Một số giải pháp nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay
Đạo đức nghề nghiệp là một phần của đạo đức xã hội, được hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, là cơ sở tiên quyết để hình thành nhân cách nghề nghiệp, hướng con người tới sự Chân-Thiện-Mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.
Ths Bùi Kim Tuyến – Trưởng Ban Tư vấn phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam. Ảnh: VUSTA
1. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
a) Đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. “Đạo” là con đường, là hệ thống những quy tắc, quy định, quy ước thành văn hoặc bất thành văn. “Đức” là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên, là hệ giá trị, chuẩn mực cụ thể được đúc kết, được thừa nhận trong cộng đồng một cách tự nguyện.
Theo triết học Mac -Lê Nin, đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc ứng xử của đời sống xã hội và hành vi con người, quy định những nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người đối với xã hội.
Từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm “Đạo đức là những phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội; là phẩm chất tốt đẹp của con người. (Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, 1998).
Như vậy, đạo đức được hiểu là hệ thống quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. (Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, Mai Văn Bính chủ biên).
b) Nghề nghiệp
Nghề là một việc làm có tính tương đối ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người. Nghề thường gắn với chuyên môn, với lĩnh vực lao động cụ thể. Thông qua nghề, qua lao động chuyên môn mà con người được đào tạo, được trang bị kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghiệp là sự cống hiến hết mình cho nghề. Ai cũng biết nghề nào thì nghiệp đó. Có chuyên môn thì sẽ có nghề tương xứng, nhưng có nghề chưa hẳn đã có nghiệp và có nghề rồi mà không có nghiệp thì nghề cũng không tồn tại một cách bền vững được.
Nghề nghiệp là sự cố gắng để làm tốt công việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề; không đơn giản chỉ để kiếm sống, là phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội mà còn là con đường để chúng ta thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân.
c) Đạo đức nghề nghiệp
Bàn về đạo đức nghề nghiệp, Ph. Ăngghen đã viết: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Từ những quan niệm trên, có thể thấy đạo đức nghề nghiệp là một phần của đạo đức xã hội, được hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, là cơ sở tiên quyết để hình thành nhân cách nghề nghiệp, hướng con người tới sự Chân-Thiện-Mỹ trong hoạt động nghề nghiệp.
Có thể hiểu, đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội, có tính đặc trưng của nghề nghiệp đòi hỏi mỗi người phải tuân thủ trong quá trình hoạt động nghề nghiệp nhằm ngày càng hoàn thiện bản thân trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.
2. Chuẩn mực đạo đức ở một số ngành nghề
Mỗi lĩnh vực ngành nghề có đều có những đặc trưng, để phân biệt giữa nghề này với nghề khác. Bởi vậy, mỗi lĩnh vực cũng có những tiêu chuẩn đạo đức đặc trưng cho ngành nghề. Ngay cả trong một lĩnh vực, một ngành nghề cụ thể thì ở mỗi giai đoạn khác nhau, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng có thể khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa, điều kiện kinh tế xã hội hay sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Video đang HOT
Không phải bây giờ, mà ngay từ xa xưa, cha ông ta đã có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” hay “giấy rách phải giữ lấy lề”, cho thấy, đạo đức chính là cái gốc của mỗi con người, giúp cho con người biết điều chỉnh hành vi, để thực hiện những hoạt động tốt đẹp; là cơ sở cho việc hình thành nhân cách, hướng con người tới sự Chân-Thiện-Mỹ.
Khi tổng kết lịch sử, nhà bác học Lê Quý Đôn chỉ ra năm nguy cơ có thể khiến các triều đại sụp đổ, đều liên quan đến vấn đề đạo đức, đó là: (1) Trẻ không kính già – đạo đức suy đồi; (2) Trò không trọng thầy – giáo dục suy đồi; (3) Binh kiêu tướng thoái -quân đội suy đồi; (4) Tham nhũng tràn lan – quan lại suy đồi; (5) Sĩ phu ngoảnh mặt – lòng yêu nước suy đồi. Điều đó cho thấy, đạo đức có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ổn định xã hội. Nếu người dân coi trọng và tuân theo các chuẩn mực đạo đức thì xã hội yên bình, ngược lại, các chuẩn mực đạo đức bị coi thường là biểu hiện của một xã hội có xu hướng suy đồi.
