Một số DN “trốn” lên sàn vì lãnh đạo không muốn công khai, minh bạch
Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, một số doanh nghiệp “trốn” lên sàn, ngoài lý do khách quan còn là do lãnh đạo không muốn công khai, minh bạch, do tư tưởng vẫn còn cũ.
- Lãnh đạo Chính phủ tháng 7/2017 có yêu cầu Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính công khai danh sách 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng chậm lên sàn chứng khoán, đồng thời Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn thúc đẩy các doanh nghiệp tuân thủ quy định đưa cổ phiếu lên sàn. Xin ông cho biết con số này đến thời điểm hiện tại đã thay đổi như thế nào?
Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính)
Ông Đặng Quyết Tiến: Năm 2016, 2017, 2018, thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ thì các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều đã khẩn trương thực hiện niêm yết. Trước khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp qua thống kê vào giữa năm 2017 là 747 doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa niêm yết.
Con số này sau khi công bố, công khai chúng tôi đã giao cho Ủy ban Chứng khoán tiến hành kiểm tra từng doanh nghiệp một để xem các doanh nghiệp đó đã thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa, hay đăng ký niêm yết có vướng mắc như thế nào? Có vi phạm không?
Trong năm 2017, Ủy ban Chứng khoán đã tiến hành kiểm tra khoảng hơn 300 doanh nghiệp. Chúng tôi cũng thấy có một số doanh nghiệp không đủ điều kiện để niêm yết đăng ký giao dịch, ví như: công ty cổ phần không đủ cổ đông, công ty không có lợi nhuận, mô hình doanh nghiệp đã thay đổi….
Vừa qua, qua kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện một số doanh nghiệp không đủ điều kiện để niêm yết đăng ký giao dịch, hoặc đã đăng ký rồi nhưng không đủ điều kiện nữa… thì chúng tôi đã cho ra khỏi sàn.
Trong năm năm 2018 Ủy ban Chứng khoán sẽ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp còn lại gồm khoảng hơn 300 doanh nghiệp nữa.
- Ngoài lý do khách quan là chưa đủ điều kiện để thực hiện niêm yết thì đâu là lý do chủ quan, thưa ông?
Video đang HOT
Ông Đặng Quyết Tiến: Nói thẳng ra, lý do chủ quan là vì người lãnh đạo không quan tâm. Bên cạnh đó, do tư tưởng vẫn còn cũ, vẫn là “anh” lãnh đạo doanh nghiệp cũ. “Anh” sang công ty cổ phần nhưng không muốn công khai, minh bạch.
Thêm lý do nữa là do đôn đốc, kiểm tra của các cơ quan chủ sở hữu. Chúng ta chưa làm quyết liệt. Giai đoạn trước, việc đăng ký giao dịch niêm yết vẫn còn nhiều thủ tục và doanh nghiệp cũng phàn nàn. Tuy nhiên, các thủ tục giao dịch và niêm yết đã thay đổi, hiện nay đã thuận lợi…
Đối với những doanh nghiệp cũ, Ủy ban Chứng khoán tiến hành kiểm tra và cũng đã hướng dẫn. Doanh nghiệp nào đủ điều kiện rồi thì được hướng dẫn làm thủ tục. Còn doanh nghiệp nào đã đủ điều kiện, được hướng dẫn nhưng vẫn trốn tránh thì mới tiến hành xử phạt vì đã không thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đại chúng.
- Ông có nói đến việc một trong những lý do các doanh nghiệp dù đã cổ phần hóa nhưng vẫn trốn tránh niêm yết là do lãnh đạo của các doanh nghiệp này không muốn “công khai, minh bạch” – Ông có thể chia sẻ rõ hơn về lý do này?
Ông Đặng Quyết Tiến: Lý do doanh nghiệp không muốn “công khai, minh bạch” có nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nguyên tắc cơ chế thị trường của chứng khoán, bất kỳ một giao dịch nào lớn của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải đưa ra HĐQT quyết định và đại hội cổ đông thường niên. Ví như “anh” mua nhà, tuyển dụng nhân sự lớn… thì đều phải đưa ra. Như vậy, đối với những người không muốn đổi mới tư duy, không tuân thủ theo quy định pháp luật và họ vẫn muốn cơ chế thủ trưởng, cơ chế không dân chủ thì người ta không muốn…
- Vậy chế tài đối với doanh nghiệp chậm niêm yết thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Quyết Tiến: Sau cổ phần hóa, chúng ta khuyến khích doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ đăng ký giao dịch, niêm yết, nhưng nhiều doanh nghiệp trốn tránh, dù đây là yêu cầu bắt buộc. Người đại diện vốn, giữ cổ phần chi phối sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đủ điều kiện mới được niêm yết. Còn việc đăng ký giao dịch không cần nhiều điều kiện, nhưng sẽ được theo dõi , giám sát.
