Một số đại học ngoài công lập tăng học phí 35%
Học phí mỗi tín chỉ ngành Dược học của ĐH Văn Lang, TP.HCM, tăng từ hơn 1,3 triệu đồng lên gần 1,8 triệu đồng (khoảng 35%). ĐH Hoa Sen cũng có ngành tăng học phí 35,7%.
Các năm trước, ĐH Văn Lang thu học phí khóa sau tăng 10% so với khóa trước. Năm nay, mức tăng lớn hơn. Năm ngoái, trường thu từ 966.000 đến hơn 1,3 triệu đồng/tín chỉ. Năm 2020, mức thấp nhất là hơn 1 triệu đồng/tín chỉ, cao nhất khoảng 4,5 triệu đồng/tín chỉ (ngành Răng – Hàm – Mặt mới mở). Trong đó, học phí mỗi tín chỉ ngành Dược học (cao nhất năm ngoái) tăng từ hơn 1,3 triệu đồng lên gần 1,8 triệu đồng (tăng gần 35%). Ảnh: Vanlanguni.
ĐH Hoa Sen cũng thông báo tăng học phí cho năm học này. Năm 2019, học phí một kỳ của trường gần 21 triệu đến gần 29 triệu đồng, tùy ngành. Năm nay, học phí các ngành dao động từ khoảng 26 triệu đến hơn 39 triệu đồng. Mức thu cao nhất trong cả hai năm thuộc về ngành Thiết kế đồ họa, tăng hơn 10 triệu đồng (tương đương 35,7%). Ảnh: Hoa Sen.
ĐH Duy Tân tăng học phí khóa tuyển sinh 2020 so với khóa 2019. Cụ thể, năm ngoái, với chương trình thường, học phí một học kỳ thấp nhất là 8,8 triệu đồng, cao nhất 26 triệu đồng. Năm nay, mức thấp nhất 9,4 triệu đồng, cao nhất 32 triệu đồng. Tính riêng ngành Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, học phí tăng 23%, từ 26 triệu đồng lên 32 triệu đồng. Ảnh: Duy Tan University.
Video đang HOT
ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM thu học phí 900.000 đồng/tín chỉ đối với khóa sinh viên nhập học năm 2020. Mức thu đối với sinh viên khóa 2019 là 800.000 đồng/tín chỉ. Như vậy, học phí tăng 12,5%. Ngoài ra, trường quy định với các môn học có tín chỉ thực hành, mức học phí nhân hệ số 1.5/tín chỉ. Ảnh: HUFLIT.
Năm học 2020-2021, ĐH Quốc tế Sài Gòn thu học phí khoảng 31,2 triệu đồng/học kỳ với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt các ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng, Mạng máy tính, Luật Kinh tế quốc tế. Các ngành còn lại có học phí mỗi kỳ khoảng 27,8 triệu đồng.
Năm ngoái, học phí thấp hơn: Ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm là 27,3 triệu đồng. Các ngành còn lại 23.842.000 đồng. Như vậy, học phí của trường tăng 14-16%. Học phí chương trình dạy bằng tiếng Anh tăng hơn 7%, từ khoảng 66,9 triệu đồng lên gần 72 triệu đồng và từ 61 triệu đồng lên gần 66 triệu đồng. Ảnh: SIU.
Theo đề án tuyển sinh được công bố trước đó, học phí cho khóa nhập học 2019 của ĐH Dân lập Phương Đông là 320.000 đồng/tín chỉ. Năm nay, mức thu tăng lên 345.000 đồng/tín chỉ. Như vậy, học phí khóa sau tăng khoảng 7,8% so với khóa trước. Trường quy định lộ trình tăng học phí không quá 10% cho năm tiếp theo. Ảnh: Hội Sinh viên ĐH Phương Đông.
Học phí ĐH Lạc Hồng tăng nhẹ. Cụ thể, mức thu ngành Dược học tăng 5,9%, từ 17 triệu đồng/kỳ năm học 2019-2020 lên 18 triệu đồng/kỳ năm 2020-2021. Mức tăng học phí của các ngành khác là 8,3%, từ 12 triệu đồng/kỳ lên 13 triệu đồng/kỳ. Ảnh: LHU.
Theo thông tin tuyển sinh của trường, ĐH Tân Tạo thu học phí 150 triệu đồng/năm đối với ngành Y đa khoa. Với các ngành khác, học phí là 1,3 triệu đồng/tín chỉ lý thuyết và 1,95 triệu đồng/tín chỉ thực hành, tức khoảng 40 triệu đồng/năm. Mức thu này tương đương học phí khóa nhập học 2019. Ảnh: TTU.
