Một số thắc mắc của thai phụ về sử dụng thuốc khi mang thai,
Một số thai phụ hay lo lắng về việc sử dụng thuốc khi mang thai nhưng không biết hỏi ai, cũng như một số quan niệm sai lầm trong việc dùng thuốc khi mang thai, cũng như không hiểu rõ về nguyên tắc sử dụng thuốc khi mang thai.
Một số câu hỏi thắc mắc của các thai phụ:
1. Li ệ u có an toàn khi s ử d ụ ng thu ố c trong th ờ i kỳ mang thai?
Trước khi bắt đầu hoặc ngừng sử dụng một loại thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai, điều tốt nhất là nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc y tá đang theo dõi điều trị. Và nên có kiến thức về thuốc một cách cẩn thận trước khi quyết định sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
2. Làm sao có thể quyết định có nên sử dụng một thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai hay không?
Khi quyết định sử dụng hoặc không sử dụng một thuốc nào đó trong thời kỳ mang thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy hại: Lợi ích: điều gì tốt nhất mà thuốc có thể đem lại cho người m và sự phát triển của bào thai?. Nguy hại: thuốc ảnh hưởng có hại như thế nào đến người mẹ và sự phát triển bào thai? Sự lựa chọn thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ khác với sự lựa chọn thuốc khi không có thai. Và cuối cùng, bạn cũng phải lưu ý là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
3. Có th ể l ấ y thông tin v ề cách s ử d ụ ng thu ố c trong th ờ i kỳ mang thai ở đâu?
Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể tìm hiểu qua nhãn thuốc, bao gói của thuốc, thông tin kèm theo thuốc, sách giáo khoa, và những tạp chí thuốc có uy tín, các phần mềm thông tin thuốc, Internet… Những thông tin này không chỉ cung cấp thông tin cho nhân viên y tế mà còn cho các công ty sản xuất thuốc. Và cuối cùng, bạn cũng phải lưu ý là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Có nên sử dụng thuốc không có trong toa thuốc của bác sĩ không?
Một số thai phụ cho rằng bổ sung thêm một số loại vitamin hay thuốc bổ (không có trong toa thuốc) của bác sĩ cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, tốt nhất các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thai sản trước khi sử dụng vì có thể có những nguy cơ mà bạn không biết được.
5. Li ệ u s ử d ụ ng thu ố c có an toàn khi chu ẩ n b ị mang thai?
Rất khó biết chính xác thời điểm thụ thai. Khi nhận ra đang mang thai thì thời điểm thụ thai là cách đó khoảng 10-14 ngày hoặc lâu hơn. Một vài thuốc nên thay đổi, một vài thuốc nên ngừng sử dụng trước khi mang thai.
6. Khi bị bệnh trong thời kỳ mang thai và cần sử dụng thuốc thì sao?
Sử dụng hay không sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai là vấn đề cần cân nhắc. Một số vấn đề về sức khoẻ cần phải sử dụng thuốc để điều trị, nếu như không sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng nguy hại đến người mẹ và thai nhi. Ví dụ: nhiễm trùng đường tiểu nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân. Vì vậy cần sử dụng kháng sinh đề điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Tốt nhất, khi bạn bị bệnh trong thai kỳ thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn.
7. Nếu đang có vấn đề về sức khoẻ, có nên ngưng sử dụng thuốc khi chuẩn bị mang thai không?
Nếu đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, thì không nên ngưng hoặc thay đổi những thuốc như thuốc trị bệnh trầm cảm, hen suyễn, tiểu đường, động kinh…
Đối với những phụ nữ bị nhiễm HIV, Trung tâm kiểm soát bệnh và phòng bệnh của Mỹ đề nghị sử dụng zidovudine (AZT) trong suốt thời kỳ mang thai. Những cuộc nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có HIV dương tính sử dụng AZT trong suốt thời kỳ mang thai sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho con.
Nếu một phụ nữ mang thai bị tiểu đường không được điều trị bằng thuốc trong suốt thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu và những khiếm khuyết bào thai khác.
Nếu bệnh hen suyễn và bệnh cao huyết áp không được kiểm soát trong suốt thời kỳ mang thai có thể có những ảnh hưởng có hại cho bào thai.
