Một số trường ở Đăk Nông mong có đủ sách cho học sinh
Một số trường vùng sâu, vùng xa kỳ vọng các em có đủ sách, vở mỗi khi năm học mới bắt đầu, chứ chưa mong có tivi, máy chiếu…
Trong những năm qua, nhiều thế hệ thầy, cô giáo không ngừng nỗ lực vượt lên, mang con chữ đến với các em. Mỗi khi năm học mới bắt đầu, học sinh ở trường vùng sâu vùng xa của tỉnh Đắk Nông rất cần sách giáo khoa và trang thiết bị giáo dục khác.
Trường tiểu học Y Jút, tiểu học Lê Quý Đôn ( Huyện Cư Jút, Đắk Nông) còn thiếu phòng học, thư viện đầu sách rất hạn chế, học sinh chưa đủ sách giáo khoa, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục. Học sinh nơi đây đa phần là đồng bào dân tộc nên việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai là thách thức không nhỏ với giáo viên.
Như tại trường tiểu học Y Jút, 100% học sinh của trường đều là người dân tộc Ê đê; trong đó, gần 50% học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo, còn lại các em khác điều kiện gia đình cũng còn nhiều thiếu thốn. Cô Phí Thị Hải, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đến năm học mới, 50% học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo nhờ vào chính sách hỗ trợ của các cấp (theo Nghị quyết 31 – Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông) mới có sách, vở. Những bạn thuộc diện khó khăn khác, cha mẹ phải tự trang bị cho con.
Đời sống của bà con nơi đây thường thiếu trước hụt sau, làm nương rẫy, thuê mướn là chủ yếu. Những năm qua, cà phê, hồ tiêu không được mùa nên cuộc sống chật vật hơn.
Các em học sinh trường tiểu học Y Jút trong giờ học chữ. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Còn tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, không ít cha mẹ của học sinh gửi các con lại cho ông bà để vào Nam làm thuê mướn hoặc công nhân trong các xí nghiệp. Có những em đang đi học phải khăn gói theo cha mẹ lên đường mưu sinh. Do ảnh hưởng của Covid-19 khiến nhiều người bị mất việc hoặc giảm việc, lo lắng bị sa thải.
Gánh nặng kinh tế đè lên vai phụ huynh, không ít cha mẹ chưa có nhiều thời gian chăm lo cho việc học của con cái. Giáo viên phải thường xuyên đến từng gia đình động viên cho các em không bỏ học. “Đôi khi thấy nhiều em còn khó khăn nhưng thầy cô cũng không biết làm gì hơn, chỉ mong trao kiến thức như ‘chìa khóa’ giúp các em mở cánh cổng tương lai”, cô Hải trải lòng.
Video đang HOT
Năm học này, trường tiểu học Y Jút còn chưa đủ phòng học và các phòng chức năng, phải mượn nhà cộng đồng làm nơi học thêm tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh để theo kịp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Vất vả, thiếu thốn là vậy, nhưng mỗi khi vào lớp, nghe tiếng các con ê a đánh vần là lòng cô giáo miền xuôi lại phấn khởi hơn, vững tin vào nghề “gõ đầu trẻ”. Hơn nữa, càng gắn bó với mảnh đất vùng cao, tình người của bà con nơi đây, cô Hải càng thấy thương mến hơn. Cô không mong gì hơn đời sống bà con ngày càng khởi sắc, học sinh có điều kiện học tập tốt.
Giáo viên của trường tiểu học Y Jút mong tiết học có thể sinh động hơn với các thiết bị hỗ trợ. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Còn với Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Đắk Nông) – thầy Nguyễn Minh Phú quan niệm, ở đâu có các em ở độ tuổi đến trường là cố gắng vận động, tạo điều kiện tốt nhất cho các em, nhất là học sinh nghèo được đi học. Nhưng không phải em nào cũng được đi học, có em đến lớp vài hôm lại nghỉ là tình trạng thường thấy.
Nhiều năm qua, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giáo viên mới mong giữ vững sĩ số. Năm học này, trường có 350 học sinh; một số thuộc hộ nghèo, cận nghèo; nhiều em đồng bào dân tộc như Ê đê, Hơ Mông, Gia Rai, Nùng… Thầy Phú cho biết, mỗi khi vào năm học mới, nhìn các em có đủ sách, vở – đơn giản vậy thôi là có thể yên tâm phần nào.
