Một số thay đổi cơ thể báo hiệu dấu hiệu chuyển dạ trước ngày sinh.
Ngày dự sinh của bạn đã đến gần, và nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn có dấu hiệu sắp chuyển dạ. Bạn hãy tìm hiểu tường tận các dấu hiệu chuyển dạ và hãy sắp xếp mọi thứ để chuẩn bị lâm bồn nhé!
1. Đau lưng
Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng.
Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Một số bà bầu cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Những lúc như này, mẹ bầu hãy ăn uống đầu đủ và nghỉ ngơi tốt để chuẩn bị sức khỏe cho cuộc vượt cạn đầu cam go sắp tới.
2. Tiêu chảy
Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy.
Một điều thú vị là cũng có một số phụ nữ thường bị tiêu chảy trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sản khoa Robert Dickinson (Đại học Nam Florida – Mỹ) cho biết: “Tất cả là do sự thay đổi hoocmon nữ trong cơ thể phụ nữ trước khi có sự thay đổi như đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sinh con”.
3. Ch ấ t nh ờ n âm đ ạ o, có th ể l ẫ n máu
Trong quá trình mang thai, có một chất nhầy được bít kín cổ tử cung để bảo vệ tử cung khỏi nhiễm trùng. Chất nhầy này còn có tên gọi khác là nút nhầy.
Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mỏng đi và giãn ra để chuẩn bị cho cuộc sinh, nút nhầy bị thải ra ngoài.
Mẹ bầu có thể nhận biết dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ như sau: dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối). Khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung của thai phụ mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu. Đó chính là triệu chứng sắp sinh con.
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.
Một buổi sáng thức giấc bình thường và bạn nhận thấy có nhớt hồng ở đáy quần lót, dân gian hay gọi “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.
4. Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi – xuống bụng:
Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời. Với những mẹ bầu sinh con so, thai thường đi xuống khung chậu nhiều tuần trước khi chuyển dạ. Bạn có thể cảm thấy căng và đau lan xuống âm đạo. Bạn cũng có thể thấy tử cung xuống thấp hơn và bạn đột ngột cảm thấy dễ chịu, có thể thở dễ dàng hơn.
Video đang HOT
5. C ả m giác bu ồ n nôn
Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ, họ nôn hoặc cảm thấy buồn nôn tại nhiều thời điểm trong suốt cơn chuyển dạ. Đôi khi, cảm giác nôn và buồn nôn xảy ra trước cơn chuyển dạ nhưng thông thường, nó “góp mặt” ở giai đoạn 1 và giai đoạn chuyển tiếp của chuyển dạ.
6. Vỡ túi nước ối
Khi túi nước ối bị vỡ, nước ối sẽ chảy tràn qua âm đạo. Thời điểm này, bạn nên nhanh chóng nhập viện để các bác sĩ hỗ trợ quá trình sinh nở.
Phần lớn thai phụ thấy xuất hiện những cơn co thông thường trước khi bị vỡ ối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước ối lại bị vỡ trước. Nếu điều này xảy ra, quá trình chuyển dạ thật đã tới rất gần.
7. Nhi ều c ơ n chuy ển d ạ giả
Hầu hết các bà bầu đều trải qua những cơn chuyển dạ giả khi thai nhi mới được 7 hoặc 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi càng đến gần ngày sinh, tần suất những cơn chuyển dạ giả sẽ ngày càng nhiều.
8. Cảm giác mệt mỏi, uể oải
Bà bầu thường cảm thấy rất mệt và kiệt sức vào thời điểm gần sinh đến mức có thể bạn không đủ sức nhấc nổi cánh tay. Đó là do cơ thể đang dự trữ năng lượng dành cho thời gian bạn “vượt cạn” sắp tới.
9. Rò rỉ nước ối, vỡ ối
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu
10. Ng ừng tăng cân
Ba tháng cuối của thai kỳ, bà bầu tăng cân nhanh chóng, Tuy nhiên, khi sắp đến ngày sinh nở, bà bầu sẽ ngừng tăng cân.
11. Bản năng nằm ổ
Bạn bỗng dưng muốn dọn dẹp sạch sẽ lại nhà cửa, thậm chí bỏ hầu bao mua mới một số đồ nội thất để trang hoàng lại nhà cửa. Điều này người ta gọi là bản năng nằm ổ của người mẹ nhằm chào đón con yêu ra đời.
12. Khi nào c ần đ ến vi ện ho ặc g ọi cho bác sĩ?
Đối với giai đoạn “về đích” của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng thì phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc thì đây là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.
Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ để được chỉ dẫn chi tiết.
Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:
- Bạn bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
- Bạn bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
- Bạn cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
Theo Vuoncuabe.
Máu báo sắp sinh nhiều hay ít mới bình thường?
Máu báo là dấu hiệu phổ biến báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp diễn ra.
Tuy nhiên, có rất nhiều chị em băn khoăn về vấn đề số lượng máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Hãy theo dõi bài viết bên dưới của Viknews Việt Nam để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Máu báo sắp sinh là gì?