Video đang HOT
8. Sử dụng vitamin có an toàn trong thời kỳ mang thai?
Việc sử dụng đều đặn multivitamin trong thời kỳ mang thai là an toàn và hiệu quả. Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai nên uống multivitamin chứa ít nhất 400mcg acid folic mỗi ngày. Thời gian tốt nhất để uống vitamin là trước khi mang thai 1 tháng. Ví dụ như : Folic acid làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị khiếm khuyết ống thần kinh. Sắt có thể ngăn chặn tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên cần chú ý liều vitamin và không nên sử dụng quá nhiều, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
9. Cách nào để biết rằng một thuốc là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai?
Mang thai là khoảng thời gian của sự khám phá và rất tuyệt vời, nhưng đồng thời có thể gây ra sự lo lắng thậm chí nguy hiểm đối với người phụ nữ khi sử dụng thuốc trong thời gian này. Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi quyết định một thuốc là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, nhưng yếu tố cần cân nhắc nhất là: thuốc có qua nhau thai hay không? Có một số thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai, phá vỡ sự sinh trưởng và phát triển của bào thai và gây ra quái thai. Nhưng không phải hầu hết các thuốc gây ra quái thai đều có cùng cơ chế tác động trên bào thai. Mỗi thuốc đều có khả năng gây ra một vấn đề nào đó theo cơ chế riêng. Có nhiều thuốc không qua nhau thai. Trong trường hợp này, có thể sử dụng ngoại trừ thuốc này gây ra ảnh hưởng có hại gián tiếp trên bào thai. Các bạn nên tham khảo thêm về bài viết “phân loại thuốc theo các mức độ an toàn trên phụ nữ mang thai”.
Một số quan niệm sai lầm của thai phụ về sử dụng thuốc trong thai kỳ:
Trên thực tế có rất nhiều loại thuốc ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như vậy cấm người mang thai dùng thuốc có phải là kế sách vẹn toàn không? Tất nhiên không đúng như thế vì khi người mẹ bị ốm, bị bệnh thì đều có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên phải ngăn ngừa hai quan niệm sai lầm hiện nay:
Người mẹ kiên trì không dùng thuốc: trong suốt thời gian mang thai, họ cho rằng dựa vào sức đề kháng của cơ thể để chiến thắng bệnh tật. Đương nhiên nếu là bệnh nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tương đối nặng mà việc chữa trị dây dưa kéo dài thì bệnh không những không khỏi mà càng thêm nặng. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh biến chứng trở thành mãn tính thì vừa mất nhiều công sức điều trị vừa ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Người mẹ lại cho rằng mình chịu khổ, chịu đau một chút cũng không sao tất cả là để vì đứa con cưng của mình. Thực ra, cách nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì trạng thái của người mẹ và hoàn cảnh trong dạ con quan hệ mật thiết với nhau nếu người mang thai bị bệnh thì làm sao bảo đảm rằng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh? Cho nên khi người mang thai bị bệnh không nên để cho họ không chữa trị mà phải đến các bệnh viện chuyên khoa tư vấn để có biện pháp dùng thuốc đúng và hợp lý.
Đối với người có bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh cường tuyến giáp…Trước khi mang thai cần đến bệnh viện tư vấn để sớm điều chỉnh phương án chữa trị, còn đối với người có các loại bệnh cấp tính hoặc bệnh có thể chữa trị trong một thời gian nhất định thì nên chữa trị khỏi bệnh sau đó mới mang thai như vậy khi mang thai không còn phải lo lắng gì.
Người mang thai bị cảm. Bệnh mà người mang thai thường mắc phải là bị cảm gió, khi bị cảm nên chữa trị như thế nào? Nếu là bị cảm nhẹ thì người mẹ nên uống nhiều nước nóng, chủ ý nghỉ ngơi và uống vitamin C. Nếu bệnh hơi nặng đặc biệt là người sốt cao thì phải uống thuốc chữa trị. Khi dùng thuốc nên dùng một số loại thuốc giải cảm Đông y cùng với vitamin C và nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng vitamin C cao.