Để sẻ chia vất vả của giáo viên, học sinh trong công tác dạy và học, chương trình “HURA chia sẻ yêu thương – tiếp sức đến trường” do Công ty Cổ phần Bibica tổ chức đến thăm và trao tặng cho mỗi trường gần 100 bộ sách giáo khoa, 700 phần ăn xế, 10 chiếc xe đạp vào cuối tháng 9.
Thầy Phú chia sẻ thêm, đường xá khó khăn, nhiều học sinh ở xa trường phải đi bộ 7-8 cây số đến lớp. Nhờ những chiếc xe đạp do chương trình trao tặng giúp các em đỡ vất vả hơn. Nhà trường sẽ dành tặng 100 bộ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ phải đi làm ăn xa, kinh tế bị ảnh hưởng do mùa màng thất bát, gia đình đông người… Các em ở đây còn nhiều thiếu thốn nên khi nhận được những phần quà tặng rất quý trọng. Em nào cũng mong có thể học giỏi, cố gắng học tập để đáp lại tấm lòng của thầy cô.
Độc giả cũng có thể góp sách giáo khoa tặng các học sinh tiểu học, trung học có hoàn cảnh khó khăn tại Đắk Nông, Thanh Hóa, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn bằng cách tham gia cuộc thi “Cả nhà cùng vẽ ước mơ” do Ngoisao.net và Bibica phối hợp tổ chức (diễn ra từ ngày 21/9 đến 21/10) tại đây. Cứ mỗi bài dự thi của độc giả gửi về cuộc thi sẽ đóng góp một bộ sách giáo khoa cho các em hoàn cảnh khó khăn.
Nỗi lo thiếu trường lớp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang gặp khó khăn vì thiếu phòng học 2 buổi/ngày, đặc biệt là thiếu trường, lớp bán trú. Bước vào năm học 2020 - 2021, bảo đảm phòng học cho khối lớp 1 đã khó, năm học tới phải lo cho cả lớp 2 và lớp 6... càng khó.
Tại các đô thị lớn, sĩ số HS đông nên nhiều trường học gặp khó khi tổ chức bán trú. Ảnh minh họa
Thiếu phòng học, trường lớp bán trú
TP Cần Thơ có 175 trường Tiểu học với 273 điểm trường (trong đó có 98 điểm lẻ, đa số thuộc các huyện vùng nông thôn). Toàn thành phố hiện có 2.935 phòng học/3.086 lớp, trong đó có 2.921 phòng kiên cố (tỷ lệ 99,52%), còn lại là phòng học tạm, mượn; tỷ lệ phòng học/lớp đạt 0,95.
Số trường có đủ phòng chức năng theo Điều lệ trường Tiểu học 136/175 (tỷ lệ 77,11%). Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày là 85,39%. Năm học 2020 - 2021, TP Cần Thơ thiếu 165 phòng học để mỗi lớp/1 phòng học cấp tiểu học. Giai đoạn 2020 - 2025, thành phố thiếu gần 400 phòng học để bảo đảm mỗi lớp/1 phòng học cấp tiểu học.
Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở một số địa phương còn thấp do thiếu phòng học, gây không ít khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học...
Theo ông Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), quận có hơn 30 dự án khu dân cư mới, nếu lấp đầy các dự án này, cơ sở của quận không đủ đáp ứng nhu cầu đến trường cho con em trên địa bàn... "Quận đang đối mặt với áp lực về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa trường lớp. Hiện có gần 60 trường công cần sửa chữa. Tuy nhiên, ngân sách địa phương đầu tư lại phân bổ không đủ (mặc dù hơn 40% ngân sách quận đầu tư cho Giáo dục). Đồng thời, việc sửa chữa mang tính cấp bách nhưng quy trình thủ tục xây dựng có nhiều vướng mắc", ông Ánh cho biết.
