Một số loại rau người bị gout cần hạn chế ăn
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, gout là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng axit uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.
Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng, giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng.
Măng tây và giá. Ảnh HẠ HUY
Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm. Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu. Vì vậy, cần ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ; nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, ô liu…
Video đang HOT
Lưu ý, chế biến thức ăn bằng cách luộc hoặc hầm (nhiều nước) nhất là với thịt, nhưng hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin có trong nước được đưa vào cơ thể.
Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng cũng lưu ý: Hằng ngày, cơ thể tạo ra axit uric sau quá trình chuyển hóa purin. Muốn kiểm soát bệnh gout, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp. Do đó, nên tránh xa những loại thực phẩm như: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi.
Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng, giá, dọc mùng… và nấm, vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong máu. Người mắc gout cũng cần tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
Không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh giúp quản lý sức khỏe tốt hơn.
Một chiếc bánh trung thu bằng 5 bát cơm: Ăn thế nào để tốt cho sức khỏe?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng một chiếc bánh trung thu trọng lượng 170g cung cấp năng lượng tương đương 2 ly trà sữa, 2 tô phở.
PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM lưu ý, bánh trung thu là thực phẩm rất giàu kcal, không phù hợp với một số người có bệnh mãn tính như béo phì, đái tháo đường.
Năng lượng của bánh trung thu chủ yếu từ tinh bột, đặc biệt là các loại bánh dẻo. Một bánh trung thu khoảng 170g cung cấp từ 500 đến 700 kcal tùy theo loại bánh và thành phần. Trong khi đó, một ly trà sữa 500 ml chứa 300 đến 400 kcal. Ăn bánh trung thu, nếu bạn không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày thì dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ đái tháo đường. Thành phần dinh dưỡng không cân đối (tỷ lệ carbohydrate và chất béo cao), không đầy đủ vitamin và ít chất xơ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một chiếc bánh tròn cỡ 10x4 cm cung cấp 800-1.200 calo tương đương 5 bát cơm vừa, gấp 2,5 lần một tô phở bò (khoảng 430 calo).
Bánh trung thu có nhiều loại với trọng lượng 120g, 150g, 180g, 210g, 230g. Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn... Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen... được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Do đó, bánh chứa nhiều năng lượng, độ béo và ngọt rất cao.
Cụ thể, trong 25g bánh (tương đương 1/5-1/10 bánh) chứa 95-122 calo, gồm 10-13g chất bột đường và 4,3-7,7g chất béo. Như vậy, một chiếc bánh trung thu 180g cung cấp từ 500 đến 700 calo, tùy theo loại bánh và thành phần. Một số loại bánh thập cẩm có thể chứa gần 1.000 calo. Ví dụ bánh trung thu nướng thập cẩm hai trứng 250g cung cấp năng lượng 1.095 calo, glucid (chất bột đường) 104,5g; bánh trung thu dẻo đậu xanh một trứng năng lượng 807 calo, glucid 158,1g.
Bánh trung thu càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao. Trong khi đó, một bát cơm vừa khoảng 200 calo, glucid 44,2 g; một tô phở bò trung bình 430 calo, glucid 59,3g. Vì vậy khi ăn nên chú ý nguy cơ tăng cân, có thể tập luyện sau ăn để tiêu hao bớt năng lượng.
Nếu ăn bánh trung thu không chú ý kiểm soát tổng năng lượng trong ngày dễ dẫn đến tăng cân, rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường cần lưu ý đến khả năng tăng đường huyết sau ăn, do thành phần carbohydrate trong bánh dễ hấp thu và đi nhanh vào máu.
Người bị đái tháo đường không phải kiêng tuyệt đối bánh trung thu mà nên hạn chế, mỗi lần chỉ ăn một phần nhỏ (1/8-1/4 cái bánh) hoặc sử dụng bánh cho người ăn kiêng. Khi ăn bánh nên cắt bớt lượng cơm tương ứng để giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể. Khi ăn bánh xong, bạn có thể ăn thêm rau xanh để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột, mất kiểm soát. Vì chất xơ có trong rau xanh sẽ giúp ngăn chặn quá trình tăng lượng đường huyết sau khi ăn bánh.
Thành phố nào của Việt Nam là đơn vị đầu tiên trong cả nước lai tạo, phát triển thành công giống bò F1 3B? Thời gian qua, Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai công tác phát triển giống bò thịt BBB, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Từ năm 2012, Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã được UBND thành phố Hà Nội giao thực hiện dự án...