Một số nước châu Á vẫn nhập khẩu nhiên liệu Nga dù ủng hộ trừng phạt
Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, một số quốc gia châu Á đã nhập khẩu nhiều nhiên liệu từ Nga hơn.
Tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng thuộc dự án Sakhalin-2 ở Nga. Ảnh: AP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, khi Nga chuẩn bị vận chuyển thêm nhiên liệu đến các nước châu Á trong những tháng tới, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu điều này có làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt toàn cầu đối với Nga.
Các nhà phân tích cho rằng một số nước châu Á khó có thể ngừng mua nhiên liệu từ Nga, do phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu, chi phí năng lượng tăng cao và giá năng lượng đầy cạnh tranh từ Moskva. Không giống như Ấn Độ, quốc gia đã bị phương Tây lên án vì mua năng lượng Nga, giới quan sát cho rằng một số quốc gia châu Á sẽ ít bị chỉ trích hơn vì công khai phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga từ ngày 5/12, tiếp đến là lệnh cấm đối với các sản phẩm dầu sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2023. Theo dữ liệu từ S&P Global Commodities at Sea, kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, các nước châu Á chiếm tỷ trọng lớn hơn trong kim ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Nga.
Theo các nhà quản lý đầu tư Morgan Stanley, vào tháng trước, Ấn Độ và Trung Quốc đã nhập 2,7 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm của Nga mỗi ngày, cao hơn 54% so với một năm trước. Trong 5 tháng sau xung đột Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã nhập khẩu tổng cộng 5,5 tỷ USD nhiên liệu hóa thạch từ Nga.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) ước tính Nhật Bản đã mua 2,6 tỷ USD than, dầu và khí đốt của Nga. Trong khi đó, Hàn Quốc và Đài Loan lần lượt mua 1,7 tỷ USD và 1,2 tỷ USD các mặt hàng này.
Video đang HOT
Điều đáng nói là cả ba nền kinh tế này đều ủng hộ Ukraine, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể để loại bỏ mua nhiên liệu hóa thạch của Nga. Theo CREA, nhiều khả năng 3 quốc gia và vùng lãnh thổ này sẽ trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Nga khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực ở những nơi khác.
Một cơ sở dầu khí ở Nga. Ảnh: Reuters
Bà Shihoko Goto – Phó Giám đốc phụ trách Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, Washington – cho biết không giống như Mỹ, Đông Á vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, bao gồm cả nguồn cung từ Nga.
Dù không phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga như châu Âu, nhưng phần lớn các nước châu Á vẫn chưa thể tự cung tự cấp năng lượng. Song bà Goto cho biết các quốc gia như Nhật Bản đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng của họ trong dài hạn. “Đất nước Mặt Trời mọc” đang thăm dò khả năng xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân, ngoài khởi động các lò phản ứng đã đóng cửa trước đó do thảm họa Fukushima năm 2011.
Là quốc đảo nghèo tài nguyên, Nhật Bản cũng rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc trên thị trường năng lượng toàn cầu. Quốc gia này có tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng thấp nhất trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với mức 11,2% vào năm 2020.
“An ninh năng lượng luôn là mối quan tâm của những nước châu Á nghèo tài nguyên. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine càng làm gia tăng lo ngại về việc phụ thuộc nhiều vào các nước lớn”, bà Goto bình luận. Nhưng thay vì cắt nguồn cung ngay lập tức, vị chuyên gia nói rằng xu hướng của các quốc gia châu Á này sẽ là đẩy nhanh các kế hoạch giảm phụ thuộc và đa dạng hóa danh mục đầu tư năng lượng.
Ông Ryo Hinata-Yamaguchi, trợ lý dự án tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tiên tiến của Đại học Tokyo, cho hay chưa có giải pháp thay thế ngắn hạn nào đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga. “Do đó, chính phủ và các lĩnh vực liên quan muốn tránh gặp phải những gián đoạn đó”, ông nói.
Các binh sĩ Ukraine trên một chiếc xe bọc thép. Ảnh: AFP
Tháng trước, JERA, công ty sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản, đã ký thỏa thuận cung cấp khí đốt với nhà điều hành mới của Nga trong dự án phát triển dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông. Tuần trước, Toho Gas, nhà cung cấp khí đốt của thành phố lớn thứ ba của Nhật Bản, cũng gia hạn hợp đồng mua LNG trong cùng một dự án.
