Một số trường tư ở Hà Nội tiếp tục lùi thời gian tựu trường vì Covid-19
Dù “tích cực” đấu tranh cho trường tư thục tựu trường sớm hơn trường công, nhưng cũng chính lãnh đạo các trường này lại chủ động quyết định lùi thời gian tựu trường năm nay để bảo vệ học sinh trước dịch Covid-19.
Trường Marie Curie Hà Nội và một số trường khác tiếp tục lùi thời gian tựu trường – ẢNH TUỆ NGUYỄN
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết: “Do dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thực sự an toàn cho học sinh và giáo viên nên sáng nay họp cán bộ chủ chốt của trường, chúng tôi đã quyết định lùi ngày tựu trường đến 3.9.2020″.
Nội dung này cũng đã được thông báo chính thức tới cha mẹ học sinh vào chiều nay.
Trước đó, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, Trường Marie Curie đã từng quyết định lùi thời gian tựu trường từ ngày 3.8 xuống ngày 17.8. Và lần này trường cũng tiên phong trong việc quyết định lùi thời gian tựu trường thêm một lần nữa.
Chủ động quyết định lùi thời gian tựu trường bằng với trường công có vẻ như “mâu thuẫn” với mong muốn của các trường tư khi mà bản thân ông Khang thời gian qua đã và đang cùng với lãnh đạo các trường tư lên tiếng “đấu tranh” để giữ cho được việc nhập học trước trường công 4 tuần.
Tuy nhiên, theo ông Khang đó là vấn đề lâu dài và các trường tư vẫn tiếp tục đấu tranh cho nhu cầu chính đáng này của cả học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường. “Còn hiện tại, khi cho học sinh tựu trường mà chưa yên tâm sẽ đảm bảo an toàn và sức khỏe của học sinh thì chúng tôi sẵn sàng tự quyết định lùi tựu trường”, ông Khang cho biết.
Video đang HOT
Thông báo lùi ngày tựu trường năm học 2020-2021 của Trường Marie Curie (Hà Nội)
Tương tự, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cũng cho biết đã xem xét diễn biến của dịch bệnh và sẽ quyết định lùi thời gian tựu trường của học sinh đến ngày 3.9 để đảm bảo an toàn, sức khỏe của học sinh, giáo viên.
Ông Hòa cho rằng, quyết định như vậy với các trường tư thục là rất khó khăn vì thiệt thòi cho học sinh và thất thu cho nhà trường cho giáo viên. “Tuy nhiên chúng tôi phải cố gắng khắc phục để vì cái chung”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cũng cho biết, từ tuần sau sẽ bắt đầu “khởi động” việc dạy học trực tuyến để kết nối nhà trường với học sinh sau thời gian nghỉ hè. Nếu trong tình huống xấu nhất mà đến đầu tháng 9 dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì hình thức dạy học trực tuyến sẽ được áp dụng thay thế dạy học trực tiếp.
Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu (Hà Nội) sáng nay cũng phát đi thông báo thời gian tựu trường là ngày 17.8 dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của phụ huynh, học sinh. Trước đó, trường này dự kiến sẽ tựu trường vào ngày 4.8.
Trước đó, tại buổi tọa đàm ngày 29.7 về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ngoài công lập, lãnh đạo hàng chục trường đã lên tiếng đề nghị Bộ GD-ĐT tôn trọng quyền tự chủ và nhiều đặc thù riêng có của các trường tư. Theo đó, cần giữ nguyên quy định về việc trường tư thục được tựu trường trước 4 tuần so với trường công lập.
Trường tư "nở" nhiều phương án tuyển sinh
Chọn lựa cho con học trường nào mới tốt? Môi trường giáo dục nào phù hợp với con? Tiêu chí tuyển sinh của nhà trường như thế nào...? Có rất nhiều thắc mắc của phụ huynh trong chọn trường cho con.
HS tiểu học ở Hệ thống GD Victory. Ảnh: NTCC
Năm nay, các trường tư thục có cách tiếp cận học sinh và phụ huynh khác nhau.
Trường muốn "tuyển" cả bố mẹ
Alpha school (Hà Nội) thể hiện sự khác biệt trong tuyển sinh lớp 1 năm nay. Khẳng định không chỉ tuyển trò, nhà trường còn lựa chọn cả phụ huynh để đồng hành cùng hoạt động giáo dục.
Đáng chú ý trong cách tính điểm xét tuyển đầu vào, năng lực của HS chỉ được tính 30% điểm xét tuyển; còn 30% điểm là từ bài chia sẻ quan điểm giáo dục do bố mẹ HS viết; 40% điểm từ Chương trình trải nghiệm Smart Family với sự tham gia của cả phụ huynh và con. Ông Nguyễn Sĩ Thư (Chủ tịch HĐQT Hệ thống Giáo dục Alpha) cho biết: Đây hoạt động nhà trường thiết kế nhằm tạo gắn kết giữa gia đình (bố mẹ và con), cũng như giúp nhà trường có cơ hội quan sát sự tương tác, mối quan hệ giữa bố mẹ và con.