Máu báo sắp sinh là dấu sản phẩm của việc tử cung mở rộng, làm vỡ một số mạch máu. Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Đôi khi máu có lẫn thêm dịch nhầy.
Ở những ngày cuối của thai kỳ, nếu thấy xuất hiện hiện tượng này hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa gần nhất để chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp tới nhé!
Máu báo sắp sinh là dấu sản phẩm của việc tử cung mở rộng, làm vỡ một số mạch máuRa máu báo có phải dấu hiệu chuyển dạ?
Khi chuyển dạ, ngoài máu báo sắp sinh thì quá trình chuyển dạ phải đi kèm với các triệu chứng sau: bụng tụt, đau bụng âm ỉ, gò thành từng cơn, đau lưng... Trong đó, tình trạng máu báo sinh thường xuất hiện trước khoảng 1 tuần. Bên cạnh đó, trên thực tế cũng có những trường hợp máu báo xuất hiện nhưng sau 1 tuần vẫn không có biểu hiện nào của việc chuyển dạ. Đây chỉ là dịch nhầy bình thường chứ không phải máu báo.
Máu báo sắp sinh nhiều hay ít mới bình thường?
Máu báo sắp sinh nhiều hay ít mới bình thường là thắc mắc chung của rất nhiều người. Nhất là những chị em lần đầu làm mẹ.
Hầu như máu báo sinh ra không quá nhiều, chỉ khoảng 1 - 2 giọt kèm theo dịch nhầy tử cung. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà máu báo sắp sinh có màu đỏ tươi, hồng hay nâu.
Thời gian máu báo sắp sinh xuất hiện cũng khác nhau. Thông thường thì chúng xuất hiện trước 1 tuần, tuy nhiên vẫn có những trường hợp chỉ xuất hiện trước 1 - 2 ngày thậm chí vài giờ trước khi sinh.
Thông thường thì máu báo xuất hiện trước 1 tuần, tuy nhiên vẫn có những trường hợp chỉ xuất hiện trước 1 - 2 ngày
Nếu máu báo xuất hiện nhưng không xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, bụng tụt, đau lưng... thì chưa cần đến bệnh viện ngay.
Máu báo chỉ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn nỡ, chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé. Chuyển dạ chỉ thực sự xảy ra khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên, theo nhịp điệu nhất định, hoặc trường hợp vỡ nước ối.
Những trường hợp ra máu báo nguy hiểm cần phải lưu ý
Máu báo sắp sinh nếu ra quá nhiều, thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1 - 3 giờ. Đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác như da tái xanh, choáng váng, ngất xỉu... đây là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cần phải hết sức lưu ý để có hướng xử lý kịp thời và đúng cách. Cụ thể như:
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, tình trạng nhau thai tiền đạo sẽ khiến mẹ bầu mất máu, sinh non. Trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển...
Nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, nhất là trong những tháng cuối thai kỳNhau bong non
Tương tự nhau thai tiền đạo, nhau bong non cũn là vấn đề thường gặp thường gây ra tình trạng chảy mấu âm đạo ở những tháng cuối của thai kỳ. Khi nhau thai bong non, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng, chảy máu. Nhau thai bong non sẽ khiến thai nhi thiếu oxy, gây ngạt thở thậm chí là tử vong nếu không được xử lý đúng cách.
Vỡ tử cung
Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Kèm theo vết rách ở tử cung, lúc này cơ thể mẹ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: Đau bụng nhiều, liên tục, các cơn đau ngày càng tăng...
Tình trạng vỡ tử cung trong thai kỳ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, do đó chị em phải thường xuyên phải thăm khám định kỳ trong những tháng cuối. Để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Với những mẹ bầu đã từng sinh mổ thì việc làm này là vô cùng cần thiết.
Giãn tĩnh mạch âm đạo
Chắc hẳn sẽ có rất ít người có kiến thức về bệnh lý giãn tĩnh mạch âm đạo. Tuy nhiên, trên thực tế thì căn bệnh này vẫn tồn tại, chúng gây ra tình trạng chảy máu âm đạo trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu được phát hiện sớm, giãn tĩnh mạch sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.
Sinh non
Sinh non là tình trạng động thai, chuyển dạ sớm hơn ngày dự sinh. Kèm theo đó là tình trạng đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo...
Nếu thấy xuất hiện những tình trạng này, hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ nhằm giải đáp thắc mắc số lượng máu báo sắp sinh như thế nào là bình thường. Chắn hẳn giờ đây bạn đã biết máu báo sắp sinh nhiều hay ít mới bình thường rồi đúng không nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về thai kỳ và sinh nở, hãy truy cập website của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Theo Viknews
Bà bầu có nên ăn mặn ? Khi mang thai, các bà mẹ có thói quen ăn mặn nên chủ động thai đổi thói quen của mình, Vì thói quen ăn mặn trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thai nghén Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ...