Một số lưu ý khi dùng thuốc trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá được phân làm nhiều loại. Việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại mụn, mức độ nặng của mụn, độ tuổi, giới tính…
1. Các loại mụn trứng cá
- Mụn đầu trắng: Trên mụn đầu trắng có một lớp màng mỏng và khi nặn mụn, cần nặn nhẹ đầu mụn ra thì mới nặn ra được. Đây cũng chính là loại mụn dễ bị viêm nhất.
- Mụn đầu đen: Đầu mụn nhô ra bên ngoài, nó sẽ bị oxy hóa và làm chuyển đầu mụn sang đầu đen. Loại mụn này có tỷ lệ tái phát lại rất cao.
- Mụn sẩn mủ: Là loại mụn có kích thước nhỏ như hình cây kim, kích thước mụn dưới 5mm; gây tổn thương nông.
- Mụn bọc: Mụn có kích thước trên 1cm, có độ sâu hơn 0,5mm gây tổn thương qua lớp màng đáy. Mụn viêm để lại sẹo và thâm với tỷ lệ khá cao.
- Mụn mạch lươn: Mụn mạch lươn to bằng 2 ngón tay với chiều dài từ 5-7cm, chiều rộng khoảng 1cm.
- Mụn demodex: Mụn này do vi khuẩn Demodex gây ra. Mụn sẩn kích thước lớn, nhưng số lượng nhân mụn lại ít, gây ngứa vào ban đêm và vị trí xuất hiện thường ở vùng cằm.
- Mụn do corticoid: Mụn xuất hiện tương đồng nhau và trên nền da đỏ có giãn mạch, những trường hợp nặng hơn có thể có rậm lông.
- Mụn trứng cá đỏ: Nền da màu đỏ và tổn thương mụn đỏ, tái lại nhiều lần gây khó khăn trong việc điều trị. Mụn trứng cá đỏ này có tỷ lệ bị xơ hóa cao.
Có nhiều loại mụn trứng cá, do đó phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Video đang HOT
2. Các thuốc điều trị trứng cá
- Adapenlen: Dạng kem thoa sử dụng cho trường hợp mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn ít viêm, sợi bã nhờn. Thuốc có tác dụng đào thải nhân mụn, kháng viêm ngừa mụn tái phát. Adapalen dạng gel sẽ thẩm thấu nhanh hơn, nên sẽ thích hợp với làn da dầu.
- Azelaic acid 20%, AHA (glycolic): Dùng trong mụn trứng cá, mụn sưng viêm và thâm mụn.
- Adapalene 0,1% clindamycin: Dùng trong trị mụn viêm mủ.
- Azelaic acid 20% Vitamin C Coenzym Q10 Vitamin E: Dùng trong mụn trứng cá nhẹ, da thâm và da nhạy cảm cần dưỡng nhiều.
- Retinal salicylic acid và AHA: Dùng trong trường hợp mụn ẩn, mụn viêm nhẹ.
- Erythromycin trentinoin: Dùng trong các trường hợp mụn viêm, mụn mủ nhẹ.
- Trentinoin: Điều trị mụn ẩn và phòng chống lão hóa.
Mỗi loại mụn trứng cá lại có một loại thuốc phù hợp, không nên tự ý sử dụng.
3. Nguyên tắc điều trị mụn trứng cá hiệu quả
- Điều trị dựa trên mức độ nặng của bệnh, thể mụn, tuổi và giới tính: Cần phải tham khảo với bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị nào.
- Điều trị cần phải kiên trì: Mọi phương pháp trị mụn đều cần thời gian để có hiệu quả. Nếu vội vàng sử dụng nhiều liệu pháp hay quá nhiều sản phẩm khác nhau, có thể khiến da bị kích ứng và sinh ra mụn mới. Do đó để điều trị mụn có hiệu quả, hãy kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ.
- Điều trị đúng giai đoạn: Điều trị trứng cá gồm 2 giai đoạn tấn công và duy trì. Nhiều người nghĩ rằng khi điều trị mụn trứng cá đã khỏi rồi thì không cần điều trị nữa. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát mụn trứng cá ở nhóm nguy cơ theo nghiên cứu sau 1, 2, 3 năm ngừng điều trị lần lượt là: 14%, 40% và 49%. Với môi trường ô nhiễm và điều kiện khí hậu nóng ẩm thì nguy cơ tái phát sẽ tăng lên. Vì thế sau giai đoạn điều trị tấn công giúp giảm mụn và giảm biến chứng thì bạn cần phải tiếp tục dùng thuốc điều trị duy trì để tránh tái phát mụn.