Xét tuyển đại học 2020: Cẩn trọng để không 'giữa đường đứt gánh'
Quan điểm trường công học phí thấp đã không còn đúng thực tế khi những năm gần đây, hàng loạt trường đại học tăng học phí theo cơ chế tự chủ tài chính, thu đủ bù chi.
Vì vậy, theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh cần tỉnh táo chọn trường, tìm hiểu chi tiết lộ trình tăng học phí của trường để cân đối với khả năng tài chính gia đình trước khi đăng ký xét tuyển đại học.
Tăng hơn 5 lần học phí
Năm học 2019-2020, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có mức học phí chung cho tất cả các ngành đào tạo là 13 triệu đồng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2020-2021, trường sẽ thu học phí theo từng ngành với mức cao ngất ngưởng. Cụ thể, ngành Răng-hàm-mặt có học phí lên đến 70 triệu đồng, tăng gấp hơn 5 lần; ngành Y khoa có học phí 68 triệu đồng; ngành Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng; ngành Dược học 50 triệu đồng. Mức học phí thấp nhất của trường này năm học tới là 30 triệu đồng, áp dụng với hai ngành Y tế công cộng và Dinh dưỡng. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng thông báo học phí các năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10% mỗi năm.
Giải thích về việc bất ngờ tăng học phí lên gấp nhiều lần, phó giáo sư Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trường bắt đầu thực hiện tự chủ đại học từ năm 2020. Theo ông Khôi, mức học phí 13 triệu đồng của năm học trước không thể đủ đào tạo cử nhân y khoa, nhưng khi chưa tự chủ, trường sẽ được ngân sách nhà nước cấp bù chi phí đào tạo. Tuy nhiên, khi tự chủ đồng nghĩa với việc không được cấp bù ngân sách, buộc trường phải tính toán lại học phí. Ông Khôi khẳng định mức học phí mới đã được trường tính toán rất kỹ lưỡng dựa trên nhiều cơ sở, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo vì ngành y sẽ gắn liền với sinh mạng con người. Do đó, trường không thể duy trì mức học phí thấp.
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là một trường hợp điển hình của việc tăng học phí ở các trường công sau khi "ra riêng" và bị cắt "bầu" ngân sách. Năm học 2020-2021, nhiều đại học khác cũng công bố tăng học phí với mức tăng "dè dặt" hơn. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí các ngành thuộc Khoa Y, mức tăng từ 4 đến 8 triệu đồng tùy ngành. Trong đó, học phí ngành Răng-hàm-mặt lên đến 88 triệu đồng, ngành Y khoa lên 60 triệu đồng. Một trường thành viên khác của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là Đại học Công nghệ thông tin cũng tăng học phí từ 2 đến 5 triệu đồng mỗi ngành. Các trường Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân... đều có mức học phí tăng từ một đến 5 triệu đồng, tùy từng ngành học.
Thí sinh nên tỉnh táo chọn trường
Theo phó giáo sư Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, việc các trường tăng học phí là điều tất yếu trong bối cảnh thực hiện tự chủ đại học. Các trường cũng đều muốn nâng cao chất lượng đào tạo để đảm bảo chất lượng đầu ra, khẳng định thương hiệu, uy tín, tạo nguồn nhân lực tốt cho đất nước. Điều đó đòi hỏi phải có kinh phí và vì thế, không thể tiếp tục duy trì học phí thấp. Vì thế, trường đã công khai lộ trình tăng học phí để thí sinh biết trước khi làm hồ sơ xét tuyển đại học.
Đây cũng là chia sẻ của thạc sỹ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp và Tuyển sinh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Sơn cho hay, trường mình không tăng học phí trong năm học này nhưng cũng đã tăng học phí trong năm học 2019-2020. "Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đều phải công khai học phí trong đề án tuyển sinh của mình. Vì thế, thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin về vấn đề này để chủ động cân đối tài chính gia đình, tránh trường hợp nỗ lực xét tuyển vào một trường sau đó lại "vỡ mộng" vì học phí quá cao", ông Sơn nói.
Theo hướng dẫn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 30/6 là hạn cuối để thí sinh nộp hồ sơ dự thi và đăng ký danh sách trường đại học tham gia xét tuyển. Sau khi có kết quả thi, thí sinh sẽ được quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học một lần bằng phiếu đăng ký xét tuyển, thời gian từ ngày 9 đến 18/9.
Học phí đại học tăng "phi mã": Con nhà giàu mới học được trường y-dược? Các trường đại học công lập vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020 và mức học phí mới. Trong đó có trường y dược, học phí năm học 2020-2021 dự kiến tăng từ 4-5 lần so với hiện tại. Nhiều thí sinh ví von "chỉ con nhà giàu mới có điều kiện học được trường y dược". Học phí đại học...