Một số trường đại học dự kiến lùi kỳ thi riêng sang tháng 8
Do học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19 trong thời gian qua, kỳ thi riêng của một số trường ĐH sẽ lùi sang tháng 8 và tháng 9.
Sáng 4/3, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông báo, đối với phương thức thi tuyển đầu vào do nhà trường tổ chức, thời gian thi 2 đợt sẽ lùi sang ngày 16/8 và 6/9 ( lịch thi được công bố trước đó vào ngày 12/7 và ngày 16/8).
Ảnh minh họa
Thời gian nhận hồ sơ đợt 1 từ ngày 15/6 – 8/8; đợt 2 từ ngày 16/8 – 31/8. Phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia vẫn theo lịch của Bộ GDĐT. Đối với phương thức xét tuyển học bạ, trường chia làm 10 đợt nhận hồ sơ, kéo dài từ ngày 6/4 – 4/10.
Được biết, thời gian xét tuyển phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM bao gồm 2 đợt: đợt 1 (từ ngày 1/6 – 4/7), đợt 2 (từ ngày 6/7 – 8/8). Lịch thi năng khiếu tại trường cũng lùi lại, gồm 3 đợt: đợt 1 (ngày 7/8), đợt 2 (ngày 21/8), đợt 3 (ngày 4/9).
Cũng do ảnh hưởng từ việc học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, các trường ĐH có phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM, xét học bạ, tổ chức kỳ thi riêng cũng đang lên phương án thay đổi lịch thi, xét tuyển của mình.
Video đang HOT
Đ. Nguyên
Theo daidoanket
Tuyển sinh ĐH thay đổi ra sao?
Việc lùi lịch học, lịch thi ảnh hưởng đến các mốc thời gian tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của các trường ĐH
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ ngày 25-2 cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT đã ban hành khung chương trình mới, lùi thời gian kết thúc năm học 1 tháng. Thời gian kết thúc năm học vào trước ngày 30-6-2020, kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 26-7-2020.
Kéo dài thời gian xét tuyển
Việc nghỉ học để phòng chống dịch trong thời gian qua và việc lùi kỳ thi THPT quốc gia được các chuyên gia đánh giá là sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020 của các trường.
Theo tính toán, thời gian từ khi thí sinh đăng ký xét tuyển đến khi kết thúc xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia, kéo dài khoảng gần 5 tháng. Nếu tính từ thời điểm thi thì sau khoảng gần 2 tháng là kết thúc xét tuyển đợt 1. Như vậy, nếu lịch thi năm nay lùi đến cuối tháng 7 như dự kiến thì khoảng cuối tháng 9 sẽ kết thúc xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia.
Với các trường phải xét tuyển các đợt bổ sung thì cần thêm khoảng 1 tháng nữa, tức là khoảng tháng 10-2020. Với việc nghỉ học kéo dài như năm nay, tuyển sinh của các trường dự kiến kéo dài đến tháng 12-2020.
PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng hiện nay, đa phần các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, nên việc lùi lịch thi sẽ ảnh hưởng đến các mốc thời gian tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh của trường ĐH. Nếu kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào cuối tháng 7 thì giữa tháng 8 mới có kết quả. Tất cả các mốc tuyển sinh đều phải lùi 1 tháng so với mọi năm và theo tính toán phải hết tháng 9-2020 mới có thể tuyển sinh xong, như vậy có thể lấn sang kế hoạch năm học mới. Việc khai giảng năm học mới sẽ có thể phải lùi lại.
Thí sinh cần lưu ý những thay đổi về mốc thời gian của tuyển sinh 2020. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Xây dựng kế hoạch cho phù hợp
Trước những băn khoăn về thời gian cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, quy định cho các đợt xét tuyển, thời điểm kết thúc tuyển sinh..., bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, cho biết lịch trình tuyển sinh với các mốc như thời điểm thí sinh đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển cũng như các mốc thời gian khác quy định trong xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 dự kiến cũng sẽ lùi lại tương đương với thời gian lùi lịch thi THPT quốc gia.
"Nếu lịch thi THPT quốc gia lùi đến cuối tháng 7 như dự kiến thì khoảng cuối tháng 9-2020 sẽ kết thúc xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia và còn hơn 3 tháng cho một số trường xét tuyển các đợt tiếp theo. Thời điểm kết thúc tuyển sinh năm 2020 dự kiến thực hiện như các năm trước, vào ngày 31-12-2020" - bà Phụng nói. Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, thực tế các năm trước cho thấy số trường tuyển sinh các đợt bổ sung không nhiều và hầu hết kết thúc tuyển sinh trong khoảng tháng 10 hằng năm. Vì thế, năm nay kế hoạch tuyển sinh vẫn có thể kết thúc vào tháng 12 mà không ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh của các trường.
Với việc tuyển sinh muộn, các trường dự kiến sẽ phải điều chỉnh kế hoạch dạy học. Về việc này, bà Phụng cho rằng trong quỹ thời gian hằng năm đã có khoảng 2-3 tuần dự phòng/học kỳ tùy theo từng trường. Do đó, trong điều kiện các trường có thể tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm và đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch nhập học, bắt đầu năm học có thể cần điều chỉnh nhưng kế hoạch tổng thể của năm học không nhất thiết phải thay đổi.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng các trường có thể sử dụng thời gian dự phòng vẫn bảo đảm kế hoạch và chất lượng thực hiện chương trình đào tạo. "Sau khi Bộ GD-ĐT công bố lịch thi THPT quốc gia 2020, các trường sẽ tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho phù hợp" - bà Phụng lưu ý.
Chủ động cho sinh viên nghỉ học
Vụ Giáo dục ĐH đánh giá hiện nay, hầu hết các trường đã rất chủ động trong việc cho sinh viên nghỉ học phù hợp với tình hình của địa phương hoặc đặc điểm của nội dung, kế hoạch đào tạo của từng trường. Nhiều trường chủ động thay đổi lịch học và thông báo sinh viên đi học trở lại.
Yến Anh
Theo nld.com.vn
Đào tạo thích ứng với mùa dịch Để không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đã tận dụng triệt để các lợi thế sẵn có của công nghệ (internet, mạng xã hội) để triển khai đào tạo trực tuyến (elearning). Tuy nhiên, việc triển khai cũng chỉ ở mức độ hạn chế chứ chưa thể áp dụng cho tất cả...