Cà Mau cũng trong tình trạng thiếu hụt trường, lớp 2 buổi/ngày, đặc biệt là trường lớp bán trú cho học sinh tiểu học. Dù tỉnh rà soát cơ sở vật chất, ưu tiên sửa chữa, nâng cấp, đầu tư mới cho những nơi có điều kiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày nhưng thực tế mới đáp ứng được 60% cơ sở vật chất để tổ chức dạy 2 buổi/ngày; trong đó chưa tới 7% trường tiểu học tổ chức bán trú...
Theo ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, cơ sở vật chất để đáp ứng chương trình mới rất khó. Sở đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn để đầu tư nâng cấp theo hướng chuẩn hóa theo quy định mới.
Ông Luân cho biết: Chương trình GDPT mới có 3 phần: Kiến thức cơ bản; thực hành thí nghiệm; trải nghiệm để hình thành các kỹ năng cần thiết cho học sinh. Do cấu trúc thay đổi nên điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cũng phải điều chỉnh và thay đổi, nâng cấp mới đáp ứng được...
Nhiều địa phương ĐBSCL tỷ lệ trường tổ chức bán trú còn rất thấp. Ảnh minh họa
Tập trung nguồn lực đầu tư
Để triển khai Chương trình GDPT mới, các địa phương đang tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp. Năm 2020 cơ bản đảm bảo cho khối lớp 1 triển khai chương trình mới, các năm tiếp theo sẽ cần nguồn lực lớn hơn dành cho khối lớp khác... Trong giai đoạn 2017 - 2020, Đồng Tháp đầu tư 1.876,4 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học. Riêng năm 2020, tỉnh tăng cường cơ sở vật chất (316 tỷ đồng), trong đó đầu tư cho cấp tiểu học 126,2 tỷ đồng (270 phòng học, 274 phòng chức năng); mua sắm thiết bị 62,28 tỷ đồng...
Trên cơ sở kết quả rà soát, xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học giai đoạn 2021 - 2025 phục vụ cho việc triển khai chương trình mới, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ phối hợp Sở Tài chính xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng kiên cố hóa trường học, xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng và mua sắm trang thiết bị. Theo đó, dự toán tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.020,379 tỷ đồng (chi phí kiên cố hóa trường, lớp 216,125 tỷ đồng; chi phí xây dựng bổ sung 1.098,854 tỷ đồng; chi phí thiết bị 705,400 tỷ đồng)...
Theo bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ngành GD-T thành phố luôn được quan tâm, ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, một số quận trung tâm có sĩ số học sinh tăng cao, cơ sở vật chất không theo kịp. Do quỹ đất xây trường không còn, nên không đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày và mỗi lớp 1 phòng khi triển khai chương trình mới...
Thành phố đang nỗ lực thực hiện các giải pháp như rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp để đáp ứng Chương trình GDPT mới cho các năm học tới.
Về giải pháp đầu tư nguồn lực cho Chương trình GDPT mới, theo ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, tỉnh ưu tiên số một nguồn lực để sửa chữa trường xuống cấp, hư hỏng. Kế đến là xây dựng trường đạt chuẩn gắn liền với xây dựng Nông thôn mới, không đầu tư dàn trải.
Song song đó là xoá điểm lẻ, tập trung đầu tư cho điểm chính. Việc đầu tư hướng đến mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn theo tiêu chí mới..., ngành đang tham mưu UBND tỉnh 3 đề án: Sắp xếp trường lớp học và đội ngũ giáo viên đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Từ đề án này tiếp tục tham mưu Đề án đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em; Đề án sửa chữa, xây mới mà trọng tâm là sửa chữa, nâng cấp những trường hiện có... Khi đề án được phê duyệt sẽ dồn sức tập trung nguồn lực theo phân kỳ đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đến năm 2030.
Trường học đa văn hóa: Nâng tầm cho giáo dục vùng khó Từ một ngôi trường vùng cao với thành tích giáo dục chưa nổi bật, nhưng sau 3 năm triển khai mô hình trường học đa văn hóa, Trường PTDTBT TH số 1 Sín Chéng (huyện Si Ma Cai, Lào Cai) đã vươn lên và khẳng định mình như một điểm sáng của giáo dục Lào Cai. Thành công này mở ra cho các...