- Điều trị tác động vào các nguyên nhân gây mụn: Bao gồm điều trị các yếu tố tăng tiết bã nhờn; tăng sừng nang lông; vi khuẩn và viêm nhiễm. Việc điều trị mụn cần giảm hoặc tránh khỏi các yếu tố này.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Lười chăm sóc da, hay sờ tay lên mặt, tự ý cậy nặn mụn không đúng cách, thức khuya… là những thói quen xấu tác động khiến mụn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy loại bỏ những thói quen này, bên cạnh đó, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, ngọt, sữa bò…) cũng góp phần kiểm soát bệnh.
- Kết hợp điều trị dự phòng biến chứng của mụn càng sớm càng tốt khi có thể (sẹo lõm, sẹo lồi và tăng sắc tố sau viêm). Một trong những biện pháp để dự phòng sự tăng sắc tố hay thâm mụn đó là bôi kem chống nắng.
Chăm da mụn tuổi dậy thì thế nào là đúng?
Mụn là vấn đề ám ảnh với tuổi dậy thì. Nếu chăm sóc da đúng cách, trẻ sẽ có làn da khỏe mạnh.
Bác sĩ Thiều Thị Huyền Nhung, khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cho biết bước vào tuổi dậy thì trẻ thay đổi thể chất, tâm lý, chú ý nhiều đến ngoại hình, trong đó mụn là vấn đề khiến nhiều thiếu niên quan tâm, than phiền.
Nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì là do hormone trong cơ thể thay đổi, da tăng tiết dầu, nang chân lông chứa tuyến bã nhờn. Bình thường tuyến bã nhờn này tiết ra một lượng vừa đủ để bôi trơn da, tóc nhưng với trẻ dậy hormone kích thích lượng dầu, bã nhờn nhiều. Các tế bào chết từ lớp sừng khiến lỗ chân lông bị tắc gây viêm, sưng tấy, mẩn đỏ.
Dầu trên da nhiều mà trẻ chưa biết cách làm sạch, chăm sóc da thì mụn trứng cá sẽ hình thành. Mụn có thể xuất hiện ở mặt, lưng hoặc ngực với nhiều dạng khác nhau như:
- Mụn đầu trắng do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đóng kín, sưng đỏ phình ra ngoài.
- Mụn đầu đen khiến lỗ chân lông tắc nghẽn nhưng vẫn mở, bề mặt sẫm màu.
- Mụn bọc xuất hiện khi lỗ chân lông mở, có bã nhờn, tế bào chết, vi khuẩn phát triển, gây vết sưng đỏ.
- Lỗ chân lông bị viêm lâu ngày, nhân mụn ẩn khiến da sần sùi thô ráp.
Bôi kem chống nắng để bảo vệ da. Ảnh: Aleksandar Nakic/Getty Images.
Để chăm da mụn đúng cách, bác sĩ Nhung khuyên cha mẹ nên hướng dẫn con hiểu về tình trạng mụn của mình và thực hiện các bước chăm sóc da mặt:
- Rửa mặt hai lần một ngày bằng nước ấm với sữa rửa mặt phù hợp da. Nhẹ nhàng massage theo chuyển động tròn, tránh cọ rửa, chà xát quá mạnh khiến lớp biểu bì bị tổn thương gây kích ứng. Không rửa mặt quá 3 lần/ngày.
- Bôi kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
- Tẩy trang kỹ nếu trang điểm trước khi ngủ, chọn nước tẩy trang không chứa dầu tránh gây tắc lỗ chân lông.
- Tẩy da chết 2-3 lần/tuần bằng sản phẩm tẩy da chết hóa học hoặc vật lý nhằm giảm tình trạng dày sừng, phòng bít tắc lỗ chân lông.
- Cân bằng lại độ PH da và độ ẩm bằng nước hoa hồng, kem dưỡng ẩm phù hợp.
- Gội đầu, giữ tóc sạch sẽ, rửa sạch mặt sau khi tập thể dục vì mồ hôi là nguyên nhân làm tắc lỗ chân lông.
Lưu ý, khi sử dụng keo xịt tóc hoặc gel tạo kiểu tóc nên tránh xa mặt bởi một số thành phần trong sản phẩm làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, gây kích ứng. Nếu vùng lưng, ngực bị mụn cần hạn chế mặc quần áo chật, bó sát vì dễ bị cọ xát gây kích ứng. Không dùng tay chạm lên mặt, tự ý nặn mụn.
Chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi về ngoại hình, thể chất và tâm lý. Ngoài các vấn đề học tập, giao tiếp bạn bè, thì trẻ cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến ngoại hình của mình, và mụn là điều mà nhiều trẻ quan tâm, than phiền nhất. Ảnh minh họa. Theo Ths. BS Thiều Thị Huyền...