Đạo đức nghề nghiệp hiện nay được coi như bộ quy tắc ứng xử đối với những người hoạt động trong cùng một nhóm nghề nghiệp.
Lãnh đạo ngành y tế trong quá trình quản lý đã quan tâm, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng và giáo dục y đức, đã ban hành nhiều quy định nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của viên chức ngành Y tế. Đó là: Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế – gồm 12 Điều y đức (ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06/11/1996); Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh (ban hành kèm theo Quyết định số 4031/2001/QĐ-BYT ngày 27/9/2001); Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 18/8/2008).
Nghề giáo, đối tượng phục vụ là học sinh, sinh viên, học viên. Thông qua giáo dục, để tạo ra các thế hệ có kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống, từ đó phát huy được tối đa thế mạnh và năng lực của mình đóng góp cho xã hội. Với ý nghĩa như vậy, tại quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16-4-2008 quy định về đạo đức nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh các tiêu chí đối với người làm trong lĩnh vực giáo dục phải tâm huyết với nghề nghiệp, có lòng nhân ái, sự bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; tận tụy với công việc; công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học…
Những người làm trong ngành tài nguyên và môi trường cũng phải tuân thủ quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được ban hành theo Quyết định số 117-QĐ/BCSĐTNMT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó đưa ra các tiêu chí về hiểu biết, trách nhiệm với nghề nghiệp; học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ; đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, tự hào với công việc…
Mặc dù, mỗi ngành nghề có những tín chất đặc thù khác nhau, nhưng về cơ bản, bộ quy tắc ứng xử/ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bất kỳ ngành nghề nào đều có các nội dung chính sau:
a) Tuân thủ pháp luật của nhà nước, tuân thủ kỷ luật lao động
Với bất kỳ công việc nào thì người lao động cũng cần tuân thủ pháp luật và kỷ luật lao động. Mỗi người lao động đều là công dân, vì vậy thực hành đạo đức nghề nghiệp trước hết phải thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân, đó là tuân thủ pháp luật của nhà nước; tuân thủ các quy định tại nơi làm việc như thời giờ lao động, thời giờ nghỉ ngơi, văn hóa ứng xử nơi làm việc, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc, bảo vệ tài sản chung, giữ bí mật công việc, tuân thủ kỷ luật lao động.
b) Đặt quyền và lợi ích của đối tượng phục vụ làm mục tiêu chính của công việc
Mỗi ngành nghề đều có một hay một số đối tượng phục vụ nhất định, mang tính chất đặc thù của ngành. Đây chính là đặc trưng nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp được thể hiện rõ nét nhất trong tiêu chí này. Người làm nghề phải đặt đối tượng phục vụ của mình lên trên hết, phải hài hòa nhu cầu và lợi ích của các bên thì mới có thể đạt đến sự thành công trong công việc, mới có thể có uy tín và tạo được niềm tin với đối tác. Ngược lại, nếu không đặt đối tượng phục vụ là mục tiêu hàng đầu thì có thể bền vững.
Ngành y hướng tới chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, do vậy đối tượng phục vụ chính là bệnh nhân, mục tiêu phục vụ là vì sức khỏe cộng đồng. Những người làm việc trong ngành y tế thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ai cũng thuộc “Lời thề Hippocrates”, là lời tuyên thệ của những người bước vào nghề y, không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới cùng tuân thủ. Lời thề đó thể hiện lòng kính yêu, sự biết ơn đối với người thầy truyền bá kiến thức cho học viên, thể hiện lời hứa khi kê toa thuốc chữa bệnh thì vì lợi ích của người bệnh chứ không phải vì lợi ích khác; chỉ được chữa bệnh cứu người mà không được phép hại người bởi kiến thức của mình.