"Trong ngày Chủ nhật, cha mẹ và các con được trải nghiệm việc đi xe tuyến đến trường, sinh hoạt, ăn và nghỉ trưa tại trường. Chúng tôi hiểu rằng: Để lựa chọn một môi trường giáo dục, cha mẹ cần phải hiểu trường sắp cho con học, biết thực tế ở trường con mình như thế nào", ông Nguyễn Sĩ Thư chia sẻ.
Lãnh đạo Hệ thống giáo dục Alpha cho rằng: Khi nhà trường và gia đình đồng hành được cả về quan điểm, phương pháp và định hướng, trẻ em sẽ được hưởng thụ điều tốt nhất. Vì vậy, muốn theo học tại Hệ thống giáo dục Alpha, phụ huynh buộc phải trả lời các câu hỏi của nhà trường tìm ra điểm tương đồng, phù hợp với định hướng giáo dục tại trường.
Ông Nguyễn Sĩ Thư bày tỏ quan điểm: "Mong muốn của nhà trường là được chia sẻ thông tin với phụ huynh trong việc chọn trường cho con. Để có cùng quan điểm giáo dục với phụ huynh, nhà trường cần thấu hiểu và thật sự đồng hành với phụ huynh trong hành trình này".
Theo ông Nguyễn Sĩ Thư, sự chia sẻ của phụ huynh cũng như việc trải nghiệm cùng con sẽ giúp nhà trường quan sát xem trẻ tương tác với thầy cô, cha mẹ ra sao, phụ huynh có quan điểm, định hướng giáo dục phù hợp với nhà trường hay không... Kể cả vấn đề đưa đón trẻ đi học, khả năng đóng góp tài chính của gia đình cũng cần được rõ ràng ngay từ tiếp xúc đầu tiên giữa gia đình với nhà trường.
Thông báo của Trường Marie Curie trên website của trường thể hiện tuyển sinh lớp 1 "thần tốc".
Mỗi trường một chiêu tuyển sinh
Chị Đào Ly (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Xác định cho con học trường tư, nhưng tôi không ngờ cuộc chạy đua xin suất vào lớp 1 chẳng khác gì "chạy" trái tuyến ở trường công".
Điều khiến chị Ly choáng nhất là dự định ban đầu xin cho con vào học Trường Marie Curie (Hà Nội), nhưng chưa kịp đăng ký đã nghe tin hết chỉ tiêu sau 1 ngày tuyển sinh.
"Đọc báo thấy thầy hiệu trưởng thừa nhận trường hết hồ sơ xin vào lớp 1 chỉ trong 1 ngày. Trước tình thế này, gia đình quyết định thay đổi trường cho con, thậm chí không cho con theo học trường tư nữa mà sẽ học đúng tuyến ở trường công", chị Ly bộc bạch.
Thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội) cho biết cũng "bất ngờ" với việc tuyển sinh nhanh chóng (trong 1 ngày đã hết hồ sơ vào lớp 1). Theo thầy Khang, do dịch bệnh nên kế hoạch tuyển sinh đầu cấpcũng bị ảnh hưởng. Thay vì khoảng đầu tháng 3 nhà trường phát hành hướng dẫn và hồ sơ tuyển sinh lớp 1, năm nay tình hình đảo lộn, việc công bố phương án tuyển sinh muộn hơn mọi năm. Có thể vì điều này khiến phụ huynh lo lắng, sốt ruột, nên ngày đầu trường phát hành 360 hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 ở cơ sở Mỹ Đình, phụ huynh đã đăng ký gần hết.
Thay vì đưa ra những điều kiện tuyển sinh ngặt nghèo. Nhiều trường ngoài công lập năm nay tìm cách thu hút học sinh và phụ huynh bằng việc đưa ra những chương trình giáo dục hấp dẫn. Hệ thống giáo dục thực nghiệm Victory (Hà Nội) công bố "Chương trình tiểu học quốc tế Mỹ" với thời gian học linh hoạt, phù hợp với bất cứ hoàn cảnh nào. Trường này khẳng định: "Học sinh có thể học tại nhà, vào thời gian nào phù hợp, đăng ký tham gia khóa học vào bất kỳ thời điểm nào trong năm"; "Các khóa học được xây dựng trên nền tảng công nghệ dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, có thể học trên máy tính và điện thoại, tablet"...
Giám sát chặt kỳ thi tốt nghiệp THPT Nhiều lo ngại về việc khi giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương sẽ khó tránh khỏi gian lận thi cử và kết quả dùng để xét tuyển ĐH có khách quan, chính xác? Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lấy ý kiến, năm nay, giáo viên các...