Một số kiến thức tiếng Việt ở bậc phổ thông tiền hậu bất nhất
Bài viết chỉ ra cách gọi tên một bài học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông không thống nhất về mặt thuật ngữ gây rối cho học sinh.
Trong chương trình môn Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có bài: “Các thành phần biệt lập”(tiếp theo) trang 31.
Bài học này có đề cập đến nội dung “Thành phần phụ chú” (trang 31) . Tác giả biên soạn sách hướng dẫn học sinh học tập theo cách quy nạp. Cụ thể, sau khi tìm hiểu 2 ví dụ, học sinh sẽ rút ra nhận xét “thành phần phụ chú” là gì.
Theo đó, ở phần Ghi nhớ trang 32 sách giáo khoa nêu định nghĩa:
“Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phấy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.”
Câu hỏi về thành phần phụ chú. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Thế nhưng, sách Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có bài “Thực hành một số phép tu từ cú pháp” (trang 150), thì tác giả sách lại sử dụng một thuật ngữ khác có tên gọi “Phép chêm xen”(trang 152).
Thực ra, “phép chêm xen”và “thành phần phụ chú”chỉ là một.
Nhưng cách sử dụng thuật ngữ tiền hậu bất nhất, nghĩa là lớp 9 gọi một đằng (thành phần phụ chú), lớp 12 gọi một nẻo (phép chêm xen) khiến học sinh rối bời.
Phép chêm xen. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Ngoài ra, nội dung bài học “Thực hành một số phép tu từ cú pháp” không hề có phần ôn lại kiến thức cũ, chỉ có phần thực hành (luyện tập), lại dùng thuật ngữ “phép chêm xen”càng gây khó khăn cho học sinh.
Video đang HOT
Học sinh đã qua 4 năm học (lớp 9 lên 12), nếu không có nội dung ôn tập lại kiến thức cũ, thử hỏi có bao nhiêu học sinh có thể ghi nhớ?
Thực tế khi dạy học, chúng tôi nhắc lại “phép chêm xen”chẳng qua là “thành phần phụ chú” đã được dạy ở lớp 9 thì nhiều học sinh nói rằng, cách gọi tên “phép chêm xen” lạ và khó hiểu.
Chúng tôi đem băn khoăn này hỏi một tiến sĩ Ngôn ngữ học (xin giấu tên), nguyên giảng viên của Trường đại học Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh), thầy nói:
“Lẽ ra nên thống nhất cách gọi tên một thuật ngữ khoa học từ bậc trung học cơ sở đến bậc trung học phổ thông để có tính liền mạch.
‘Thành phần phụ chú’ và ‘phép chêm xen’ về mặt khái niệm rõ ràng chỉ là một, cũng có thể gọi tên khác đi là phần ‘chú thích’ cho gần gũi, dễ hiểu.”
“Theo tôi, cách gọi “phép chêm xen” vừa thô về mặt thuật ngữ, vừa thừa về mặt ngữ nghĩa. Bởi vì “chêm” và “xen” cùng có nét nghĩa tượng tự nhau là “thêm vào”, thầy phân tích thêm.
Tra Từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa), hai từ “chêm”và “xen”được định nghĩa như sau:
“Chêm” (động từ): lèn thêm vào chỗ hở một vật cứng, làm cho chặt, cho khỏi lung lay, xộc xệch. Ví dụ: Chêm cán búa. Nói xen vào. Thỉnh thoảng lại chêm vào một câu.
“Xen”(động từ): làm cho ở vào vị trí giữa những cái khác. Ví dụ: Xen vào giữa đám đông. Nói xen vào một câu.
Qua định nghĩa từ “chêm” và “xen”của từ điển, chúng tôi có thể khẳng định, nghĩa của 2 từ này là một. Và cách sử dụng thuật ngữ “phép chêm xen”ở sách Ngữ văn 12, tập 1 là không chính xác.
Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn các nhà biên soạn sách giáo khoa môn Ngữ văn cho đợt thay sách mới lưu ý hơn khi gọi tên thuật ngữ.
