Một số địa phương điều chỉnh lịch học từ 27/12
Ngày mai (27/12) Nghệ An, Lâm Đồng, Trà Vinh, Vĩnh Phúc sẽ đón học sinh trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài tạm nghỉ do dịch COVID-19.
Tại Tiền Giang, các trường học đang tăng tốc tiêm vaccine mũi 2 cho học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi. Dự kiến ngày 27/12, nếu được UBND tỉnh đồng ý, ngoài huyện Tân Phú Đông, học sinh khối 9 và 12 của tỉnh sẽ đến trường học trực tiếp.
Tại Nghệ An, thành phố Vinh quyết định cho học sinh cấp tiểu học và lớp 6, 7, 8 trở lại trường từ 27/12. Trước đó 1 tháng, học sinh lớp 9 và khối THPT đã tới trường học trực tiếp.
Sở GD&ĐT tỉnh này yêu cầu các trường ký cam kết với giáo viên, phụ huynh về điều kiện đảm bảo an toàn, đồng thời thường xuyên theo dõi cập nhật, thống kê số học sinh thuộc diện F0, F1, F2 để báo cáo theo đúng quy định.
Các trường học thực hiện chia đôi sĩ số, dạy học một buổi, bắt buộc đeo khẩu trang, khuyến khích việc đưa đón học sinh theo hướng “một cung đường hai điểm đến”.
Học sinh một số quận ở Hà Nội phải dừng học trực tiếp. (Ảnh minh hoạ: Đ.H)
Tại Lâm Đồng, Sở GD&ĐT quyết định cho các trường dạy học trực tiếp từ 27/12 với các khối lớp từ mầm non, tiểu học đến THCS. Trước đó, tỉnh này đã cho học sinh khối lớp 10, 11 học trực tiếp từ ngày 23/12 và khối 12 đến lớp từ 20/12.
Tại Vĩnh Phúc, từ ngày 27/12, học sinh lớp 6, 7, 8, 10, 11 ở thành phố Vĩnh Yên trở lại trường học trực tiếp. Học sinh lớp 9 và lớp 12 đã đến trường từ ngày 20/12, trong khi học sinh toàn thành phố đến trường từ ngày 3/1/2022.
Tại Trà Vinh, Sở GD&ĐT quyết định thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp đối với lớp 9 và 12 từ ngày 27/12 cho học sinh đang cư trú địa bàn được đánh giá cấp độ dịch 1, 2 và không thuộc diện F0, F1.
Trong khi đó, tại Hà Nội, một số quận trong thành phố thay đổi cấp độ dịch, gồm Hoàng Mai, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ. Do đó, học sinh của 6 quận huyện trên tạm dừng đến trường, chuyển qua học trực tuyến.
Video đang HOT
Trước đó, quận Đống Đa cho học sinh dừng học trực tiếp từ ngày 13/12, quận Hai Bà Trưng cho học sinh dừng học trực tiếp từ ngày 20/12.
Tại Cà Mau, UBND tỉnh quyết định cho học sinh lớp 1, 2 chuyển sang học trực tuyến. Sở dĩ địa phương này đưa ra quyết định như vậy vì cách đây 1 tháng từng cho học sinh hai khối lớp trên nghỉ học trực tuyến. Các khối từ lớp 3 đến 12 vẫn tổ chức dạy học trực tuyến theo kế hoạch trước đây.
Một số địa phương khác cũng lên kế hoạch cho học sinh đến lớp hoặc mở rộng đối tượng được học trực tiếp.
Cụ thể, sau hai tuần thí điểm cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học, TP.HCM đang lấy ý kiến việc chuyển sang dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2022.
Nhiều nơi ở TP.HCM đề xuất cho học sinh lớp 7, 8, 10 và 11 đến trường
Từ kết quả khả quan của 2 tuần thí điểm, nhiều quận, huyện tại TP.HCM đề xuất cho học sinh lớp 7, 8, 10 và 11 đến trường học trực tiếp.
Sau 2 tuần thí điểm cho học sinh khối 9, 12 đến trường, các địa phương tại TP.HCM đang tổng kết tình hình và có đề xuất phương án mở rộng phạm vi dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2022.
Nhiều quận, huyện tại TP.HCM đều nhất trí đề xuất cho các khối còn lại của bậc THCS, THPT đi học. Ảnh: Văn Nguyện.
Xem xét thêm cho bậc tiểu học
Trao đổi với Zing, ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8, cho biết 2 tuần thí điểm dạy học trực tiếp với khối 9, 12 diễn ra ổn định. Các trường làm quen và thích ứng với những tình huống, kể cả trường hợp có F0. Ban đầu, kết quả khảo sát có gần 80% phụ huynh đồng ý cho con đến trường nhưng đến tuần thứ hai, 95% học sinh đã đến lớp.
Từ kết quả đó, Phòng GD&ĐT quận 8 đề xuất tổ chức dạy học trực tiếp cho các khối còn lại của bậc THCS, THPT từ ngày 3/1/2022.
Nếu tất cả khối lớp đi học lại, học sinh có thể đến trường theo buổi. Ví dụ, ở THCS, khối 6, 7 đi học buổi sáng. Khối 8, 9 đi học buổi chiều. Giờ ra, vào lớp, giải lao được bố trí lệch nhau để không tập trung quá đông học sinh một thời điểm.
Trưởng phòng GD&ĐT quận 8 cũng đề xuất và mong thành phố cho trẻ tiểu học và mầm non đến trường. Các em còn nhỏ, chưa được tiêm vaccine nhưng môi trường học đường an toàn hơn ngoài xã hội.