3. Hãy nguyên tắc dùng thuốc khi mang thai
Thời kỳ mang thai dùng thuốc nên tuân theo bảy nguyên tắc sau:
1. Phải thật thận trọng khi dùng thuốc.
2. Người có bệnh phải chữa trị bệnh trước khi mang thai.
3. Thời kỳ mang thai nếu phải dùng thuốc thì hết sức ít dùng nhất là ba tháng đầu.
4. Thời kỳ đầu nếu đã dùng thuốc mà kiểm tra thấy thai nhi bị dị dạng tốt nhất là nên đình chỉ mang thai.
5. Thời kỳ mang thai nếu người mẹ bị bệnh phải nên chữa trị kịp thời.
6. Nếu phải dùng thuốc nên chọn dùng loại thuốc đã được tư vấn thừa nhận, hết sức tránh dùng những loại thuốc mới.
7. Thuốc Đông y thì nên theo hướng dẫn với người có thai “thận trọng” hoặc “cấm dùng”
Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Theo Vuoncuabe
Đi tìm nguyên nhân sử dụng vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai
Việc sử dụng vòng tránh thai là một trong những cách ngừa thai hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, dù được xem là hiệu quả nhưng thực tế, tỷ lệ ngừa thai của phương pháp này chỉ là 98% và bạn vẫn có nguy cơ mang thai khi đã đặt vòng.
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi vì tính đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả. Đây là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ để tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong khoảng từ 3 đến 10 năm. Thế nhưng, sử dụng vòng tránh thai có thật sự hiệu quả 100% như nhiều người vẫn nghĩ? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Sử dụng vòng tránh thai có thể mang thai không?
Đừng quá bất ngờ, thực tế, dù vòng tránh thai được xem là hình thức ngừa thai hiệu quả nhưng tỷ lệ ngừa thai của dụng cụ này cũng chỉ đạt khoảng 98%. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể mang thai khi sử dụng vòng tránh thai (dù tỷ lệ này rất thấp, khoảng 3 trong số 100 trường hợp). Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bạn thụ thai khi đã sử dụng vòng tránh thai thường là do vòng tránh thai được đặt không đúng vị trí hoặc cũng có thể là do vòng tránh thai di chuyển và lún sâu vào tử cung, gây mất hiệu quả ngừa thai.
Dấu hiệu mang thai khi đã đặt vòng tránh thai có khác với dấu hiệu mang thai thông thường không?
Không giống các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai không gây ra bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể sau khi được đặt vào. Quá trình rụng trứng vẫn diễn ra bình thường, nội mạc tử cung vẫn tiếp tục phát triển và bạn vẫn có kinh mỗi tháng (mặc dù vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến lượng máu chảy ra mỗi tháng, khiến lượng máu chảy ra ít hoặc nhiều hơn so với bình thường). Vòng tránh thai chỉ cung cấp sự bảo vệ cơ học bằng cách ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Và nếu bạn rơi vào những trường hợp hiếm hoi vẫn thụ thai dù đã đặt vòng thì các triệu chứng thai kỳ vẫn giống như bình thường. Một số triệu chứng đặc trưng là:
Chậm kinhỐm nghén và chóng mặtNhiệt độ cơ thể tăngThường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủĐau bụng dướiChán ăn hoặc ăn quá nhiềuPhải làm gì khi bạn nghi ngờ mình có thai dù đã đặt vòng tránh thai?
Thực tế là không có gì lạ nếu bạn nghi ngờ mình mang thai dù đã đặt vòng tránh thai. Bởi sau khi đặt vòng, nhiều người bị chảy máu bất thường trong vài tháng đầu. Sau đó, dưới ảnh hưởng của vòng tránh thai, lượng kinh nguyệt của bạn có thể ít và thời gian hành kinh ngắn hơn so với bình thường, thậm chí, một số người còn không có kinh. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy thực hiện theo 3 bước sau:
1. Thử thai bằng que
Nếu bạn nghi ngờ mình mang thai, hãy sử dụng que thử thai tại nhà để biết chính xác. Sau khi thử, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác.
2. Đi khám sản phụ khoa
Nếu mang thai khi đã đặt vòng tránh thai, bạn sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp khẩn cấp và bạn cần phải đi khám ngay lập tức để có cách can thiệp kịp thời.
3. Lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu bạn thật sự mang thai và không có thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy vòng tránh thai ra. Tuy nhiên, việc này cần được bác sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên nghiệp thực hiện, bạn đừng nên tự lấy ra bởi có thể gây nhiễm trùng vùng kín, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Rủi ro có thể gặp nếu bạn mang thai khi đã sử dụng vòng tránh thai
Vòng tránh thai là dụng cụ được sử dụng để ngừa thai, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thụ thai?