c) Ý thức trách nhiệm đối với công việc và lương tâm nghề nghiệp
Trách nhiệm đối với công việc thể hiện ở sự tuân thủ cam kết đối với công việc (có thể bằng hợp đồng lao động, bằng lời hứa). Nghĩa là phải làm việc theo đúng đã cam kết, lựa chọn cách thức làm việc hợp lý nhất, đạt kết quả cao nhất, chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của mình, kể cả những việc hoàn thành tốt và những việc không thực hiện đúng cam kết. Một người có trách nhiệm với công việc sẽ luôn theo sát và báo cáo tiến độ triển khai đến khi hoàn thành công việc được giao, kể cả tiến độ thời gian, cách thức làm việc, những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, kết quả thực hiện và chất lượng công việc. Đồng thời, cũng sẵn sang chịu trách nhiệm đối với những công việc không hoàn thành.
Bên cạnh trách nhiệm thì làm việc cũng rất cần có lương tâm nghề nghiệp, thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử đối với môi trường xung quanh, với đối tác, với đồng nghiệp. Lương tâm thể hiện “tâm” của mỗi con người khi hành động. Trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp là sự hài hòa giữa “cái lý” và “cái tình”, vừa làm đúng bổn phận, vừa ứng xử hợp lý.
Nghề báo là nghề đưa tin chuyên nghiệp, với đặc thù tìm kiếm, xác minh, đánh giá và đưa tin về các sự kiện mới một cách nhanh nhất, kịp thời nhất, trung thực nhất. Báo chí còn là tiếng nói của cơ quan Đảng và nhà nước, diễn đàn của nhân dân. Do vậy, người làm báo không chỉ luôn quan tâm đến các sự kiện, luôn phát hiện các vấn đề, nhanh nhạy trong tiếp nhận và xử lý thông tin; biết cách chọn lọc thông tin một cách sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu và cần thiết với công chúng. Như vây, người làm báo phải đề cao việc trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì lợi ích của đất nước, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; có lập trường, tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh chính trị, hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; bảo vệ công lý và lẽ phải; không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, không gây chia rẽ, kích động xã hội; nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người; không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đó là trách nhiệm và lương tâm của người làm báo.
Ngành y là ngành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Do vậy, tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế cũng bắt đầu từ việc chm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Người làm công tác y tế phải có lương tâm và trách nhiệm trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân; trong nghề nghiệp phải tuân thủ quy chế chuyên môn; không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khi chưa được phép của Bộ Y tế; phải tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân; tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
Đối với người làm công tác giáo dục có lòng nhân ái, sự bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; tận tụy với công việc; công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học…
d) Trau dồi các kỹ năng, kiến thức để ngày càng hoàn thiện bản thân
Để thực hành được đạo đức nghề nghiệp, thì trước hết cần phải có “đạo đức” và có “nghề nghiệp”. Nghề nghiệp gắn với lòng yêu nghề, sự đam mê công việc. Để có được sự đam mê công việc thì phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng, kinh nghiệm xử lý công việc thật tốt. Xã hội càng phát triển thì năng suất lao động càng cao, càng sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến do đó, càng đòi hỏi mỗi con người phải thường xuyên nâng cao năng lực, trau dồi các kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc và theo đuổi niềm đam mê cũng như mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người.
e) Có niềm tin vào nghề nghiệp, ý thức xây dựng tập thể vững mạnh
Người làm nghề phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn phấn đầu vì tập thể, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều góp phần tạo bầu không khí làm việc thân thiện, góp phần xây dựng tập thể vững mạnh.
3. Giải pháp nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay
Nhằm nâng cao đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay, cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp: từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo và kiểm tra.
a) Xây dựng các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp chuẩn
Mỗi ngành nghề đều có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề đó. Có bao nhiêu ngành nghề thì có bấy nhiêu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, mang tính chất đặc trưng của ngành nghề, nhằm điều chỉnh mối quan hệ của những người làm việc trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chính là thước đo để đánh giá mỗi cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp, từ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, lương tâm nghề nghiệp…, mỗi người khi soi vào đó có thể tự đánh giá ưu nhược của bản thân để hoàn thiện chính bản thân mình. Những người vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhẹ thì sẽ bị lên án, phê phán để thức tỉnh lương tâm, nặng thì sẽ bị trừng phạt, thậm chí bị loại bỏ khỏi nghề nghiệp đó.