Hơn nữa, việc học trực tuyến quá dài đang ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh tiểu học. Các em cần được đến trường để chuẩn bị và có thể cho kiểm tra cuối kỳ trực tiếp để đánh giá được mức độ tiếp thu, có thời gian bù đắp kiến thức bị thiếu hụt, đặc biệt là học sinh lớp 1, 2.
Với trẻ mầm non, nhiều phụ huynh vẫn có nhu cầu gửi con dẫn đến các nhóm trẻ tự phát mọc lên. Cơ quan quản lý rất khó kiểm tra. Các điểm giữ trẻ tự phát cũng không thể an toàn bằng trường học.
"Trên địa bàn quận 8, tất cả trường học đã đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng dịch, phương án phòng dịch, sẵn sàng triển khai dạy học trực tiếp khi có quyết định từ thành phố", ông Dân nói.
Một lãnh đạo Phòng GD&ĐT Bình Tân bày tỏ sự ủng hộ và đề xuất cho tất cả khối lớp đến trường từ tháng 1/2022, kể cả bậc tiểu học.
Vị này cho hay tuần thí điểm thứ hai, tỷ lệ học sinh lớp 9, 12 đến trường tăng dần qua từng ngày, đến cuối tuần đạt 95,3%. Điều này chứng tỏ công tác phòng dịch, xử lý F0 trong trường rất tốt, phụ huynh yên tâm.
"Phụ huynh đã đi làm, nhất là công nhân, không thể nào quản lý con học trực tuyến. Khảo sát của quận cho thấy rất nhiều trường hợp học sinh lấy lý do học online để chơi game, lướt web. Về lâu dài, hệ lụy rất lớn", lãnh đạo Phòng GD&ĐT Bình Tân nói.
Ngoài ra, người này cho rằng từ tháng 1/2022, ngành giáo dục nên cho phép các trường thí điểm mở lại căn tin, bán trú, dần đưa các trường quay trở lại với trạng thái hoạt động bình thường.
Về lâu dài, các trường cần mở lại hoạt động bán trú. Ảnh: Văn Nguyện.
Thí điểm mở bán trú
Tại cuộc họp giao ban triển khai hoạt động phòng, chống dịch sáng 24/12, nhiều quận, huyện cũng đề xuất học sinh các khối còn lại của THCS, THPT được trở lại trường từ ngày 3/1/2022.
Ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, nhìn nhận tỷ lệ học sinh khối 9, 12 đi học trực tiếp trong 2 tuần thí điểm trên địa bàn quận tăng lên hàng ngày, từ hơn 91% lên 93%.
Việc học diễn ra ổn định dù một số trường xuất hiện F0. Đa phần F0 là học sinh được phát hiện tại nhà do phụ huynh chủ động tầm soát. Các ca F1 đều âm tính, đến trường bình thường.
Nếu thành phố quyết định cho những khối còn lại đi học, ông Thủy tính toán các trường chia ca đi học theo ngày chẵn, ngày lẻ và mở lại hoạt động bán trú. Học sinh đi học cả ngày, không phải đi lại nhiều lần, đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh, phụ huynh an tâm khi đi làm.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp cho biết trên địa bàn vẫn còn 4 trường mầm non, 5 trường tiểu học và một trường THCS đang thực hiện nhiệm vụ phòng dịch. Ngoài ra, học sinh của hai trường THCS đang phải học chung tại một điểm trường.
Ông Trần Trọng Khiêm, Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú, đánh giá hiện, mỗi trường chỉ triển khai cho một khối đi học nên rất thuận lợi. Khi mở rộng cho những khối còn lại, chắc chắn nhiệm vụ của thầy cô phải chia nhỏ ra song song với giảng dạy chương trình, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế sẽ gây nhiều khó khăn.
Từ đó, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Tân Phú cho rằng lộ trình đi học trực tiếp cần tính toán về điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên.
"Từ ngày 3/1/2022, tôi đề xuất học sinh khối 7, 8, 9 được đi học sớm nhất. Với học sinh lớp 6, do các em chưa được tiêm vaccine nên vẫn học trực tuyến. Ngoài ra, khi mở rộng thêm đối tượng phải có nguồn kinh phí hoặc nguồn que xét nghiệm Covid-19 để tầm soát cho học sinh", ông Trần Trọng Khiêm kiến nghị.
Tương tự, ông Nguyễn Thái Ông Nguyên, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Thủ Đức, đề xuất thời gian tới, cùng học sinh khối 9 và 12, học sinh các khối 7, 8, 10, 11 nên học trực tiếp vì các em đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Thành phố Thủ Đức đang triển khai kế hoạch tiêm vaccine từ đầu tháng một đến hết ngày 20/1, tiếp tục trưng dụng các trường tiểu học làm điểm tiêm. Ông Nguyên băn khoăn đội ngũ giáo viên vừa tham gia công tác phòng, chống dịch địa phương, vừa tham gia lực lượng tại chỗ điểm tiêm, vừa giảng dạy trực tiếp sẽ rất khó khăn, vất vả.
Sở GD&ĐT và Sở Y tế TP.HCM đang làm việc với nhau để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thí điểm học trực tiếp 2 tuần qua. Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch, tuần sau, hai sở sẽ có báo cáo, đề xuất lãnh đạo TP.HCM về việc tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2022. Tuần sau (từ 27/12), học sinh khối 9, 12 vẫn đi học bình thường.
Đảm bảo môi trường học tập tốt, an toàn để việc dạy học được diễn ra liên tục Sáng 21-12, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã có buổi kiểm tra tình hình dạy học trực tiếp tại Trường THPT Trưng Vương (quận 1). Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức trò chuyện với học sinh Trường THPT Trưng Vương. Ảnh: PHÚ KHÁNH Theo cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương cho biết, sau...