1. Sẩy thai
Sẩy thai là nguy cơ hàng đầu mà bạn phải đối mặt nếu mang thai khi đã đặt vòng. Nếu bạn đặt vòng tránh thai trong thai kỳ, tỷ lệ sẩy thai sẽ tăng lên 40 - 50%. Khi biết mình mang thai, bạn nên đến bệnh viện để lấy vòng tránh thai ra càng sớm càng tốt bởi điều này sẽ giúp giảm rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
2. Sinh non
Việc tiến hành đặt vòng tránh thai trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sinh non. Theo quan sát, những phụ nữ đặt vòng tránh thai trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp năm lần so với những phụ nữ mang thai khác. Vòng tránh thai cần được lấy ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng này.
3. Nhiễm trùng
Đây cũng là vấn đề mà bạn có nguy cơ cao phải đối mặt nếu có thai khi đang sử dụng vòng tránh thai. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của bé. Do đó, bạn cần sớm lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể để giảm thiểu nguy cơ này.
4. Bong nhau thai
Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong khi sinh. Theo các chuyên gia, vòng tránh thai có thể là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này.
5. Phơi nhiễm nội tiết tố
Việc sử dụng vòng tránh thai nội tiết có thể gây nguy hiểm cho thai nhi bởi nó có thể giải phóng progestin vào tử cung. Mặc dù những ảnh hưởng này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ nhưng theo các bác sĩ, nó có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bác sĩ sẽ không lấy vòng tránh thai trong trường hợp nào?
Nếu bạn muốn tiếp tục mang thai, tốt nhất nên lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, ít gặp biến chứng dù nguy cơ sẩy thai, nhiễm trùng và sinh non vẫn cao hơn một chút so với những mẹ bầu khác. Tuy nhiên, nếu việc lấy vòng tránh thai ra sẽ nguy hiểm hơn so với việc tiếp tục để nó tồn tại trong cơ thể, bác sĩ sẽ đề nghị bạn không nên lấy ra. Bởi đã có trường hợp, dù đặt vòng tránh thai nhưng bé cưng vẫn chào đời khỏe mạnh bởi khi bé lớn hơn, vòng tránh thai có thể bị đẩy ra ngoài.
Một số lời khuyên giúp bạn tránh nguy cơ mang thai khi đã đặt vòng tránh thai
Khi được sử dụng đúng cách, vòng tránh thai thật sự là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tránh mang thai ngoài ý muốn khi đã đặt vòng:
Thường xuyên đi khám phụ khoa: Hãy đi khám phụ khoa và siêu âm tử cung 2 lần/năm. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm việc vòng tránh thai bị lệch, nằm sai chỗ. Tình trạng này thường rất nguy hiểm, có thể gây bụng đau âm ỉ, xuất huyết bất thường và mang thai ngoài ý muốn.
Chú ý đến hạn sử dụng: Vòng tránh thai thường có một hạn sử dụng nhất định, trung bình từ 3 - 5 năm chúng phải được gỡ bỏ hoặc thay thế bằng một cái mới. Nếu bạn để lâu, nó có thể lún sâu vào thành tử cung và khiến việc lấy ra khó khăn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số điều sau:
Sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) bởi vòng tránh thai không có chức năng này.Nếu muốn sinh con, bạn chỉ cần tháo vòng tránh thai tại các bệnh viện và bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.Sau khi đặt vòng, bạn cần nằm yên trong 1 giờ, nghỉ ngơi tối thiểu trong vòng 2 ngày và đặc biệt là không được làm việc nặng trong 1 tuần. Bạn cũng không nên ngâm mình trong nước quá lâu (kể cả ngâm chân, ngâm tay). Sau 2 tuần mới nên quan hệ tình dục trở lại.Nếu bạn đau bụng nhiều, ra máu âm đạo nhiều và kéo dài kèm theo sốt, tiểu gắt và có cảm giác đau buốt, đau khi quan hệ, bạn nên đi khám ngay.
Vòng tránh thai thật sự là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ ngừa thai của phương pháp này vẫn không thể đạt đến ngưỡng tuyệt đối, do đó nếu bạn nghi ngờ mình mang thai, hãy đi khám ngay để được hỗ trợ sớm.
Theo Hellobacsi.
Uống Canxi Corbiere trong bao lâu? Mẹ bầu có nên sử dụng canxi Corbiere trong thời gian mang thai không? Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ cho cơ thể và thai nhi. Có thể kể đến một số các chất quan trọng như sắt, vitamin, protein,.... Và không thể không kể đến canxi. Tuy nhiên khả năng cung cấp canxi từ thực phẩm và cơ thể tự tổng hợp là không...