Do vậy, để thực hành đạo đức nghề nghiệp, cần xây dựng được bộ tiêu chí đạo đức nghề nghiệp chuẩn với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi. Tiêu chí đạo đức nghề nghiệp phải dựa trên đánh giá thực trạng của ngành lĩnh vực, đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài có thể tác động đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp, có sự so sánh với chuẩn mực đạo đức hiện hành. Các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp cần quy định cụ thể các hành vi được làm, không được làm, công khai lợi ích và có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm. Tiêu chí đạo đức nghề nghiệp phải đi kèm với công cụ đánh giá, thực hiện đánh giá, có các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, kể cả truy cứu trách nhiệm.
b) Tăng cường công tác học tập, quán triệt các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của ngành, lĩnh vực
Các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp cần được công khai áp dụng với tất cả những người hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực; Để mọi người cùng hiểu và thực hành đạo đức nghề nghiệp, cần tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến tất cả các cấp ngành, các tập thể và cá nhân liên quan; Việc học tâp, quán triệt tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp phải tiến hành thường xuyên liên tục, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, không mang tính hình thức mà luôn bám sát thực tiễn, khuyến khích, nêu gương các tấm gương tiêu biểu, phải tạo thành văn hóa công sở, tạo thành động lực để mỗi người cùng phấn đấu. Đạo đức nghề nghiệp mang tính chất tự nguyện, tự giác là chính, đó là quá trình biến từ nhận thức thành hành động, giúp con người vượt qua những cám dỗ nhỏ nhen và lợi ích tầm thường để hướng tới lợi ích của tổ chức. Mỗi người cần nhận thức việc thực hành đạo đức nghề nghiệp để tạo ra bầu không khí làm việc công bằng, bình đẳng, minh bạch. Thông qua tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, mỗi người soi vào để phấn đấu hoàn thiện bản thân và xây dựng tập thể vững mạnh chứ không phải để tạo sự căng thẳng, soi xét lẫn nhau, nghi kỵ lẫn nhau, đề phòng lần nhau.
c) Nâng cao năng lực và xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp
Bên cạnh việc bồi đắp tình yêu nghề nghiệp, sự gắn bó với tập thể, thì cán bộ, nhân viên cần được thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, để được cập nhật kiến thức, trang bị các kỹ năng để tự tin trong công việc và toàn tâm, toàn ý hoàn thành tốt công việc trong bối cảnh, tình hình mới, khi mà các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới thay đổi từng ngày. Việc học tập có thể dưới nhiều hình thức: tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tự học, học tập lẫn nhau trong môi trường làm việc.
Cùng với đó là xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp thể hiện ở tính kỷ luật công việc, tuân thủ các quy định, quy trình, làm việc có kế hoạch, tổ chức công việc một cách khoa học, có khả năng làm việc nhóm… Tác phong làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp cho việc xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất. Khi các cá nhân trong tổ chức có đủ trình độ, năng lực đồng đều, có sự chuyên nghiệp trong công việc thì chính là điều kiện cần để thực hành tốt đạo đức nghề nghiệp.
d) Gắn kiểm tra, giám sát với khen thưởng kỷ luật
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa đối với các hành vi vi phạm đạo đức hành nghề, phát hiện và hạn chế các nguy cơ tiêu cực. Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện công khai, minh bạch, không cả nể, bao che. Thực hiện công khai hóa việc đánh giá các cá nhân từ quá trình tuyển dụng đến sử dụng. Làm rõ thẩm quyền quản lý cán bộ, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực thi đạo đức hành nghề.
Cùng với việc kiểm tra, giám sát, cần xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ trên nguyên tắc công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm, tạo động lực để khuyến khích những người tận tâm đối với công việc, hết lòng vì tập thể. Cần nêu gương, khen thưởng kịp thời với những người có thành tích và những tấm gương tiêu biểu trong quá trình thực hành đạo đức nghề nghiệp.
Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với những sai phạm trong thực hành đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt với những hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành, lĩnh vực. Cần xử lý kiên quyết, nghiêm minh đối với những trường hợp tái phạm, nhằm giáo dục và răn đe với những trường hợp tương tự và củng cố niềm tin của mọi người.
Theo vanhien.vn
Giáo dục nghệ thuật không phải là...môn phụ
Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật, nhưng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề này chưa được chú trọng đúng mức, đâu đó vẫn coi đây là môn phụ.
Người làm quản lý giáo dục nói chúng, giáo dục nghệ thuật nói riêng cần tránh cách nhìn nhận giáo dục nghệ thuật chỉ là "môn phụ" - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ lưu ý tại hội nghị "Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học" tổ chức ngày 21/8 tại Trường đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Phú
Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật, nhưng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề này chưa được chú trọng đúng mức, đâu đó vẫn coi đây là môn phụ.
"Giáo dục nghệ thuật là một thành tố của giáo dục toàn diện: đức - trí - thể - mỹ. Khi có một cảm thụ tốt về nghệ thuật thì chân thiện mỹ, tính nhân bản, tiềm năng sáng tạo đươc khơi dậy", Bộ trưởng chia sẻ.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng cho rằng, quản lý phải đi trước một bước, từ nhận thức đến cơ chế chính sách và hoạt động triển khai. Nhận thức chưa hợp lý dẫn đến cơ chế chính sách chưa đầy đủ, thậm chí cản trở, thành "nút thắt".
Cùng với thay đổi nhận thức, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật
Muốn có đội ngũ giáo viên tốt thì trước hết cơ sở đào tạo ra giáo viên đó phải tốt. Hiện nay, chúng ta đã có nhiều cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật trong trường phổ thông. Đây là nỗ lực, cố gắng lớn; tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập.
Hạn chế đầu tiên, theo Bộ trưởng là chương trình đào tạo chưa thống nhất. Có hiện tượng trường chất lương thấp thì đầu vào "thoáng", quá trình học dễ đạt điểm cao, dễ ra trường. Trường chất lượng tốt lại khắt khe hơn.
Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật phải chuẩn hóa chương trình đào tạo.
Giao Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương làm đầu mối để rà soát các chương trình đào tạo, bám sát vào chuẩn đầu ra về mặt phẩm chất năng lực để từng bước thực hiện. Lưu ý hạn chế tính hàn lâm trong chương trình đào tạo.
Về yêu cầu đầu vào, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu về năng khiếu nghệ thuật và năng khiếu sư phạm. Các trường có thể đề nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính đặc thù trong nội dung này.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Xuân Phú
Bên cạnh chương trình đào tạo, nội dung khác cũng hết sức quan trọng là chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên, trước hết là giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên; nhà trường phải tạo điều kiện để thầy cô có điều kiện nghiên cứu.
Khuyến khích mời cộng tác viên là các nghệ nhân đến giảng dạy, đặc biệt là người có nghiệp vụ sư phạm.
Sau chương trình và đội ngũ giảng viên là quá trình tổ chức đào tạo. Về nội dung này, Bộ trưởng lưu ý việc đào tạo trong trường sư phạm, trong đó có sư phạm nghệ thuật, là phải gắn với địa phương; tổ chức đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và gắn với thực hành, thực tế.
Hội thảo "Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học" diễn ra trong một ngày với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ.
Hội thảo trao đổi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong các trường phổ thông, đặc biệt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới chuẩn bị triển khai.
An Nhiên
Theo giaoduc.net.vn
Thái độ đối với nghề: Yếu tố quyết định chất lượng nhà giáo Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - giảng viên cao cấp Học viện Quản lý GD, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả GD hiện nay. Muốn vậy phải có những giải pháp quan tâm đến phát triển phẩm chất của đội ngũ nhà giáo mà một trong số đó là thái...