Chế tài cũng rất rõ ràng, khi đã là công ty đại chúng, nếu không niêm yết sẽ bị xử lý theo luật chứng khoán.
Tới đây, có nhưng trường hợp chúng ta sẽ đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét xử lý. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện mà cố tình không lên sàn thì sẽ công bố công khai, tạo sức ép dư luận.
Còn những công ty không phải đại chúng là những công ty cổ phần bình thường, cổ đông ít không đủ điều kiện để thực hiện theo các quy định Luật Chứng khoán thì chúng ta không thể xử phạt bình thường được mà chỉ xử phạt theo Luật Doanh nghiệp nếu họ vi phạm.
Tới đây, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục công khai danh sách những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đủ điều kiện nhưng “trốn” niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Xin cảm ơn ông!
Hà Giang
Theo toquoc.vn
Doanh nghiệp 24h: Phá sản dự án nghìn tỷ thua lỗ nếu bán "ế", không ai mua
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, các bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước sở hữu những dự án nghìn tỷ thua lỗ cần công khai, minh bạch mới đưa ra giải pháp căn cơ. Ngay cả việc giải thể, phá sản cũng là giải pháp tích cực nếu duy trì lại không hiệu quả.
Ảnh minh họa.
12 dự án nghìn tỷ thua lỗ: "Phá sản cũng là tích cực nếu duy trì lại không hiệu quả"
Liên quan đến việc xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương, tại toạ đàm "Nâng cao năng lực doanh nghiệp nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 18/9, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, có 4 trong tổng số 12 dự án khôi phục hoạt động sản xuất, trong 4 dự án khôi phục hoạt động sản xuất có 2 dự án của Vinachem đã có lãi. (Xem thêm)
Hoàng Anh Gia Lai muốn gom 24 triệu cổ phiếu HNG
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã HAG) mới đây đã thông báo đăng ký mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/9 đến 18/10/2018.
Nếu mua vào thành công số cổ phiếu đã đăng ký, HAG sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ tại HNG từ 55,1%, tương ứng với 488,66 triệu cổ phiếu lên 57,81%, tương ứng với lượng cổ phiếu hơn 512,66 triệu cổ phiếu. Được biết mục đích thực hiện giao dịch là để chuyển cổ phần của công ty con về công ty mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của HAG. (Xem thêm)
Cao su Đồng Phú (DPR) dự chi 120 tỷ đồng cổ tức đợt 3 năm 2017
Hội đồng quản trị CTCP Cao su Đồng Phú (mã DPR) mới đây đã thống nhất chia tiếp cổ tức đợt 3 năm 2017 với tỷ lệ 30%/mệnh giá bằng tiền mặt trong tháng 11.
Kết quả kinh doanh năm 2017 Cao su Đồng Phú lãi sau thuế 205 tỷ đồng. Công ty đã quyết định dùng toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối từ trước chuyển sang để chia cổ tức tỷ lệ 60% cho cổ đông. (Xem thêm)
Cổ phiếu TIG lẹt đẹt vùng đáy, quỹ ngoại mất kiên nhẫn
Trên thị trường, sau khi lên tăng gần 32% trong tuần đầu tiên của tháng 4, cổ phiếu CTCP Đầu tư Thăng Long (mã TIG) khi đó có thời điểm chạm ngưỡng 5.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu TIG sau đó đã nhanh chóng lao dốc xuống giao dịch quanh vùng 3.000 đồng/cổ phiếu - vùng đáy của cổ phiếu 5 năm trở lại đây.
Thực tế, cổ phiếu TIG đã có thời gian dài giao dịch dưới mệnh giá thậm chí loanh quanh vùng 3.000 - 4.000 đồng/cổ phiếu đã hơn một năm trở lại đây. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/09, cổ phiếu TIG có giá 3.000 đồng/cổ phiếu. (Xem thêm)
Bóng đèn Rạng Đông muốn "lấn sân" sang mảng bất động sản
Cụ thể, ban lãnh đạo công ty chuyên về bóng đèn, phích nước này muốn cổ đông cho ý kiến về việc bổ sung 2 ngành nghề kinh doanh là "Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê" và "Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất" vào hệ thống các ngành nghề kinh doanh của công ty. Thời gian xin ý kiến từ nay đến 24/9/2018. (Xem thêm)
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Chính sách mới sẽ thúc đẩy vốn ngoại vào Việt Nam Dự án Luật Chứng khoán sửa đổi được xây dựng trên tinh thần chú trọng tạo dựng các chính sách nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán (TTCK), thị trường vốn hoạt động công khai, minh bạch và bền vững hơn, đồng thời tạo môi trường thông thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh tại...