Trong khi Nhật Bản nhận thấy nhiều lợi ích từ các nguồn năng lượng của Nga, ông Hinata-Yamaguchi nói rằng Tokyo đã kiên quyết phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Ông Ramon Pacheco Pardo, Giáo sư quan hệ quốc tế tại trường Đại học King’s College London, cho rằng các nền kinh tế châu Á vẫn sẽ tiếp tục mua năng lượng từ Nga với mức chiết khấu lớn, họ cũng có thể lựa chọn các giải pháp ngắn hạn thực tế hơn – như tái khởi động hoặc kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, tăng cường nhập khẩu dầu từ các nhà sản xuất năng lượng lớn như Qatar, Saudi Arabia, UAE hoặc Australia.
Ngoài ra, theo Giáo sư Pardo, về lâu dài, các quốc gia châu Á cần cân nhắc thúc đẩy nhập khẩu dầu hoặc khí đốt từ Canada, Na Uy hoặc Mỹ, và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng điều đó sẽ rất mất thời gian và loại bỏ hoàn toàn năng lượng nhập khẩu từ Nga ngay lập tức là không thực tế như chính châu Âu đang nhận thấy.
Ông Han Phoumin, nhà kinh tế năng lượng cấp cao của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) cho biết an ninh năng lượng đã trở thành ưu tiên hàng đầu kể từ xung đột ở Ukraine nổ ra. “Giá năng lượng cao có thể tạo ra nhiều bất ổn chính trị và xã hội”, vị chuyên gia này nói đồng thời chỉ ra rằng các quốc gia cần cung cấp năng lượng cho người dân với giá cả phải chăng.
Theo nhà khoa học chính trị Wen-ti Sung tại Đại học Quốc gia Australia, đối với nhiều nền kinh tế châu Á, lợi thế về giá năng lượng của Nga là một sức hút mạnh mẽ. Hồi đầu năm, giá dầu thô của Nga rẻ hơn giá dầu Brent chuẩn toàn cầu khoảng 30 USD/thùng, và hiện rẻ hơn khoảng 20 USD/ thùng.
Ông Sung cho rằng sau xung đột Ukraine, các nhà sản xuất năng lượng Venezuela và Trung Đông đóng vai trò lớn hơn trên thị trường năng lượng toàn cầu, nhưng việc gia tăng năng lực sản xuất sẽ mất rất nhiều thời gian.
Đức sẽ đệ đơn xin trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
Theo trang tin EURACTIV.de (Đức), Berlin sẽ nộp đơn xin trở thành thành viên thường trực của cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc (LHQ) - Hội đồng Bảo an.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 20/9/2022. Ảnh: EPA-EFE.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết cần phải điều chỉnh các thể chế đa phương phù hợp với thực tế của thế kỷ 21, bao gồm việc trao cho Đức một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an.
"Trong nhiều năm, Đức đã cam kết cải cách và mở rộng quy mô của mình, đặc biệt là đối với các quốc gia ở phía Nam toàn cầu. Đức cũng sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm lớn hơn", ông Scholz nói.
Với việc thúc đẩy mở rộng và cải tổ Hội đồng Bảo an, ông Scholz đang theo sát quan điểm lâu đời của Chính phủ Đức. Năm 2020, người tiền nhiệm của ông là bà Angela Merkel tuyên bố rằng LHQ cần được cải tổ, đề xuất mở rộng HĐBA với các thành viên mới như Đức và một số quốc gia châu Á và châu Phi mới nổi trong khi bãi bỏ hệ thống phủ quyết cản trở hiệu quả của cơ quan LHQ.
Thủ tướng Scholz gần đây đã thúc đẩy tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia không thuộc phương Tây như Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi. Trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng, ông Scholz một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của các quốc gia này trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
"Đối với tôi, điều hiển nhiên là các quốc gia và khu vực mới nổi, năng động ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ phải có tiếng nói chính trị lớn hơn trên trường thế giới", ông Scholz nói.
Ngoại trưởng Anh James Cleverly công du châu Á Ngày 25/9, Bộ Ngoại giao Anh thông báo Ngoại trưởng nước này, ông James Cleverly sẽ thực hiện chuyến công du 3 ngày, từ ngày 26/9, tới các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Ngoại trưởng Anh James Cleverly sau một cuộc họp ở London ngày 6/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là một trong những chuyến công du quốc tế đầu tiên của...