Bởi, “về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ”(Ghi nhớ trang 89, sách Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Tài liệu tham khảo:
[1] Ngữ văn 9, tập 1, 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[2] Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
[3] ViệnNgôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài
Theo giaoduc.net
200 bé mầm non Trí Đức "Rung chuông vàng" thi tài tiếng Anh
Phỏng theo phiên bản truyền hình, Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) phối hợp với Trung tâm Anh ngữ Newspace vừa tổ chức cuộc thi "Rung chuông vàng" phiên bản tiếng Anh mùa đầu tiên với những giây phút sôi động, thú vị cho 200 em nhỏ.
"Rung chuông vàng - Ringing the golden bell" là cuộc thi của Trường Mầm non Trí Đức dành cho 200 em nhỏ khối 5 tuổi. Cuộc thi được chia làm 2 lượt, mỗi lượt 100 em đến từ 3 lớp khác nhau.
Phỏng theo phiên bản truyền hình, có 35 câu hỏi cho các em nhỏ trả lời, trong đó từ câu 1 đến câu 26 các bạn nhỏ phải lựa chọn đáp án bằng các chữ cái A, B, C
Với mỗi câu hỏi, các bạn nhỏ phải suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây và loại trực tiếp trên sàn đầu. Nếu bị loại quá nhiều trước câu số 7 sẽ được các thầy cô giáo cứu trợ.
Những câu hỏi và trả lời được xây dựng dựa trên nội dung học tiếng Anh của các bé đang được học tại trường. Chủ yếu là các kiến thức được truyền dạy bao gồm ở các lĩnh vực Tiếng Việt, Toán, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh, các kiến thức về giao thông, trường lớp và đời sống trong những hoạt động ngoại khoá...
Rất nhiều bạn nhỏ đã thể hiện được vốn từ vựng, khả năng nghe hiểu của mình.
Sang câu hỏi thứ 27, các bạn nhỏ tiếp tục cuộc thi bằng cách ghi đáp án lên bảng. Ở phần thi này các câu hỏi đã bắt đấu tăng độ khó buộc các thí sinh nhí phải phân tích câu hỏi nhiều hơn.
Những giây phút tư duy trước những câu hỏi tiếng Anh "khó nhằn"...
... nhanh chóng viết đáp án vào bảng...
... giơ bảng và hồi hộp chờ đợi đáp án đúng.
Xen lẫn các phần thi căng thẳng là những tiết mục sôi động trên nền nhạc tiếng Anh của các bạn học sinh nhằm khuấy động chương trình...
... và những sự ủng hộ, cổ vũ động viên tinh thần của các đồng đội nhỏ tuổi.
Sau những vòng đấu hết sức sôi động, các bạn nhỏ Nguyễn Thị Thu Uyên (lớp Nai bambi 1) và bạn Nguyễn Mai Huyền Anh (lớp Nai bamni 5) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế và đứng trên bục vinh quang rung chuông vàng. BTC cũng đã trao 4 giải Nhì, 4 giải Ba cho các bạn nhỏ xuất sắc qua 2 lượt thi.
Cuộc thi "Rung chuông vàng - Ringing the golden Bell" được Trường Mầm non Trí Đức tổ chức với mong muốn tạo sân chơi tiếng Anh bổ ích cho các em nhỏ mầm non, từ đó nhằm khơi dậy niềm hứng thú trong việc học hỏi, nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như trau dồi kiến tiếng Anh cho các bạn nhỏ.
Theo baohatinh
Đề thi môn tiếng Việt tại kỳ thi đại học Hàn Quốc khiến sĩ tử bối rối Sự lắt léo trong cách đặt câu hỏi, đưa chi tiết trong đề thi không chỉ khiến thí sinh Hàn bối rối mà ngay cả người Việt Nam cũng làm sai. Ngày 14/11, 548.734 thí sinh tại Hàn Quốc bước vào kỳ thi kiểm tra năng lực quốc gia CSAT (hay còn gọi là Suneung). Đây được xem là cuộc chạy đua khốc...