạt động TCVM tại Việt Nam cho thấy vẫn còn một số vướng mắc, bất cập như sau:
Một là, về chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức TCVM.
Với vai trò là một công cụ đắc lực, tài chính vi mô góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn khoảng 6,72% vào cuối năm 2017. Hoạt động tài chính vi mô được đánh giá là có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh, giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận và làm quen với các sản phẩm tài chính.
Video đang HOT
Tính đến hết tháng 6/2019, cả nước có 4 tổ chức TCVM: được cấp phép chính thức hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD). Các tổ chức bán chính thức rất hiểu tầm quan trọng và những lợi ích khi họ chuyển đổi mô hình từ quỹ trực thuộc một tổ chức chính trị – xã hội như: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành một tổ chức TCVM chính thức, độc lập, hoạt động theo Luật Các TCTD. Để chuyển đổi được mô hình hoạt động và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ phía cơ quan quản lý nhà nước như phải: cải tổ cơ sở hạ tầng làm việc, cải tổ chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là hợp thức, hợp pháp hóa các nguồn vốn phục vụ hoạt động.
Trên thực tế, các Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ở các địa phương đang hoạt động theo Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg về hoạt động của các chương trình, dự án TCVM do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện. Nếu muốn tăng thêm quy mô nguồn vốn và tài sản để mở rộng hoạt động, bắt buộc các quỹ phải chuyển đổi thành các tổ chức TCVM chính thức. Nhưng để làm được việc này, bản thân các quỹ cần có thời gian để tái cơ cấu nguồn vốn, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tiết kiệm, cho vay cạnh tranh và phù hợp. Nếu không đủ điều kiện để chuyển đổi mô hình hoạt động, các quỹ sẽ phải thu hẹp quy mô để đảm bảo tuân thủ những quy định về tài chính.
Hai là, điều kiện về thành lập và thành viên sáng lập được nêu tại Thông tư số 03/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Thông tư này quy định nếu thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài thì tổ chức nước ngoài đó phải là ngân hàng nước ngoài… Đây là vấn đề không dễ dàng đối với việc thành lập tổ chức TCVM và chuyển đổi các tổ chức TCVM bán chính thức thành các tổ chức TCVM chính thức. “Thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài là ngân hàng nước ngoài”- Quy định này có phần hạn chế năng lực gọi vốn của các tổ chức, trong thực tế, không phải các tổ chức bán chính thức nào ở Việt Nam cũng có thành viên là các ngân hàng nước ngoài, mà chủ yếu là từ các tổ chức phi chính phủ. Nếu muốn đáp ứng điều kiện này, các tổ chức chỉ có cách thoái vốn của các tổ chức nước ngoài không phải là ngân hàng hiện tại sẽ làm giảm vốn điều lệ, giảm khả năng hoạt động của tổ chức. Cách thứ hai là tìm và kêu gọi góp vốn từ một ngân hàng nước ngoài. Theo cách này đòi hỏi thời gian, gây chậm trễ trong quá trình chuyển đổi lên chính thức của các tổ chức.
Bên cạnh đó, việc quy định, tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 5 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Việc khống chế số lượng thành viên góp vốn đã làm hạn chế khả năng nâng cao năng lực tài chính của các TCTCVM.
Ba là, về bảo đảm tiền vay.
Theo Thông tư số 03/2018/TT-NHNN, các khoản cho vay của TCTCVM có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức TCVM. Trong khi đó, tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nươc quy định: “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của TCTD với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan”.
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc để phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam
Để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trên, thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TCVM. Trong đó, chú trọng 3 quy định gồm: Mức vốn pháp định đối với tổ chức TCVM; Quy định về mạng lưới của tổ chức TCVM; Quy định về triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị – xã hội.
Thứ hai, nghiên cứu ban hành thông tư mới, xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 03/2018/TT-NHNN như: Miễn lệ phí cấp phép kinh doanh. Theo quy định tại Điều 5, Thông tư này, tổ chức TCVM phải đóng lệ phí cấp giấy phép. Để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, cần khuyến khích phát triển thị trường TCVM, vì vậy có thể miễn khoản lệ phí cấp giấy phép. Đồng thời, nới “room” số lượng thành viên góp vốn và đối tượng góp vốn có yếu tố nước ngoài vào các tổ chức TCVM, tạo điều kiện để phát triển mạnh và vững TCVM.
Việc đảm bảo tiền vay tại các tổ chức TCVM nên thực hiện theo quy định về bảo đảm tiền vay. Theo đó, tổ chức TCVM có thể cho vay thông qua hình thức bảo đảm bằng tài sản. Tất cả các tài sản hợp pháp của khách hàng đều có thể đem làm đảm bảo tiền vay tại các tổ chức TCVM dưới hình thức cầm cố, thế chấp; Bảo đảm thông quan bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gồm bảo lãnh tài chính và/hoặc bảo lãnh bằng tài sản; tiết kiệm bắt buộc thuộc diện này); Cho vay không có tài sản bảo đảm (gồm cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do các tổ chức TCVM quyết định dựa trên mức độ uy tín của khách hàng); Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo ủy thác của Chính phủ, hoặc các tổ chức khác; cho vay có bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 33/2015/TT-NHN theo hướng: Giảm tỷ lệ an toàn vốn xuống mức ngang bằng các TCTD khác hoặc thấp hơn; Giảm tỷ lệ khả năng chi trả. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức TCVM duy trì khả năng chi trả ở mức 20%. Khả năng chi trả là tỷ lệ giữa vốn tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại các TCTD khác và tổng số dư tiền gửi tự nguyện. Đây là tỷ lệ khá cao so với các TCTD khác, làm tăng chi phí, giảm quy mô sử dụng vốn để cho vay. Giả sử tiền gửi tự nguyện là 10 tỷ đồng, tổ chức TCVM phải dự trữ sơ cấp 10 tỷ đồng 0,2 = 2 tỷ đồng. Nếu khách hàng có nhu cầu vay 10 triệu đồng, thì tổ chức TCVM sẽ mất đi một lượng khách hàng là 200 khách. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ chi trả này xuống mức 10% hoặc thấp hơn.
Thứ tư, xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng thanh toán điện tử tạo điều kiện để hỗ trợ phụ nữ dễ dàng tiếp cận tài chính. Theo đó, cần cải thiện cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế quốc gia; sử dụng hiệu quả hơn công nghệ, đổi mới và tăng trưởng mạng lưới tiếp cận bán lẻ để truyền thông tới các nhóm dân số còn chưa được phục vụ hợp lý và để cải thiện việc sử dụng và giảm chi phí của các dịch vụ thanh toán (kể cả chuyển tiền).
Thứ năm, các tổ chức TCVM nên đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Đối với dịch vụ cho vay, cần phát triển các sản phẩm phù hợp cho vay nhỏ lẻ như cho vay trả góp, lưu vụ với mức lãi suất có tích lũy. Đối với các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền… cần phát triển theo nhu cầu và năng lực của tổ chức TCVM. Trong tương lai, cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động.
Tài liệu tham khảo:
Quốc hội, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010;
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/05/2017 quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi Chính phủ;
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, ngày 23/02/2018;
Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 33/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
Phòng nghiên cứu tổng hợp – Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, “Tài chính vi mô hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam – Thách thức và triển vọng”, ngày 29/10/2018;
“Hoàn thiện khung pháp lý cho tài chính vi mô”, báo Pháp luật Việt Nam, ngày 13/12/2018.
NCS. ThS. Trịnh Thu Thủy, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Theo Tapchitaichinh.vn
Khó xử lý dứt điểm nợ xấu
Việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm của các ngân hàng mua bắt buộc vẫn khó khăn do phần lớn các khoản nợ đều đang bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết trung bình mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Đã xử lý được 968,89 nghìn tỷ đồng
Tại báo cáo gửi đến Quốc hội về kết quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết NHNN đã chỉ đạo các TCTD tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mãi tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro; tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42.
Đồng thời, các TCTD tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro và chất lượng công tác thẩm định tín dụng; triển khai các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nợ xấu và xử lý nợ xấu.
Nhờ đó, nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%.
Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 968,89 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 629,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 64,94% tổng nợ xấu xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán nợ cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 35,06%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 8/2019 là 1,98%.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD tính đến tháng 8/2019 ở mức 4,84%, giảm mạnh so với mức 10,08% vào cuối năm 2016, 7,36% cuối năm 2017 và 5,85% cuối năm 2018.
Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu (không bao gồm sử dụng dự phòng rủi ro và khoản nợ bán cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt), trong đó xử lý nợ xấu nội bảng đạt 137,7 nghìn tỷ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 47,97 nghìn tỷ đồng; xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 51,12 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 8/2019, các TCTD đã sử dụng 123,89 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.
Nợ xấu vẫn bị kẹt ở các vụ án
Theo đánh giá của người đứng đầu ngành ngân hàng, nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD. Nợ xấu đang tập trung chủ yếu ở các TCTD yếu kém, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do để xử lý dứt điểm nợ xấu, thu hồi tài sản không sinh lời của các TCTD này đòi hỏi phải có cơ chế phân bổ tổn thất, giảm nhẹ gánh nặng tài chính bằng chính sách tài chính phù hợp để TCTD hấp thụ dần tổn thất, vượt qua được khó khăn tài chính.
Đồng thời, việc xử lý, thu hồi nợ và TSBĐ của các ngân hàng mua bắt buộc khó khăn do phần lớn TSBĐ cho các khoản nợ đều đang bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.
Hiện nay, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi nợ.
"Khi xuất hiện tình tiết mới mà các bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Có trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không hợp tác, chống đối, cố tình tạo ra các tình tiết mới để đưa vụ án về thủ tục tố tụng thông thường, nhằm mục đích kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Do đó, nếu không có hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp nêu trên thì biện pháp áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn có thể không phát huy được hiệu quả", ông Hưng cho hay.
Ngoài ra, chưa có văn bản quy phạm pháp luật giải thích cụ thể về việc "ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án". Do đó, việc có hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Trong khi đó, cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSĐB vẫn chưa có hệ thống dữ liệu cho phép các TCTD trích xuất, tra cứu thông tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết. Đồng thời, chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định sớm hữu hiệu trong quá trình thẩm định, để xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản.
Theo Hoàng Hà/thoibaokinhdoanh.vn
Đại diện PwC: Công nghệ giúp kết nối thế giới trực tuyến với thế giới thực, đồng nhất trải nghiệm và mang đến sự hài lòng cho khách hàng 80% các doanh nghiệp công nghệ, truyền thông & viễn thông và 75% các doanh nghiệp dịch vụ tài chính đang tạo ra những công việc mới liên quan đến Fintech. Tuy nhiên, 42% các doanh nghiệp trong hai ngành này đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp cho những công việc mới này. Nhận định tại Khảo...